VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

Chủ nhật - 27/06/2021 05:39
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hiện là ngành công nghiệp trọng điểm, tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân, góp phần nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vì có nguồn lao động dồi dào, khéo tay, lương thấp và có thị trường tiêu thụ lớn.
- Đây là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, chịu tác động mạnh của yếu tố thị trường, lại ít gây ô nhiễm nên thường phân bố ở ven các đô thị lớn.
- Ba ngành quan trọng nhất là dệt - may, da - giày và giấy - in - văn phòng phẩm.
2. Công nghiệp dệt - may
- Ngành chính thức được hình thành với việc ra đời của nhà máy dệt Nam Định, phát triển mạnh trên cơ sở nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Nguyên liệu chính là các nông sản (bông, đay, gai, lanh…) hoặc các sợi hoá học nhập nội.
- Công nghiệp dệt nước ta trải qua những bước phát triển thăng trầm, hiện nay còn đang gặp khó khăn về trang thiết bị và nguồn nguyên liệu.
- So với ngành dệt thì ngành may phát triển mạnh hơn, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Ngành dệt - may phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
3. Công nghiệp da - giày
- Những năm gần đây có điều kiện thuận lợi để phát triển vì nhu cầu trong nước tăng và thị trường thế giới lớn. Năm 2005 đạt 5650 tấn da cứng và 8895 nghìn bia da mềm, giày dép các loại đạt 157 940 nghìn đôi. Hàng da giày xuất khẩu đạt 3039,6 triệu USD.
- Ngành da - giày phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
4. Công nghiệp giấy - in - văn phòng phẩm
- Cả nước có 2 nhà máy giấy lớn là Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai).
- Các cơ sở in phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Việc sản xuất văn phòng phẩm còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố :
              A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
              B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
              C. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
              D. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
Câu 2.   Hai nhân tố chính làm cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành ngành trọng điểm của nước ta là :
              A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
              B. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
              C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
              D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
Câu 3.   Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :
              A. Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội.                           B. Nhà máy dệt Nam Định.
              C. Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội.                                        D. Nhà máy dệt kim Hà Nội.
Câu 4.   Công nghiệp dệt thường tập trung ở các thành phố lớn vì :
              A. Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước.
              B. Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
              C. Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
              D. Có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.
Câu 5.   Tân Mai là tên một nhà máy giấy lớn của tỉnh :
              A. Phú Thọ.         B. Đồng Nai.       C. Hà Tây.           D. Bình Dương.
Câu 6.   Đây không phải là một phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
              A. Công nghiệp dệt - may.              B. Công nghiệp sành - sứ - thuỷ tinh.
              C . Công nghiệp sản xuất giấy.        D. Công nghiệp sản xuất đồ nhựa.
Câu 7.   Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là :
              A. Đông Nam Bộ.                            B. Đồng bằng sông Cửu Long.
              C. Duyên hải miền Trung.               D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 8.   Hai phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường gây ô nhiễm môi trường nên ít được phân bố gần các thành phố lớn là :
              A. In và văn phòng phẩm.               B. Dệt nhuộm.
              C. Sản xuất giấy và thuộc da.          D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 9.   Khó khăn lớn nhất của ngành dệt của chúng ta hiện nay là :
              A. Thiếu nguyên liệu.                                    B. Chất lượng lao động chưa đảm bảo.
              C. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.    D. Việc chậm đổi mới trang thiết bị.
Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 2000 - 2005.
Sản phẩm 2000 2002 2003 2004 2005
Thủy tinh (nghìn tấn) 113 114 146 154 158
Giấy bìa (nghìn tấn) 408 489 687 809 901
Quần áo (triệu cái) 337 489 727 923 1011
Vải lụa (triệu m2) 356 469 496 501 503
              Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
              A. Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
              B. Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, gấp 3 lần.
              C. Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.
              D. Giai đoạn 2003 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.
Câu 11. Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là :
              A. Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
              B. Giải quyết việc làm.
              C. Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
              D. Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 12. Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là :
              A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
              B. Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
              C. Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
              D. Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.
Câu 13. Điểm khác nhau giữa công nghiệp dệt và công nghiệp may của chúng ta hiện nay là :
              A. Công nghiệp dệt là ngành truyền thống, công nghiệp may là ngành mới ra đời.
              B. Công nghiệp dệt phát triển chậm và hiệu quả không cao bằng ngành may.
              C. Công nghiệp dệt thường gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may gắn với thị trường.
              D. Công nghiệp may phân bố rộng rãi hơn công nghiệp dệt.
Câu 14. Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của ngành công nghiệp may của nước ta là :
              A. Nguyên liệu.                                B. Lao động.      
              C. Thị trường.                                  D. Máy móc thiết bị.
Câu 15. Đây là đặc điểm chung của hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai :
              A. Có quy mô lớn nhất nước ta.      B. Liên doanh với nước ngoài.
              C. Chưa khai thác hết công suất.     D. Tất cả các đặc điểm trên.

C. ĐÁP ÁN
1. C 2. A 3. B 4. B 5. B 6. D
7. A 8. C 9. D 10. D 11. B 12.B
13.B 14. C 15. D      

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay8,801
  • Tháng hiện tại16,703
  • Tổng lượt truy cập7,074,528
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây