SỰ PHÂN HOÁ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

Chủ nhật - 27/06/2021 05:22
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các đới cảnh quan địa lí
Phần đất liền có 2 đới cảnh quan tương ứng với 2 miền khí hậu.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
a) Đới cảnh quan rừng nhiệt đới
- Ranh giới : Từ vĩ tuyến 16ºB trở ra.
- Đặc điểm : Có khí hậu nhiệt đới. Mỗi năm có từ 2 - 3 tháng có nhiệt độ dưới 20ºC. Biên độ nhiệt lớn. Các loại cây chịu lạnh có thể thích nghi.
b) Đới cảnh quan rừng gió mùa cận Xích đạo
- Ranh giới : Từ vĩ tuyến 16ºB trở vào.
- Đặc điểm : Có khí hậu gió mùa cận Xích đạo, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 24ºC, biên độ nhiệt thấp, khí hậu điều hoà. Các cây ưa nóng phát triển thuận lợi.
2. Ba miền địa lí tự nhiên
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Ranh giới : Tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây và tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc điểm : Chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp hướng vòng cung. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam. Địa hình bờ biển đa dạng. Đai cao á nhiệt ở độ cao 600 m. Có nhiều loài cây á nhiệt đới.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Ranh giới : Từ hữu ngạn sông Hồng đến tận dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm : Có mối quan hệ với vùng Vân Quý (Trung Quốc). Địa hình phức tạp, có đủ cả núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng, lòng chảo trong đó núi cao chiếm ưu thế. Là miền duy nhất có đủ các hệ thống đai cao. Hướng chính tây bắc – đông nam, làm cho vùng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Tính chất nhiệt đới và sự có mặt của thực vật nhiệt đới tăng dần về phía nam. Hệ thống Trường Sơn với các dãy núi đâm ngang làm thu hẹp đồng bằng. Mùa mưa chuyển dần sang thu đông, chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Ranh giới : Từ dãy Bạch Mã vào Nam.
- Đặc điểm : Có cấu trúc địa hình phức tạp gồm các khối núi cao, các sơn nguyên, bán bình nguyên và đồng bằng châu thổ. Có khí hậu cận Xích đạo nóng quanh năm với hai mùa mưa khô đối lập. Các cây nhiệt đới phát triển mạnh.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia :
              A. Các miền khí hậu.                       B. Các vùng địa hình.
              C. Các miền thuỷ văn.                     D. Các miền địa lí tự nhiên.
Câu 2.   Đây là đặc điểm của đới cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :
              A. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới ưa nóng.
              B. Biên độ nhiệt năm lớn, các loại cây chịu lạnh có khả năng thích nghi.
              C. Khí hậu nóng quanh năm với tổng nhiệt độ năm trên 9 000ºC.
              D. Khí hậu tương đối điều hoà, biên độ nhiệt hằng năm nhỏ.
Câu 3.   Đây là một đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :
              A. Đai cao á nhiệt đới ở mức 1 000 m.
              B. Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông.
              C. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ các đai cao.
              D. Địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên.
Câu 4.   Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là :
              A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn.
              B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
              C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
              D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 5.   Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ :
              A. Đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
              B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh.
              C. Đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao.
              D. Đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi.
Câu 6.   Sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ :
              A. Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.
              B. Có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
              C. Có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
              D. Đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ.
Câu 7.   Nhận định nào sau đây chưa chính xác về Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?
              A. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn được biểu hiện rất rõ nét.
              B. Khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây họ dầu.
              C. Mưa tập trung vào thu đông, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
              D. Có khí hậu cận Xích đạo thuộc đới rừng gió mùa cận Xích đạo.
Câu 8.   Điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc, Đông Bắc và miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ là :
              A. Cấu trúc địa chất và địa hình.     B. Cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi.
              C. Chế độ mưa và  thuỷ chế sông ngòi.                       D. Đặc điểm về khí hậu.   
Câu 9.   Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi không có tháng nào trong mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC là :
              A. Bắc Trung Bộ.                            B. Tây Bắc.
              C. Phía nam đèo Ngang.                  D. Huế.  
Câu 10. Đây là đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :
              A. Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.
              B. Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
              C. Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.
              D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển.
Câu 11. Cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :
              A. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
              B. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
              C. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các cây ưa nóng.
              D. Khí hậu có tính chất cận Xích đạo với tổng nhiệt trên 9 000ºC
Câu 12. “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng :
              A. Bắc và Đông Bắc.                       B. Tây Bắc.
              C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 13. “ Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng :
              A. Bắc và Đông Bắc.                       B. Tây Bắc.
              C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 14. Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :
              A. Đông Bắc.                                   B. Tây Bắc.
              C.Bắc Trung Bộ.                             D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 15. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :
              A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.          B. Tây Bắc.
              C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. ĐÁP ÁN
1. A 2. B 3. C 4. D 5. A 6. B
7. C 8. D 9. A 10. B 11. B 12. D
13. D 14. D 15. A      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay7,131
  • Tháng hiện tại19,130
  • Tổng lượt truy cập8,122,335
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây