Phân bào

Thứ bảy - 12/12/2020 09:28
Câu 1: a. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ hình thành loại biến dị di truyền nào và xảy ra ở kì nào ?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân.
ĐA:
a. Loại biến dị di truyền và kì xảy ra :
      Đó là biến dị tổ hợp do hoán vị gen thông qua hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn của từng cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I; do phân li độc lập, tổ hợp tự do giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ sau của giảm phân I.
b. Cách nhận biết :
- Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi :
           +  Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân.
           +  Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn  => 2 tế bào con đó sinh ra sau giảm phân I.
- Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con :
           +  Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ => tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân.
           +  Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY)  thì tế bào đó phân bào giảm phân.
  Câu 2:         a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào?
         b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số sợi crômatit, số nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau của quá trình nguyên phân.
ĐA:
* Điểm khác nhau :
- Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài ( màng sinh chất) vào trung tâm..
- Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào).
* Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động được.
- Tế bào động vật phân bào có sao do tơ vô sắhànc được hình thành từ trung thể
- Tế bào thực vật sự phân bào không có sao tơ vô sắc được hình thành từ vi sợi (không có trung thể)
b.
   Cromatit Nhiễm sắc thể
Kì giữa 32 16 NST kép
Kì sau  0 32 NST đơn
Câu 3: 
Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của  quá trình phân bào. Em có nhận xét gì
vê kỳ trung gian của các lọa tế bào sau: Tê bào vi khuẩn, tê bào hông cầu, tê bào thần kinh, tế bào ung thư?
ĐA:
Đặc điểm của các pha trong kỳ trung gian:
- Pha G1: gia tăng tế bào chât, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chât cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rât khác nhau # các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tê bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa.
- Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự  nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử các hợp chất nhiều năng lượng.
- Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào.
-  Sự khác nhau ở các kì trung gian của các loại tế bào
- Tê bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kỳ trung gian.
- Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian.
- Tê bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suôt đời sống cơ thể.
- Tê bào ung thư: ky trung gian rất ngắn.
Câu 4: Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân đúng hay sai?
Đa:  Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân là không  đúng.
  • Kì trung gian gồm 3 pha (G1, S, G2) chiếm đế 90% thời gian của một chu kì tế bào. Trong kì trung gian xảy ra các hoạt động sống rất mạnh mẽ: hoạt động trao đổi chất, tổng hợp và phân giải các chất, hình thành các bào quan mới, tế bào tăng lên về kích thước.
- Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo
Câu 5: Mô tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào. Nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó?

 
Pha/kì Hình thái NST Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái
G1 Thể đơn, sợi mảnh Tạo điều kiện thuận lợi cho tổng hợp các ARN để tham gia tổng hợp protein
S sợi mảnh, NST kép, gồm 2 cromatit dính với nhau ở tâm động Nhân đôi ADN và NST. Giúp phân chia đồng đều NST cho 2 tế bào con
G2 sợi mảnh, thể kép Thuận lợi cho tổng hợp ARN


M
Kì đầu thể kép, đóng xoắn dần Đông đặc dần cho các ADN và NST, bảo quản thông tin di truyền
Kì giữa thể kép, đóng xoắn cực đại Đông đặc NST, thuận lợi cho hoạt động xếp các NST thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau NST tách nhau ra ở tâm động, tháo xoắn dần Thuận lợi cho việc phân chia đều vật chất di truyền
Kì cuối sợi mảnh Có lợi cho sao mã, tổng hợp chất sống
Câu 6: So sánh nguyên phân và giảm phân?
Giống nhau:
  • NST nhân đôi 1 lần
  • Đều là sự phân bào có thoi phân bào
  • Xảy ra các giai đoạn tương nhau: kì trước, kì giữa, kì sau, kì cuối
  • Đều có hiện tượng  nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn của NST
  • Đều có hiện tượng sắp xếp NST, phân li, di chuyển NST về 2 cực của tế bào
Khác nhau
  Ngyên phân Giảm phân
Cơ chế - 1 lần phân bào-
- Ở kì đầu không có sự tiếp hợp của các NST

- Ở kì giữa các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
-  Ở kì sau, 2 cromatit chị em của NST kép tách nhau ở tâm tế động để di chuyển về 2 cực của bào
- 2lần phân bào
- Ở kì đầu có sự tiếp hợp, TĐC giữa các cromatit trong cặp NST kép tương đồng
- Ở kì grữa I các NST kép trong cặp NST tương đồng xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
-Kì sau I có sự phân li của cặp NST kép trong cặp NST tương đồng
Kết quả - 1 tế bào mẹ nguy ên phân 1 lần tạo ra 2 tế bào con
- Tế bào con có bộ NST (2n) giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ
- 1 tế bào mẹ giảm phân cho ra 4 tế bào con
- Tế bào con mang bộ NST n có nguồn gố khác nhau
Câu 7: Tại sao cây sinh sản bằng hạt lại có nhiều biến dị hơn cây sinh sản bằng giâm, chiết, ghép?
ĐA: Cây sinh sản bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính, cây con được tạo ra có sự kết hợp của giao tử đực và cái nhờ quá trình thụ tinh.
       + Trong quá trình tạo giao tử ở kỳ đầu có sự tiếp hợp, TĐC giữa các cromatit trong cặp NST kép tương đồng, có thể xảy ra sự trao đổi chéo tạo nên những tổ hợp gen mới
       + Cây được tạo ra bằng hình thức giâm, chiết, ghép, là hình thức sinh sản vô tính nhờ cơ chế nguyên phân cây con được tạo ra giống hoàn toàn với cây mẹ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,170
  • Tổng lượt truy cập8,430,948
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây