MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM, TIẾNG VANG

Thứ hai - 19/10/2020 10:47
1. Môi trường truyền âm.
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không không thể truyền được âm.
- Nói chungvận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
- Khi truyền trong các môi trường âm bị hấp thụ dần, nên càng xa nguồn phát âm thì âm càng nhỏ rồi tắt hẳn.
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau.
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM, TIẾNG VANG
     2. Phản xạ âm - tiếng vang
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
     3. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
 - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
II. Bài tập
     Bài  1: Hãy tưởng tượng, nếu các nhà du hành vũ trụ làm việc trên mặt trăng, khi đó họ nói chuyện được với nhau có bình thường như khi nói chuyện trên mặt đất không? Tại sao?
Giải:
Ở trên mặt trăng không có khí quyển, nghĩa là không có môi trường truyền âm, do đó các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện được với nhau như khi họ đứng trên bề mặt trái đất.
Bài 2: Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến điểm N cách M  là1 590m. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu nếu:
a) Âm truyền qua đường ray.
b) Âm truyền trong không khí.
Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5 300m/s, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Giải

Bài 3: Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và khi nghe được tiếng vang là 1,2 giây.
a) Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang.
Giải
 Vì kể từ lúc phát ra âm đến khi nghe được tiếng vang thì âm đã truyền được quãng đường bằng 2 lần khoảng cách giữa nguồn âm và vách núi. Nên; 
a) Khoảng cách giữa người quan sát và vách núi:

Bài  4Một người đứng cách một vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có thể nghe được tiếng vang của âm không? Tại sao? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Giải

Bài  5: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1 giây kể từ lúc bắn.
  1. Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 330m/s.
  2. Tìm vận tốc của viên đạn.
Giải
  1. Thời gian âm thanh truyền từ xe tăng đến pháo thủ
 t = 2,1-0,6 = 1,5 (s)
Khoảng cách từ khẩu pháo đến xe tăng :
s = v.t = 340.1,5 = 495(m)

Bài 6: Hai học sinh đứng đợi tàu trong sân ga, học sinh thứ nhất ghé tai xuống sát đường ray và nói rằng tàu sắp đến ga. Học sinh thứ hai đứng gần đó lại chẳng nghe thấy gì. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
     Giải Chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn nhiều so với chất khí. Khi ghé sát tai xuống đường ray, âm do đoàn tàu phát ra từ rất xa được đường ray truyền đi rất nhanh đến tai nên học sinh thứ nhất (ghé sát tai xuống đường ray) có thể nghe rõ âm thanh này. Trong khi đó, học sinh thứ hai đứng bên cạnh chỉ nghe được âm thanh truyền trong không khí, khi đoàn tàu còn ở xa, âm do đoàn tàu phát ra truyền đi bị không khí hấp thụ, âm thanh này yếu dần và không đến được tai, làm cho học sinh này không thể nghe thấy tiếng của đoàn tàu.
Bài 7:Khi đứng trên bờ ao, hồ mà nói chuyện với nhau thì nghe rõ hơn là khi nói chuyện trong phòng kín. Hãy giải thích vì sao lại như vậy ?
     Giải : Khi nói chuyện ở đâu thì âm thanh phát ra cũng đều có thể bị phản xạ.
    -Trong nhà âm thanh phản xạ trên tường và trở lại tai người nghe, lúc đó âm phát ra và âm phản xạ đến gặp nhau làm cho người nghe khó nghe hơn.
    - Trên bờ ao, hồ, âm phản xạ trên mặt nước hầu như không trở lại tai người nghe nên nghe rõ hơn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay8,657
  • Tháng hiện tại147,942
  • Tổng lượt truy cập7,004,246
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây