kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II SINH 10
Thứ tư - 10/02/2021 02:41
Câu 81: Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là A. Phân cắt tế bào. B. Quá trình phân bào. C. Phân chia tế bào. D. Chu kì tế bào.
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT
(Đề thi có 40 câu 03 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019- 2020 Môn : SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi:234
Họ, tên thí sinh:........................................................................ Số báo danh:.............................................................................
Câu 81: Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là A. Phân cắt tế bào. B. Quá trình phân bào. C. Phân chia tế bào. D.Chu kì tế bào. Câu 82: Vi sinh vật nguyên dưỡng là A. Vi sinh vật tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật ức chế sự hoạt động của vi sinh vật khác D. Những vi sinh vật có hại Câu 83: Kết quả của quá trình giảm phân là A. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n. B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n. C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép. D. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n. Câu 84: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín. B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. C. Đều có một lần nhân đôi NST. D. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau. Câu 85: Những loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật là A. Môi trường tổng hợp, và bán tổng hợp. B. Môi trường tổng hợp, tự nhiên và bán tổng hợp. C. Môi trường đất, nước và môi trường sinh vật. D. Môi trường tổng hợp và tự nhiên. Câu 86: Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì A. oxi hóa các thành phần TB. B. diệt khuẩn có tính chọn lọc. C. làm bất hoạt các protein. D. gây biến tính các protein. Câu 87: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây? A. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp. C. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa dưỡng.. Câu 88: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A. G1– G2 – S – nguyên phân. B. G2 – G1 – S – nguyên phân. C. G1 – S – G2 – nguyên phân. D. S – G1 – G2– nguyên phân. Câu 89: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là A. Kỳ cuối B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì trung gian. Câu 90: Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân? A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai.B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh giao tử. D. Tế bào sinh dục chín. Câu 91: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào A. Kỳ cuối. B. Kỳ giữa.C. Kỳ sau. D. Kỳ đầu. Câu 92 :Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Nhóm ưa nóng. B. Nhóm ưa lạnh. C. Nhóm ưa ấm.D. Nhóm chịu nhiệt. Câu 93: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 94: Đối với một số vi sinh vật, các chất nào sau đây có thể coi là yếu tố sinh trưởng ? A. Chất kháng sinh. B. Các chất ôxyhóa. C. Axit amin và vitamin. D. Các enzim. Câu 95: Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virut mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống ? A. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản, sinh trưởng. B. Cấu tạo gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic. C. Không có cấu tạo tế bào. D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Câu 96: Capsôme là A. Đơn vị prôtêin cấu tạo nên vỏ capsit.B. Lõi của virut. C. Các gai glicoprotein D. Phức hệ vỏ capsit và lõi axit nuclêic. Câu 97: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut? A.Viêm gan. B.Sởi. C.Lao.D. Bại liệt Câu 98: Miễn dịch đặc hiệu gồm A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh B. Các loại miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào D. Các loại miễn dịch nhân tạo. Câu 99: Chỉ tiêm phòng vacxin khi A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần. C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không. D. Cơ thể khỏe mạnh. Câu 100: Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm? A. Thành phần VSV. B. Thành phần chất dinh dưỡng. C. Mật độ VSV. D. Tính chất vật lí của môi trường. Câu 101: Nội dung nào sau đây là sai khi nói về VSV ? A. VSV rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp. B. VSV là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. C. VSV là tập hợp các SV thuộc nhiều giới có những đặc điểm chung nhất định. D. Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực. Câu 102: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5). Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường A. Bán tổng hợp. B. Tự nhiên. C. Tổng hợp.D. Nhân tạo. Câu 103:Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Muối dưa. B. Làm tương. C. Làm nước mắm. D. Làm giấm. Câu 104: Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện: A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp Câu 105: Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng A. vỏ giống A và B, lõi giống B. B. vỏ giống A, lõi giống B. C. giống chủng A. D. giống chủng B. Câu 106: Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật ? A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa. B. Muối ăn và các hợp chất phenol. C. Đường và chất kháng sinh. D. Đường và muối ăn. Câu 107: Cách nhận biết quá trình lên men lactic và lên men rượu là A. Lên men lactic có mùi chua và lên men rượu có mùi rượu. B. Lên men lactic có mùi khai và lên men rượu có mùi rượu. C. Lên men lactic và lên men rượu có mùi thơm D. Lên men lactic và lên men rượu đều tạo sản phẩm có màu khác nhau. Câu 108:Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút? A.Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra. B.Vì nước muối vi sinh vật không phát triển. C.Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được. D.Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức. Câu 109: Trong quá trình phân bào của tế bào người, người ta đếm thấy trong một tế bào có 23 NST kép tập trung ở mặt phẳng thoi vô sắc thành 1 hàng. Tế bào này đang ở: A. Kỳ giữa giảm phân I. B. Kỳ giữa giảm phân II. C. Kỳ đầu nguyên phân. D. Kỳ giữa nguyên phân Câu 110: Làm sữa chua từ sữa đặc có đường theo cách nào dưới đây là đúng ? A. Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 400C → cho sữa chua giống vào, đổ ra các cốc nhỏ ủ ấm 4 – 6h → bảo quản lạnh. B. Dùng nước sôi pha sữa → cho sữa chua giống vào trộn đều → đổ ra cốc nhỏ → ủ ở 400C trong 4 – 6h → bảo quản trong tủ lạnh. C. Pha sữa và sữa giống bằng nước sôi, để nguội 400C → ủ ấm 400C trong vòng 4 – 6h → lấy sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh. D. Pha sữa bằng nước sôi → cho sữa chua giống → ủ ấm trong vòng 4 – 6h → đổ sữa vào các cốc nhỏ → cho vào tủ lạnh bảo quản. Câu 111: Ở kỳ sau của nguyên phân….(1)….trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm….(2)….tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào. A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể. B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn. C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit. D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit. Câu 112: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 113: Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là A. 23 NST đơn. B. 46 NST kép.C. 46 NST đơn. D. 23 NST kép. Câu 114: Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là: A. AAaaBBbbDDdd. B. AABBDD và aabbdd. C. AaBbDd. D. AaBbDd và AaBbDd. Câu 115: Cho các yếu tố sau (1). Nước mắt (2). Dịch axit của dạ dày (3). Kháng nguyên (4).Đại thực bào (5). Máu (6). Tế bào T độc. Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là A.1,2,3,4. B.1,2,4,5. C.1,2,4. D. 2,3,5,6. Câu 116:Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra A. 128 B. 384.C. 96. D. 372. Câu 117: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu? A. 2 giờ B. 60 phút C. 40 phút D. 20 phút Câu 118: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm phân là A. 4 NST kép. B. 4 NST đơn. C. 8 NST kép.D. 8 NST đơn Câu 119: Khi nói về vi sinh vật, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 1. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhín rõ chúng dưới kính hiển vi 2. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào 3. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau 4. Vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 120: Có một tế bào vi sinh vật, thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.