Dạng bài tập tăng giảm khối lượng khi cho kim loại vào dd muối

Thứ sáu - 16/10/2020 23:23
Dạng này chủ yếu gặp ở trường hợp: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dd muối
+ Nếu khối lượng kim loại sau pư > khối lượng kim loại trước pư: độ tăng khối lượng
Dạng bài tập tăng giảm khối lượng khi cho kim loại vào dd muối
 Dx = mKL(sau pư) – mKL(trước pư)
+ Nếu khối lượng kim loại sau pư < khối lượng kim loại trước pư: độ giảm khối lượng
                      Dx = mKL(trước pư) – mKL(sau pư)
Với giả thiết toàn bộ kim loại giải phóng ra sau phản ứng bám lên thanh kim loại ban đầu
*Lưu ý: Trong các kim loại chỉ có Hg ở trạng thái lỏng nên khi sinh ra sau phản ứng không bám lên thanh kim loại ban đầu
Bài 1: Cho một miếng nhôm nặng 20 g vào 400 ml dd CuCl2 0,5M. Khi nồng độ dd CuCl2 gảm 25% thì lấy miếng nhôm ra rửa sạch, sấy khô cân nặng bao nhiêu g? giả sử Cu bám hết vào miếng nhôm

Bài 2:  Nhúng một miếng Al kim loại nặng 10 g vào 500 ml dd CuSO4 0,4M. Sau một thời gian lấy miếng Al ra, rửa sạch ,sấy khô cân nặng 11,38 g
a, Tính khối lượng Cu thoát ra bám vào miếng Al
b, Tính CM các chất sau phản ứng

Bài 3: Hai miếng Zn có cùng khối lượng 100 g. Miếng thứ nhất nhúng vào 100 ml dd CuSO4 dư, miếng thứ hai nhúng vào 500 ml dd AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy hai miếng Zn khỏi dd nhận thấy miếng thứ nhất giảm 0,1 % khối lượng, nồng độ mol của các muối Zn trong 2 dd bằng nhau. Hỏi miếng Zn thứ 2 thay đổi thế nào?

Bài 4: Cho a mol bột Fe vào dd chứa b mol CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng ta thu được dd X và chất rắn Y. Hỏi trong X,Y có những chất gì, bao nhiêu mol?
Giải:
              Fe  +  CuSO4
® FeSO4  + Cu

TH1: a = b ® các chất tác dụng với nhau vừa đủ
Dd X chỉ có a mol FeSO4, rắn Y có b mol Cu
TH2: a > b:  Fe dư
Dd X chỉ có b mol FeSO4, rắn Y có b mol Cu, (a-b) mol Fe
TH3: a < b: CuSO4
Dd X chỉ có a mol FeSO4,  ( b-a) mol CuSO4, rắn Y có a mol Cu
Bài 5: Cho hỗn hợp ở dạng bột gồm a mol Mg, b mol Fe vào dd chứa hỗn hợp c mol Cu(NO3)2 , d mol AgNO3.
Hãy xác định quan hệ giữa a,b,c,d sao cho sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp chất rắn gồm 3 kim loại. Giải thích và viết các ptpư xẩy ra
Giải:




Bài 6: Nhúng một thanh Zn vào dd chứa hỗn hợp 3,2 g CuSO4 và 6,24 g CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dd thì khối lượng thanh Zn tăng hay giảm bao nhiêu?
Giải:

Bài 7: Dung dịch A chứa 8,32 g CdSO4. Nhúng một thanh Zn vào dd A. Sau khi tất cả Cd bị đẩy ra và bám hết vào thanh Zn người ta nhận thấy khối lượng thanh Zn tăng lên 2,35%. Xác định khối lượng thanh Zn lúc đầu.

Bài 8:
1, R,X,Y là các kim loại hóa trị II. NTK tương ng là r,x,y . Nhúng 2 thanh kim loại R cùng khối lượng vào 2 dd muối nitrat của X và Y người ta nhận thấy khi số mol muối nitrat của R trong 2 dd bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm a% và thanh thứ 2 tăng b% ( giả sử các kim loại X và Y bám vào thanh R).
- Lập biểu thức tính r theo x,y,a,b
- áp dụng: X là Cu, Y là Pb, a = 0,2%, b = 28,4%
2, Lập biểu thức tính R đối với trường hợp R là kim loại hóa trị III, X hóa trị I, Y hóa trị II, thanh thứ nhất tăng a%, thanh thứ 2 tăng b%, các đk khác như câu 1.
Giải:



 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay2,390
  • Tháng hiện tại79,215
  • Tổng lượt truy cập7,664,339
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây