VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN

Chủ nhật - 27/06/2021 05:38
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Hiện nay đang là ngành công nghiệp trọng điểm, có mối quan hệ mật thiết với nông nghiệp và chia làm 3 ngành.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành này : Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.
- Sự phân bố các cơ sở sản xuất mang tính quy luật : Các cơ sở sơ chế thường gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến thành phẩm thường gắn với thị trường.
a) Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt
- Công nghiệp xay xát : Phát triển nhanh, phân bố rộng, nhiều nhất là các vùng trọng điểm lương thực, các thành phố có thị trường lớn và phục vụ xuất khẩu. Sản lượng gạo ngô xay xát là 29,62 triệu tấn.
- Công nghiệp đường mía phát triển từ lâu, phát triển mạnh, gồm nhiều cơ sở thủ công và các nhà máy lớn. Các nhà máy quan trọng : Lam Sơn (Bắc Trung Bộ) Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ), Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Hiệp Hoà, Long An (Đồng bằng sông Cửu Long). Sản lượng đường đạt 2 276 900 tấn.
- Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chè được chế biến ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai), Trung du và miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái…), sản lượng khoảng 128 nghìn tấn. Cà phê chế biến ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Thuốc lá chế biến chủ yếu ở Đông Nam Bộ, sản lượng khoảng 4,43 tỉ bao.
- Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt sản xuất chủ yếu ở các thành phố lớn. Sản lượng rượu 158 triệu lít, bia 1427 triệu lít.
b) Chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi để lấy thịt, sữa chưa nhiều.
- Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Đức Trọng (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), ven các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngành chế biến sữa, bơ, pho mát phát triển chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sản lượng sữa hộp là 365,4 triệu hộp.
c) Chế biến thuỷ hải sản
- Nghề làm nước mắm phát triển ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng 227 triệu lít.
- Làm muối phát triển ở Văn Lí (Nam Định), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). Sản lượng 925 nghìn tấn.
- Ngành đông lạnh phát triển nhanh chủ yếu phục vụ xuất khẩu, ngành đồ hộp phát triển ở Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
- Bao gồm nhiều phân ngành như cưa xẻ, chế biến, đồ gỗ, mây tre, bột giấy.
- Các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản tập trung ở Tây Nguyên (Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa), Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vinh). Sản lượng gỗ xẻ là 3,1 triệu m3,

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :
              A. Đồng bằng sông Cửu Long.       B. Đông Nam Bộ.
              C. Duyên hải Nam Trung Bộ.         D. Bắc Trung Bộ.
Câu 2.   Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ :
              A. Có cơ sở hạ tầng phát triển.                                    B. Gần vùng nguyên liệu.
              C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.                    D. Có truyền thống lâu đời.
Câu 3.   Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
              A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
              B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
              C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
              D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
Câu 4.   Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi.
              A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
              B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.
              C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.
              D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu.
Câu 5.   Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là :
              A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.   B. Bắc Trung Bộ.
              C. Nam Trung Bộ.                           D. Đông Nam Bộ.
Câu 6.   Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :
              A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.         B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
              C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
              D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 7.   Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành.
              A. Công dụng của sản phẩm.           B. Đặc điểm sản xuất.
              C. Nguồn nguyên liệu.                     D. Phân bố sản xuất.
Câu 8.   Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :
              A. Muối.              B. Nước mắm.     C. Chè.                D. Đồ hộp.
Câu 9.   Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh :
              A. Nam Định.      B. Quảng Ngãi.    C. Ninh Thuận.    D. Kiên Giang.
Câu 10. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :
              A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
              B. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
              C. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
              D. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.
Câu 11. Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.
              A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.    B. Chế biến chè, thuốc lá.
              C. Chế biến hải sản.                         D. Xay xát.
Câu 12. Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta.
              A. Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).
              B. Phú Quốc ( Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
              C. Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).
              D. Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên).
Câu 13. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì :
              A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
              B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
              C. Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác.
              D. Tất cả các lí do trên.
Câu 14. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành chế biến sữa phát triển vì :
              A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào.                   B. Có thị trường tiêu thụ lớn.
              C. Có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất.                D. Tất cả các lí do trên.
Câu 15. Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :
              A. Đông Nam Bộ.                            B. Đồng bằng sông Cửu Long.
              C. Nam Trung Bộ.                           D. Bắc Trung Bộ.

C. ĐÁP ÁN
1. D 2. C 3. C 4. D 5. D 6. C
7. C 8. A 9. C 10. B 11. D 12. C
13. A 14. D 15. A      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,277
  • Tháng hiện tại44,495
  • Tổng lượt truy cập7,963,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây