ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SINH 10

Thứ tư - 10/02/2021 02:39
Câu 81: Đặc điểm chung của giới thực vật:
A. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
B. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ và kitin.
C. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và phản ứng chậm.
D. SV nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ, sống có định, phản ứng chậm.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG

     (Đề thi có 40 câu, 04 trang)
   ĐỀ  THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
                        NĂM HỌC  2020 - 2021
                        Môn  : SINH HỌC – LỚP 10
             Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề
Mã đề thi: 101

Họ, tên thí sinh..........................................Số báo danh.....................................

Câu 81:  Đặc điểm chung của giới thực vật:
A. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
B. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ và kitin.
C. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và phản ứng chậm.
D. SV nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ, sống có định,  phản ứng chậm.
Câu 82: Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozo phân giải hoàn toàn được
A. 38 ATP                     B. 20 ATP                      C. 2 ATP                        D. 4 ATP
Câu 83: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
    A. Đường               B. Lipit                       C. Đạm                      D. Mỡ
Câu 84: Trong hô hấp hiếu khí, axit piruvic được tạo ra ở đâu trong tế bào?
A. Chất nền ti thể.         B. Màng ngoài ti thể.     C. Màng trong ti thể.     D. Tế bào chất.
Câu 85:  Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?
   A. Hệ cơ quan                  B. Cơ thể                       C. Quần xã                    D. Hệ sinh thái
 Câu 86: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit.                              B. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic.  
C. Các phân tử phôtpholipit  và axit nuclêic.                      D. Các phân tử prôtêin.
Câu 87: Chức năng của mARN là
   A. mang , bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền           B. làm khuôn để tổng hợp protein
   C. dịch thông tin di truyền                                                 D. bảo vệ cơ thể
Câu 88: Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây :
   A. enzim. B. hoocmon. C. kháng thể. D. pôlisaccarit.
Câu 89: Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?
   A. Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian                 B. Giúp tế bào di chuyển
  C. Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật                            D. Bảo vệ tế bào và các cơ quan
Câu 90: Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố đa lượng?
   A. C, H, O, N           B. H, Zn, Fe, Cu            C. N, Cu, Mo, B            D. Co, Cu, Fe, Mo
Câu 91: Trong phân tử ADN, mạch được tạo từ các nuclêôtit liên kết nhau bằng liên kết hoá trị được gọi là
A. Mạch pôlinuclêôtit          B. Mạch xoắn kép       C. Mạch pôlipeptit         D. Mạch xoắn cuộn
Câu 92: ADN có tính chất nào sau đây?
   A. Tính ổn định tuyệt đối                                        B. Tính luôn luôn biến đổi
   C. Tính đa dạng và tính đặc thù                              D. Tính phổ biến
Câu 93: Cấu trúc prôtêin có thể bị biến tính bởi
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước.                   B. Nhiệt độ.
C. Tính thấm của màng tế bào                                            D. Tính phân cực của ion 
Câu 94 : Lục lạp có chức năng nào sau đây?
   A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
   B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
   C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
   D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 95: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
A. Nhiệt độ, độ pH     B. Nồng độ cơ chất      C. Nồng độ enzim       D. Sự tương tác giữa các enzim.
Câu 96: Quá trình đường phân xảy ra ở
A.Trên màng của ti thể.                   B. Trong tế bào chất.        
C. Trên chất nền của ti thể.             D. Trong nhân tế bào.

Câu 97:  Chức năng của ADN là
    A. mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.         B. cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein.
    C. vận chuyển axit amin tới ribôxôm.                             D. truyền thông tin tới riboxôm
Câu 98: Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP
A. Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào                B. Phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
C. Vận chuyển các chất qua màng                          D. Sinh công cơ học.
Câu 99:  Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
   A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)       B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
   C. Nước, khí cacbonic và đường                       D. Khí cacbonic, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
Câu 100: Liên kết hóa học chỉ có trong cấu trúc bậc 1 của protein là
A. liên kết tĩnh điện.      B. liên kết ion.               C. liên kết hiđro.            D. liên kết peptit.
Câu 101:  Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một thời gian sau quan sát thấy tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
   A. Dung dịch có nồng độ chất hòa tan cao hơn nồng độ dịch tế bào
   B. Dung dịch có nồng độ chất hòa tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào
   C.Dung dịch có nồng độ chất hòa tan bằng nồng độ dịch tế bào
   D.Phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trường lạ
Câu 102: Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng:
   A. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
  B. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
  C. Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh .
  D. Tiêu tốn ít thức ăn
Câu 103: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau, các tế bào trong cơ thể dựa vào
   A. Màu sắc của tế bào                                                          B. Hình dạng và kích thước của tế bào
   C. Các dấu chuẩn “glicoprotein” có trên màng tế bào        D. Trạng thái hoạt động của tế bào
Câu 104: Đặc điểm nào sau đây để phân biệt tế bào nhân sơ hay nhân thực?  
   A. Có hay không có riboxom B. Có hay không có AND  
   C. Có màng nhân hay không có màng nhân D. Có hay không có vách tế bào
     
Câu 105: Trong tế bào, các axit piruvic được ôxi hóa để tạo thành chất A. Chất A sau đó đi vào chu trình Crep. Chất A đó là  
     A. Axit Ôxalôaxêtic.            B. Axit Axêtic.              C. Axêtyl CoenzimA.               D. Axit Lactic.
Câu 106: Hậu quả nào sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim?
A. Hoạt tính enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn.                  B. Hoạt tính enzim tăng lên.
C. Phản ứng luôn dừng lại.                                                             D. Enzim không thay đổi hoạt tính.
Câu 107: Căn cứ chủ yếu để xem tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. chúng có cấu tạo phức tạp.                              B. tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
C. chúng có cấu trúc nhỏ nhất.                            D. chúng có cấu tạo đơn giản.
Câu 108: AND có tính linh hoạt và có thể đóng xoắn hay tháo xoắn là vì
A. số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn nhiều nhưng yếu.
B. liên kết hóa trị giữa các nucleotit là tương đối bền vững.
C. số liên kết hiđro giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn nhiều nhưng yếu.
D. nguyên tắc bổ sung không chặt chẽ.
Câu 109: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizôxôm nhất?
A. Tế bào bạch cầu.             B. Tế bào hồng cầu.                C. Tế bào cơ.              D. Tế bào thần kinh.
Câu 110: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
   A.  nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
   B.  nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
   C.  nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
   D.  nước chiếm thành phần chủ yếu trong tế bào , giúp tế bào chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.


Câu 111:  Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu tại đó enzim có hoạt tính ...(1).... Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm ...(2)... tốc độ phản ứng enzim.
(1) và (2) lần lượt là:
   A. (1): cao nhất; (2): tăng                                            B. (1): cao nhất; (2): giảm
   C. (1): thấp nhất; (2): tăng                                           D. (1): thấp nhất; (2): giảm
Câu 112:  Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang dẹp phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
   A. 2                                      B. 3                             C. 4                             D. 5
Câu 113: Cho các ý sau:
(1) Vùng nhân không có màng bao bọc             (2) Có ADN dạng vòng
(3) Có màng nhân                                              (4) Có hệ thống nội màng
Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân sơ?
   A. 2                          B. 1                             C. 3                             D. 4
Câu 114: Cho một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: T – G – X – G – X – A
Trật tự các nuclêôtit của đoạn mạch tương ứng còn lại là:

A. A – T – G – X – G – T                       B. A – G – T – X – G – A       
C. T – T – G – X – G – A.                      D. A – X – G – X – G - T
Câu 115: Cho các chức năng sau
1. tham gia cấu tạo nên màng sinh chất            3. dự trữ và cung cấp năng lượng
2. Là thành phần bắt buộc của enzim               4. tham gia cấu tạo nên một số hoocmon
Trong các chức năng trên, lipit có những chức năng nào?  
   A.1,2,3,4 B.1,2,4 C.2,3,4 D.1,3,4
       
Câu 116: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại A trong phân tử ADN này.
A. 20%               B. 15%                 C. 35%               D. 25%
Câu 117: Màng sinh chất có tính khảm - động vì:
1. các phân tử phôtpholipit và một số prôtêin hình thành cấu trúc lặp lại đều đặn.
2.các phân tử prôtêin nằm cài trong lớp phôtpholipit kép.
3.các phân tử cholesterol giúp tăng độ linh hoạt của màng.
4.các phân tử phôtpholipit và một số prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng.
Lựa chọn đúng là
   A. (2), (3)                B.(2), (4).          C. (1), (3) D. (1), (2) và (4).
Câu 118: Cho các nhận xét về chức năng của protein như sau :
1.Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể.      2.Vận chuyển các chất.
3. Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào.   4. Bảo vệ cơ thể.
5. Thu nhận thông tin.                 6.Dự trữ các axit amin.
Có bao nhiêu nhận xét đúng
   A. 6                     B.5                        C.4                            D.3
Câu 118: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
     A. 1200 nuclêôtit           B. 3120 nuclêôtit.            C. 2400 nuclêôtit.                         D. 3600 nuclêôtit
Câu 120: Nghiên cứu một số hoạt động sau
(1) Tổng hợp protein           (2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch         (4) Vận động viên đang nâng quả tạ
(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
   A. 2                                      B. 3                             C. 4                             D. 5

                                                  ------------------HẾT----------------------
     
       
       










 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay9,247
  • Tháng hiện tại145,462
  • Tổng lượt truy cập8,248,667
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây