VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Chủ nhật - 27/06/2021 05:40
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò rất quan trọng, là công cụ để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Khoáng sản : Số lượng, trữ lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khoáng sản sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các cơ sở công nghiệp.
+ Nguồn nước : Bất cứ ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần nước.
+ Khí hậu : Ảnh hưởng đến sự chọn lựa công nghệ thích hợp, nguồn nguyên liệu.
+ Sinh vật : Ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Dân cư : Cung cấp lực lượng lao động, tạo thị trường tiêu thụ, tập quán sản xuất và tiêu dùng.
+ Những tiến bộ về kĩ thuật.
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng : Các đô thị, mạng lưới giao thông, điện, nước, mang lưới phân phối…
+ Đường lối chính sách.
b) Nhân tố bên ngoài
- Thị trường nước ngoài.
- Hợp tác quốc tế : Liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài.
3. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
- Là khu dân cư có một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp.
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp, các điểm đơn lẻ thường ở miền núi.
b) Khu công nghiệp
- Còn gọi là khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, hình thành từ thập niên 90 của thế kỉ XX. 
- Là khu vực có ranh giới cụ thể trong đó có nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp và các dịch vụ hổ trợ. Có ban quản lí riêng, có quy chế ưu đãi…
- Các khu công nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.
c) Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức ở trình độ cao, thường gắn liền với một đô thị vừa và lớn.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành, trong đó có một số ngành chuyên môn hoá và các ngành bổ trợ.
- Các trung tâm công nghiệp có thể chia làm 3 nhóm dựa vào vai trò trong phân công lao động theo lãnh thổ.
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng : Đà Nẵng, Cần Thơ…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương : Nam Định, Nha Trang…
d) Vùng công nghiệp
- Phạm vi lãnh thổ rộng, ranh giới không chặt chẽ.
- Cả nước có 6 vùng :
+ Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ trừ tỉnh Quảng Ninh.
+ Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng cộng thêm tỉnh Quảng Ninh và 3 tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh.
+ Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ cộng thêm Bình Thuận và Lâm Đồng.
+ Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :
              A. Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.
              B. Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.
              C. Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.
              D. Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.
Câu 2.   Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :
              A. Đồng bằng sông Hồng.               B. Duyên hải miền Trung.
              C. Đông Nam Bộ.                            D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3.   Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp :
              A. Số 3.               B. Số 4.                C. Số 5.               D. Số 6.
Câu 4.   Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.
              A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
              B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
              C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
              D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Câu 5.   Việt Trì là một trung tâm công nghiệp :
              A. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.
              B. Có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương.
              C. Có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng.
              D. Không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp.
Câu 6.   Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
              A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.
              B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
              C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
              D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
Câu 7.   Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp :
              A. Hà Tĩnh.          B. Thừa Thiên - Huế.         C. Đà Nẵng.         D. Ninh Thuận.
Câu 8.   Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
              A. Quy Nhơn.     B. Tĩnh Túc.        C. Bắc Giang.      D. Hạ Long.
Câu 9.   Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?
              A. Khu chế xuất.                              B. Khu công nghệ cao.
              C. Khu công nghiệp tập trung.        D. Khu kinh tế mở.
Câu 10. Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam :
              A. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
              B. Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn.
              C. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
              D. Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận.
Câu 11. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
              A. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
              B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
              C. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
              D. Tất cả các ý trên.
Câu 12. Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì :
              A. Từ năm 1960 ở miền Bắc.          B. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất.
              C. Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội.
              D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX.
Câu 13. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :
              A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
              B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
              C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.
              D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.
Câu 14. Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta.
              A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
              B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
              C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ýớc.
              D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.
Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là :
              A. Điểm công nghiệp.                      B. Khu công nghiệp.
              C. Trung tâm công nghiệp.              D. Vùng công nghiệp.

C. ĐÁP ÁN
1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. C
7. A 8. B 9. D 10. D 11. D 12. D
13. A 14. A 15. B      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay6,791
  • Tháng hiện tại156,620
  • Tổng lượt truy cập8,473,398
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây