CHẤT QUANH TA

Thứ ba - 05/10/2021 11:00
Câu 1: Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
GIẢI
Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào:
+) Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ...
+) Tính chất hóa học: là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu 2:
1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?
2) Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt?
a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút.
b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
3) Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn
Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, đèn cồn.
Tiến hành:
Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.
Lần lượt cho muối ăn, đường vào nước, khuấy đều và quan sát.
Lần lượt cho 5 gam đường và 5 gam muối ăn vào hai bát sứ. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun.
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
GIẢI
1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa.
2) Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt:
b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
3)
* Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước.
   Muối: màu vàng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước.
* Đun nóng đường, có khói bốc lên, đường hóa đen là tính chất hóa học
Câu 3:
Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?
Câu 5:
Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng?
GIẢI
Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí.
Câu 6: Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.
GIẢI
Oxygen đều có trong không khí, trong nước, trong đất. Vì dù sống trên mặt đất hay nước, hay không khí, mọi động thực vật cần oxygen để tồn tại. Và trong không khí, trong nước và trong đất có rất nhiều động vật sinh sống và phát triển. Trong không khí có: côn trùng, chim, ...; trong nước có các loài cá, rùa, ếch, ...; trong đất có: giun, ấu trùng, ... các sinh vật đó cho thấy ở cả không khí, nước, đất đều có oxygen.
Câu 7:

1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?
2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn.
3) Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.
a) Em có nhìn thấy oxygen không?
b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước hay không?
4) Liệt kê các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.
5) Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.
GIẢI
1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.
2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89C, khi đó oxygen ở thể khí.
3)
a) Ta không nhìn thấy khí oxygen.
b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước.
4) Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất:
- Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,...
- Sử dụng làm chất oxy hóa
- Dùng làm thuốc nổ
- Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu ...
5) Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy:
Trong sự sống:
  • Các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống và phát triển, ...
  • Con người nếu không có oxy để thở cũng không tồn tại được.
Trong sự cháy:
  • Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.
  • Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.
Câu 8:
Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?
GIẢI
Khí nitrogen có phần trăm lớn nhất trong không khí.
Câu 9:
Kể tên hai khí có nhiều nhất trong không khí. Phần trăm của mỗi khí đó là bao nhiêu?
GIẢI
Hai khí có nhiều nhất trong không khí là oxy và nitơ.
Nitơ chiếm 78% và oxy chiếm 21% thể tích của không khí.
Câu 10:
Trên Mặt Trăng không có bầu khí quyển như ở Trái Đất. Khi du hành đến Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ cần
a) mang theo bình dưỡng khí.
b) mặc đồ cách nhiệt.
Em hãy giải thích tại sao.
GIẢI
Khi du hành đến Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ cần mang theo bình dưỡng khí; mặc đồ cách nhiệt. Vì trên Mặt Trăng không có không khí thì sẽ không có khí oxy để hô hấp được cần phải mang theo bình dưỡng khí chứa khí oxy để thở. Đồng thời do không có bầu khí quyển, lên sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trên Mặt Trăng rất lớn, ban ngày trung bình là 1030C và ban đêm giảm xuống -1530C. Do đó cần phải mặc đồ cách nhiệt.
Câu 11: Trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác?
GIẢI
- Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 0 độ C
- Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ cao hơn 0 độ C
- Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí khi nhiệt độ cao
Câu 12:
Để nấu mì ống, bạn An đã đặt lên bếp một nồi nước pha muối và đậy vung lại. Sau khoảng 10 phút, An mở vung ra. Nước sôi trong nồi và bên dưới vung có những giọt nước.
- Em giải thích như thế nào về sự hình thành các giọt nước này?
- Các giọt nước này là nước nguyên chất hay nước muối?
- Hãy nghiên cứu xem lợi ích của việc đậy vung nồi lại khi đun là gì.
GIẢI
- Khi An đun nước đến lúc sôi thì nước sẽ bay hơi. Do An đậy vung nên hơi nước bay lên sẽ ngưng tụ ở dưới vung tạo thành các giọt nước.
- Các giọt nước này là nước nguyên chất.
- Lợi ích của việc đậy vung nồi khi đun và sẽ hạn chế sự bay hơi, đồng nghĩa với việc hạn chế hao hụt thể tích. 
Câu 13:
Về mùa đông, vào những ngày giá rét, khi thở ra em thường nhìn thấy có "khói" hay còn gọi là "hơi".
- "Khói" đó là nước ở thể hơi hay nước ở thể lỏng?
- Vì sao "khói" đó lại hình thành?
- Vì sao chúng ta không quan sát thấy điều đó vào mùa hè?
GIẢI

- Khói đó là nước ở thể hơi.
- Khói đó hình thành vì hơi nước trong khí thở gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước li ti và biến thành những khối sương trắng nên ta nhìn thấy "khói".
- Vì mùa hè nhiệt độ môi trường thường cao nên hơi nước trong khí thở không thể ngưng tụ và biến thành khói.
Câu 14:
Để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Theo em thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Vì sao?
GIẢI
- Thời tiết có nhiệt độ càng cao thì càng nhanh thu hoạch được muối. Vì nhiệt độ càng cao thì nước càng nhanh bay hơi và chỉ còn lại muối trên ruộng.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,943
  • Tổng lượt truy cập8,430,721
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây