kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Bài tập về gương phẳng
Thứ hai - 19/10/2020 10:28
Bài 1: Trên hình vẽ , SI là tia tới, IR là tia phản xạ. i i’ Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?
Giải Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. Bài 2: Trên hình vẽ là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ.
Bài 3: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó.
Giải Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua gương nên S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Bài 5: Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt,thấy ảnh của một cột điện ở xa. Hãy giải thích vì sao em học sinh lại thấy được ảnh đó? Giải Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng vai trò như một gương phẳng. Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước bị phản xạ và truyền tới mắt học sinh làm cho học sinh quan sát được ảnh qua vũng nước đây thực chất là quá trình tạo ảnh qua gương phẳng. Bài 6 Trên hình vẽ là một gương phẳng và hai điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló. Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N.
Bài 7:Một người muốn mua một cái gương để có thể soi được toàn bộ cơ thể mình. Theo em chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào?
Bài 8: Hai gương phẳng M và N đặt vuông góc và hai điểm A, B cho trước cùng nằm trong hai gương (như hình vẽ). Hãy vẽ một tia sáng từ B đến gặp gương M phản xạ đến gương N rồi phản xạ qua A.