NGUỒN ÂM - ĐỘ CAO - ĐỘ TO CỦA ÂM

Thứ hai - 19/10/2020 10:39
1. Nguồn âm:
 -  Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
 -  Vật dao động phát ra âm thanh.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 2. Độ cao của âm
      -  Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz).
      - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động càng lớn.
 - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động càng nhỏ.
 - Thông thường tai người nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến
20 000Hz.
     3. Độ to của âm
  - Biên độ dao động càng lớn âm càng to.
  - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
  - Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ, tuy nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta nghe được không còn êm ái, dễ chịu nữa. Người ta gọi độ to của âm ở mức 70dB  là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.
  - Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.
II. Bài tập.
Bài 1: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn. Dựa vào kiến thức vật lí đã học, hãy giải thích tại sao?
Giải
Thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn, mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh. Nếu khi đánh trống mà để dùi trống tiếp xúc lâu với mặt trống thì mặt trống không dao động được, khi đó ta chỉ nghe thấy một tiếng “bụp” khi dùi trống chạm mặt trống chứ không thể nghe được âm vang của tiếng trống.
Bài  2: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại côn trùng không có các cơ quan đặc biệt để phát ra loại âm, nhưng khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao?
Giải
Nguyên nhân chính là khi bay, các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây), những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò là màng dao động và phát ra âm thanh.
Bài  3: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12giây, nó thực hiện được 96 dao động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu?
Giải

Bài  4: Tìm hiểu và giải thích vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to nhỏ khác nhau?
Giải
Tai ta nghe được âm thanh vì âm phát ra từ các vật dao động xung quanh đã truyền qua không khí, đến tai ta làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền và khuếch đại (tức là làm cho nó lớn lên) ở bộ phận bên trong tai, tạo nên tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận được âm thanh.
- Khi màng nhĩ rung động yếu, ta nghe thấy âm nhỏ.
- Khi màng nhĩ rung động mạnh, ta nghe thấy âm to.
Bài  5: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lí không? Hãy cho biết ý kiến của em.
Giải
Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi.
Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn.
Bài 6:   Hãy giải thích sự phát âm của ống sáo, chiếc còi khi thổi vào nó?
Giải: Khi thổi vào còi hoặc sáo, cột không khí trong sáo hoặc còi dao động và phát ra âm thanh.
Bài 7: Hãy giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng?
    Giải: Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các thanh đới dao động, chính dao động của các thanh đới tạo ra tiếng nói.
Bài 8:Các trọng tài bóng đá thường dùng loại còi bên trong có một viên bi nhỏ, khi thổi tiếng còi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao có thể tạo ra được âm thanh như thế?
    Giải: Khi thổi còi, nhờ có luồng khí xoáy bên trong còi mà viên bi bên trong chuyển động, sự dao động luồng khí bên trong càng mạnh, kết hợp với sự thay đổi áp suất bên trong của nó, chính nguyên nhân này đã tạo ra âm thanh lanh lảnh rất to.
Bài 9 :
Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay10,071
  • Tháng hiện tại146,286
  • Tổng lượt truy cập8,249,491
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây