MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Chủ nhật - 27/06/2021 05:36
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu ngành công nghiệp là sự kết hợp giữa các ngành công nghiệp thành một tổng thể công nghiệp. Được biểu hiện ở 3 yếu tố :
+ Số lượng các ngành trong toàn hệ thống.
+ Tỉ trọng từng ngành (nhóm ngành) trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Mối quan hệ giữa các ngành.
- Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng :
+ Theo Tổng cục Thống kê 1994 thì công nghiệp nước ta có 19 ngành, chia thành 4 nhóm ngành:
Công nghiệp năng lượng gồm:  Khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí) và điện lực.
Công nghiệp vật liệu gồm : Vật liệu xây dựng, hoá chất và luyện kim.
Công nghiệp sản xuất công cụ lao động gồm : Cơ khí và điện tử.
Công nghiệp nhẹ gồm : Sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.
+ Theo cách phân loại hiện hành, thì công nghiệp nước ta có 29 ngành, chia thành 3 nhóm ngành:
Công nghiệp khai thác: 4 ngành
Công nghiệp chế biến: 23 ngành.
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành
+ Trong cơ cấu ngành hiện nay đã nổi lên một số ngành trọng điểm đó là các ngành : Năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, hoá chất - phân bón - cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B có nhiều lợi thế, được chú trọng phát triển nên tăng dần tỉ trọng, nhưng bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX các ngành công nghiệp nhóm A được quan tâm đầu tư nên tỉ trọng tăng dần.
+ Từ sự thay đổi cơ cấu nhóm ngành nên cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau :
+  Xây dựng cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt để thích nghi với cơ chế thị trường và tình hình thế giới.
+ Đẩy mạnh các ngành thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác và chế biến dầu khí. Đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.
+ Đầu tư theo bề sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
a) Công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- Ở Bắc Bộ : Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung cao nhất nước. Từ Hà Nội, công nghiệp toả ra theo 6 hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long (vật liệu xây dựng, cơ khí, năng lượng).
+ Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hóa chất).
+ Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hà Nội - Việt trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hóa chất, dệt, giấy).
+ Hà Nội - Hà Đông - Hoà Bình (năng lượng).
+ Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, may, vật liệu xây dựng, năng lượng).
- Ở Nam Bộ : Hình thành một dải công nghiệp với những trung tâm lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu và gần đây là Bình Dương.
- Ở Duyên hải miền Trung : Mức độ tập trung thấp hơn, có các trung tâm Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang.
Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp số 1 của cả nước, chiếm gần 50% tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
b) Nguyên nhân
Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố trong đó nổi bật là : Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao động và cơ sở hạ tầng.
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Công nghiệp nước ta có nhiều thành phần tham gia :
+ Khu vực trong nước gồm : Quốc doanh (trung ương, địa phương) và ngoài quốc doanh (tập thể, cá thể, tư nhân, hỗn hợp).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng chung hiện nay là giảm tỉ trọng khu vực quốc doanh, tăng tỉ trọng khu vực ngoài quốc doanh đặt biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Công nghiệp điện tử thuộc nhóm ngành :
              A. Công nghiệp năng lượng.           B. Công nghiệp vật liệu.
              C. Công nghiệp sản xuất công cụ lao động.
              D. Công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.
Câu 2.   Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp :
              A. Năng lượng.                                B. Vật liệu.
              C. Sản xuất công cụ lao động.         D. Chế biến và hàng tiêu dùng.
Câu 3.   Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
              A. Hoá chất - phân bón - cao su.     B. Luyện kim.
              C. Chế biến gỗ và lâm sản.              D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 4.   Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là :
              A. Vật liệu xây dựng và cơ khí.       B. Hoá chất và vật liệu xây dựng.
              C. Cơ khí và luyện kim.                   D. Dệt may, xi măng và hoá chất.
Câu 5.   Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là :
              A. Quốc doanh.                               B. Tập thể.
              C. Tư nhân và cá thể.                      D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6.   Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :
              A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
              B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
              C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
              D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 7.   Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.
              A. Thanh Hoá.     B. Vinh.               C. Đà Nẵng.        D. Nha Trang.
Câu 8.   Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
              A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
              B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
              C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
              D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Câu 9.   Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :
              A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.                          B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
              C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
              D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo hai nhóm A và B.
                                                                                             (Đơn vị : %)
Năm           
Nhóm ngành
1985 1989 1990 2000 2005
Toàn ngành 100 100 100 100 100
Nhóm A 32,7 29,9 34,9 44,7 49,2
Nhóm B 67,3 71,1 65,1 55,3 50,8
              Nhận định đúng nhất là :
              A. Tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A tăng liên tục.
              B. Công nghiệp nhóm A luôn chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp nhóm B.
              C. Giai đoạn 1985 - 1990 có biến động phức tạp hơn giai đoạn 1990 - 2005.
              D. Đã cân đối tỉ trọng về giá trị sản lượng giữa hai nhóm A và B.
Câu 11. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về:
              A. Luyện kim, cơ khí.                      B. Dệt may, vật liệu xây dựng.
              C. Năng lượng.                                D. Hoá chất, giấy.
Câu 12. Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành :
              A. Công nghiệp năng lượng.           B. Công nghiệp vật liệu.
              C. Công nghiệp sản xuất công cụ.   D. Công nghiệp nhẹ.
Câu 13. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :
              A. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản.    B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
              C. Điện năng.                                   D. Khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 14. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện ở :
              A. Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
              B. Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.
              C. Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.
              D. Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Câu 15. Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B được chú trọng phát triển vì :
              A. Có nhu cầu sản phẩm rất lớn.     B. Phục vụ xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ.
              C. Tạo điều kiện tích luỹ vốn.
              D. Có điều kiện thuận lợi hơn và đáp ứng được yêu cầu.

C. ĐÁP ÁN
1. C 2. B 3. A 4. B 5. D 6. C
7. C 8. D 9. D 10. C 11. D 12. B
13. C 14. C 15. D      


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,701
  • Tổng lượt truy cập8,431,479
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây