SỰ PHÂN HOÁ THỔ NHƯỠNG, SINH VẬT

Chủ nhật - 27/06/2021 05:21
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng
Có 19 nhóm đất với 59 loại đất, phân bố trên hai địa bàn chính.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
a) Hệ đất đồng bằng
- Quy mô : Chiếm 1/4 diện tích.
- Phân loại : Đất phù sa (3,4 triệu ha), đất phèn (1,85 triệu ha), đất mặn (1 triệu ha), đất cát biển (0,53 triệu ha). Ngoài ra còn có đất glây, đất than bùn.
- Biện pháp sử dụng : Bón phân, cày xới, cải tạo thường xuyên.
b) Hệ đất đồi núi
- Quy mô : Chiếm 3/4 diện tích.          
- Phân loại :
+ Đất phe-ra-lit ở đồi núi thấp (20 triệu ha) gồm : phe-ra-lit đỏ vàng (14,8 triệu ha), phe-ra-lit nâu đỏ (2,4 triệu ha), đất xám phù sa cổ (1,2 triệu ha).
+ Đất phe-ra-lit trên núi cao gồm phe-ra-lit có mùn và đất mùn alit núi cao (3,3 triệu ha).
2. Sinh vật phân hoá đa dạng
Có 2 nhóm hệ sinh thái phân theo độ cao địa hình.
a) Nhóm hệ sinh thái thực vật nhiệt đới núi thấp
- Ở độ cao dưới 700 m (miền Bắc) và 1000 m (miền Nam).
- Chủ yếu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
+ Rừng có nhiều tầng, cây cao, xanh quanh năm.
+ Động vật rất phong phú : Beo, cầy, cáo, trăn, rắn, tắc kè, kì đà, khỉ vẹt, vượn, các loại chim.
- Khi rừng nhiệt đới ẩm thường xanh bị phá hoặc nơi nào có mùa khô rõ rệt thì được thay thế bởi rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều kiểu khác nhau.
- Ngoài ra nhiều kiểu hệ sinh thái thực vật đặc biệt khác phát triển trên nhiều loại thổ nhưỡng đặc biệt :
+ Rừng lá rộng thường xanh ngập mặn.
+ Hệ sinh thái xa-van, cây bụi gai…
b) Nhóm hệ sinh thái thực vật á nhiệt đới và ôn đới trên núi
- Từ 700 m - 1700 m có hệ sinh thái rừng á nhiệt đới lá rộng, trong rừng có các loại thú á nhiệt phương bắc.
- Từ 1700 m trở lên có hệ sinh thái rừng á nhiệt mưa mù trên đất mùn alít với nhiều loại cây ôn đới.
- Từ 2800 m trở lên là quần thể hệ thực vật núi cao.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Đất phe-ra-lit phát triển trên đá ba dan thuộc nhóm đất :
              A. Phe-ra-lit vàng đỏ.                      B. Phe-ra-lit nâu đỏ.
              C. Phe-ra-lit nâu xám.                      D. Phe-ra-lit có mùn.
Câu 2.   Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là :
              A. Đất phe-ra-lit đỏ vàng.                B. Đất xám phù sa cổ.
              C. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.                  D. Đất phe-ra-lit có mùn trên núi.
Câu 3.   Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì :
              A. Thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng.
              B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hoá đa dạng.
              C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
              D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.
Câu 4.   Loại đất nằm trong hệ đất đồi núi nhưng thường tập trung nhiều ở vùng trung du và bán bình nguyên là :
              A. Đất phe-ra-lit nâu đỏ.                  B. Đất phe-ra-lit vàng đỏ.
              C. Đất xám phù sa cổ.                     D. Đất than bùn.
Câu 5.   Ở nước ta hệ sinh thái xa-van truông bụi nguyên sinh tập trung ở vùng :
              A. Nam Trung Bộ.                           B. Cực Nam Trung Bộ.
              C. Nam Bộ.                                      D. Tây Nguyên.
Câu 6.   Đất phe-ra-lit có mùn phát triển ở vùng :
              A. Đồi núi thấp dưới 1000 m.          B. Trung du và bán bình nguyên.
              C. Núi cao trên 2400 m.                  D. Núi có độ cao từ 700 m - 2400 m.
Câu 7.   Đây là đặc điểm của đất phe-ra-lit nâu đỏ phát triển trên đá ba dan.
              A. Nặng, bí, thiếu các nguyên tố vi lượng.
              B. Nặng, chua, tầng phong hoá mỏng.
              C. Chua, nghèo mùn, tầng phong hoá mỏng.
              D. Tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu.
Câu 8.   Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa sẽ thay thế cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh khi :
              A. Khí hậu chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.
              B. Rừng nguyên sinh bị phá thay bằng rừng thứ sinh.
              C. Đất phe-ra-lit bị biến đổi theo hướng xấu đi.
              D. Khí hậu thay đổi theo hướng sa mạc hoá.
Câu 9.   Đây là đặc điểm của đất đen ở nước ta :
              A. Chiếm diện tích nhỏ không đáng kể.
              B. Đất tốt, giàu chất dinh dưỡng.
              C. Thường gặp ở vùng thung lũng đá vôi.
              D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 10. “Rừng tràm chim” là kiểu rừng :
              A. Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.   B. Thưa nhiệt đới khô lá rụng.
              C. Lá rộng thường xanh ngập mặn. D. Á nhiệt đới lá rộng.
Câu 11. Nhóm đất nào dưới đây ở nước ta có diện tích lớn nhất ?
              A. Đất phèn.                                    B. Đất phù sa.
              C. Đất đỏ ba dan.                             D. Đất xám phù sa cổ.
Câu 12. Để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp đồng bằng ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là :
              A. Đẩy mạnh thâm canh.                 B. Quản lí chặt đất đai.
              C. Khai hoang mở rộng diện tích.   D. Tăng cường công tác thủy lợi.
Câu 13. Ở nước ta, đất nhiễm mặn tập trung nhiều nhất ở :
              A. Vùng ven biển dọc Duyên hải miền Trung.
              B. Vùng ven biển, cửa sông ở Đồng bằng sông Hồng.
              C. Vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau và Hà Tiên.
              D. Vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14. Đất chua phèn tập trung nhiều nhất ở :
              A. Vùng trũng Hà - Nam - Ninh.
              B. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
              C. Vùng trũng của Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau.
              D. Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Câu 15. Hệ đất phe-ra-lit nâu đỏ phân bố tập trung ở :
              A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 
              B. Miền núi và trung du Bắc Bộ.
              C. Duyên hải miền Trung.
              D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 16. Đất phe-ra-lit hình thành trên nền phù sa cổ phân bố tập trung ở :
              A. Trên các bậc thềm sông cổ ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
              B. Phía đông bắc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
              C. Đông Nam Bộ.
              D. Đồng bằng sông Cửu Long giáp với Cam-pu-chia.
Câu 17. Những nơi lớp phủ thực vật bị phá hủy, mùa khô khắc nghiệt là điều kiện :
              A. Xúc tiến nhanh quá trình xói mòn, rửa trôi tạo thành lớp đất bạc màu.
              B. Tích tụ ôxít sắt và nhôm rắn chắc lại sẽ tạo thành tầng đá ong.
              C. Đất thoái hóa nhanh, trơ sỏi đá rất khó cải tạo.
              D. Cả 3 câu trên.
Câu 18. Nếu khai thác không hợp lí thì nguồn tài nguyên bị suy giảm nhanh nhất là :
              A. Tài nguyên đất, rừng và thủy hải sản.                     B. Tài nguyên nước.
      C. Tài nguyên khoáng sản.                                          D. Tất cả các câu trên.
Câu 19. Vai trò quan trọng của rừng trong tổng thể tự nhiên thể hiện rõ nhất ở :
              A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản.
              B. Điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất.
              C. Bảo vệ các nguồn gen thực – động vật quý hiếm.  D. Tất cả các câu trên.
Câu 20. Nguyên nhân không phù hợp với việc bảo vệ, quản lí tài nguyên rừng ở nước ta : 
              A. Định canh, định cư, phát triển kinh tế lên vùng cao.
              B. Lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
              C. Mở rộng thêm diện tích trồng cây công nghiệp.
              D. Bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.

C. ĐÁP ÁN
1. B 2. A 3. C 4. C 5. B 6. D
7. D 8. B 9. D 10. C 11. B 12. A
13. D 14. C 15. A 16. C 17. B 18. A
19. B 20. C        

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay6,758
  • Tháng hiện tại110,347
  • Tổng lượt truy cập6,966,651
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây