VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

Chủ nhật - 27/06/2021 05:42
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường
- Thương mại gồm hai bộ phận là nội thương và ngoại thương.
- Thương mại đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và góp phần ðýa nền kinh tế nýớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Thương mại góp phần hình thành quy mô, cơ cấu và hướng chuyên môn hoá sản xuất của các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình phân công theo lãnh thổ.
- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao đời sống người dân.
2. Nội thương
- Đã diễn ra từ lâu với sự ra đời của một số các đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà… Thời Pháp thuộc, bên cạnh các chợ quê còn có hệ thống chợ với quy mô lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Sắt, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành…
- Sau 1975, nhất là sau Đổi mới, hoạt động nội thương đã nhộn nhịp. Cả nước hình thành một thị trường thống nhất, hàng hoá đã đa dạng, phong phú.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng từ 94,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 480,3 nghìn tỉ đồng (2005).
- Hoạt động nội thương tập trung chủ yếu ở khu vực tư nhân, cá thể.
- Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo các vùng lãnh thổ. Các vùng có kinh tế phát triển là những vùng có hoạt động nội thương phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm buôn bán sầm uất nhất nước (116 276,2 nghìn tỉ đồng).
3. Ngoại thương
- Hoạt động xuất nhập khẩu đã có những chuyển biến rõ rệt, sau nhiều năm nhập siêu, lần đầu tiên nước ta đã xuất siêu vào năm 1992. Hiện nay, nhập siêu vẫn còn lớn nhưng về bản chất đã khác trước.
- Thị trường buôn bán đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Nước ta có quan hệ buôn bán với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản và các nước ASEAN là những bạn hàng lớn.
- Cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã thay đổi với việc xoá cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường và việc mở rộng quyền hoạt động xuất nhập khẩu cho các ngành và các địa phương.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhanh từ 2555,9 triệu USD (1985) lên 69 419,9 triệu USD (2005), trong đó xuất khẩu đã tăng từ 689,9 triệu USD lên 32 441,9 triệu USD và nhập khẩu tăng từ 1857,4 triệu USD lên 36 978,0 triệu USD.
- Hàng xuất khẩu chính của nước ta là : Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản còn hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất (trên 90%) và hàng tiêu dùng. Hiện nay, có 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD như dầu thô, hàng may mặc, giày da,  thuỷ sản, gạo, cà phê….
4. Tài nguyên du lịch
- Đối với du lịch, tài nguyên là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu.
- Nước ta có sự đa dạng phong phú về tài nguyên du lịch cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn.
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình : Có cả địa hình đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo tạo nhiều cảnh quan đẹp. Địa hình cácxtơ với hàng trăm hang động.
- Khí hậu : Có khí hậu nhiệt đới với sự phân hoá đa dạng.
- Thuỷ văn : Với nhiều cảnh quan hồ, sông nước, biển đảo…
- Sinh vật : Với nhiều rạn san hô, cánh rừng nguyên sinh, khu bảo tồn quốc gia.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
- Nhiều di tích văn hoá lịch sử.
- Các lễ hội diễn ra suốt năm.
- Có 54 thành phần dân tộc với những nét độc đáo riêng về văn hoá.
- Nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm độc đáo.
5. Tình hình phát triển và phân bố du lịch
- Du lịch Việt Nam thực sự phát triển từ đầu thập niên 90 sau khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới.
- Du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh (cả về doanh thu, khách quốc tế và khách nội địa).
- Ba trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta là : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam.
- Nước ta đang cố gắng thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường.   

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là :
              A. Nhà nước.                                   B. Tập thể.         
              C. Tư nhân, cá thể.                          D. Nước ngoài.
Câu 2.   Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới.
              A. Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê.
              B. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.
              C. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.
              D. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.
Câu 3.   Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
              A. Lương thực, thực phẩm.             B. Nguyên, nhiên vật liệu.
              C. Máy móc thiết bị.                        D. Hàng tiêu dùng.
Câu 4.   Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ?
              A. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD. 
              B. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD.               C. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.
              D. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.
Câu 5.   Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là :
              A. Hàng may mặc.             B. Hàng thuỷ sản.             C. Gạo.             D. Dầu thô.
Câu 6.   Đây là những hạn chế của hàng chế biến để xuất khẩu nước ta.
              A. Tỉ trọng hàng gia công còn lớn.                    B. Giá thành sản phẩm còn cao.
              C. Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập.        D. Tất cả các nhược điểm trên.
Câu 7.   Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :
              A. Các nước ASEAN.         B. Các nước EU.         C. Hoa Kì.         D. Trung Quốc.
Câu 8.   Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào :
              A. Sự phân bố dân cư.                     B. Sự phân bố các ngành sản xuất.
              C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.
              D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Câu 9.   Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực :
              A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.   B. Đồng bằng sông Hồng.
              C. Duyên hải miền Trung.               D. Đông Nam Bộ.
Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 - 2005.                                                                     (Đơn vị : %)
Năm
 Loại
1990 1992 1995 2000 2005
Xuất khẩu 45,6 50,4 40,1 49,6 46,7
Nhập khẩu 54,4 49,6 59,9 50,4 53,3
              Nhận định đúng nhất là :
              A. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.
              B. Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu.
              C. Tình trạng nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng.
              D. Năm 2005, nhập siêu lớn do các nhà đầu tư nhập máy móc thiết bị nhiều.
Câu 11. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm :
              A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.
              B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
              C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
              D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Câu 12. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là :
              A. Khoáng sản.                                B. Hàng công nghiệp nặng.
              C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công.
              D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.
Câu 13. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
              A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.
              B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.
              C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.
              D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.
Câu 14. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta.
(Đơn vị : %)
Năm
Nhóm hàng
1995 1999 2000 2002 2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 29,0 29,0
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công 28,5 36,8 33,8 41,0 44,0
Hàng nông, lâm, thuỷ sản 46,2 31,9 29,0 30,0 27,0
              Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
              A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng tỉ trọng do sản lượng và giá dầu thô tăng.
              B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công tăng nhanh nhờ đẩy mạnh công nghiệp hoá. 
              C. Hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm do giảm bớt việc xuất các nông sản thô mà chuyển qua chế biến.
              D. Giai đoạn 1995 - 2000 có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn 2000 - 2005.
Câu 15. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :
              A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).
              B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.
              C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.      D. Tất cả các ý trên.

C. ĐÁP ÁN
1. C 2. A 3. B 4. A 5. D 6. D
7. A 8. C 9. C 10. C 11. B 12. C
13. C 14. D 15. A      



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay9,131
  • Tháng hiện tại145,346
  • Tổng lượt truy cập8,248,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây