CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Chủ nhật - 27/06/2021 22:42
1. Các giai đoạn phát triển của CM Lào
a. Giai đoạn từ 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Tháng 8-1945 lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập.
_ Tháng 3-1946 Pháp quay trở lại xâm lược Lào, nhân dân Lào được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã đứng lên kháng chiến.
_ Từ 1947 các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.
- 20-1-1949 quân Giải phóng nhân dân Lào thành lập, do Cayxỏn Phômvihản chỉ huy.
- 13-8-1950 thành lập Mặt trận Lào tự do và Chính phủ kháng chiến Lào, do Hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặc phát trển của cách mạng Lào.
- Những năm 1953 - 1954 quân Giải phóng nhân dân Lào cùng quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn ở Trung và Hạ Lào (1953), chiến dịch Thượng Lào (1954) phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào.
b- Giai đoạn 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ:
_ Sau khi chủ nghĩa thực dân cũ bị đánh bại, Mỹ tìm cách thay chân Pháp. Núp dưới hình thức "viện trợ" kinh tế và quân sự, Mỹ dựng lên chính quyền và quân đội tay sai, tấn công vào vùng tập kết của cách mạng Lào, tiến hành đàn áp lực lượng kháng chiến.
_ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng nhân dân Lào (thành lập 1955) đứng lên kháng chiến, đánh bại các cuộc tấn công của địch, đến đầu những năm 60, giải phóng 2/3 đất đai và hơn 1/3 dân số trong cả nước.
_ Cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng cũng dâng cao.
_ Từ 1964 - 1973, Mỹ tiến hành "chiến tranh đặc biệt" rồi chuyển sang "chiến tranh đặc biệt tăng cường", liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, tiêu diệt lực lượng cách mạng. Mĩ đã ném 3 triệu tấn bom xuống Lào. Nhân dân Lào đánh trả các cuộc hành quân leo thang của Mỹ giành thắng lợi to lớn.
_ Ngày 21-2-1973, Mỹ và tay sai phải ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
_ Từ 1973 - 1975: đấu tranh hoàn thành CM DTDC trong cả nước. Ngày 2-12-1975, nước CH DCND Lào chính thức thành lập.
c.Từ 1975 - 2000: Lào xây dựng chế độ DCND, tiến lên theo định hướng XHCN. Những năm gần đây, Lào thực hiện đổi mới toàn diện và đã thu được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
d- Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi CM Lào:
_ Đánh thắng thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, giành ĐL, DC, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
_ Chấm dứt nền quân chủ phong kiến, thành lập nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
_ Hoàn thành thắng lợi cuộc CM DTDC, đưa nước Lào bước sang thời kỳ phát triển mới: Độc lập, DC, thống nhất và tiến bộ xã hội.
_ Đánh dấu thắng lợi mới của tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, giành ĐLTD và xây dựng đất nước. tình đoàn kết và hữu nghị Việt – Lào đã được thử thách trong khói lửa chiến tranh, ngày càng phát triển trong công cuộc xây dựng hòa bình.
2. Các giai đoạn phát triển của CM Campuchia
a. Giai đoạn từ 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp:
_ Tháng 10-1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Pháp quay lại xâm lược Campuchia, triều đình phong kiến nhanh chóng đầu hàng: ngày 7-4-1946, ký với Pháp Hiệp định chấp thuận sự thống trị của Pháp.
_ Những năm 1951 - 1952 phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ khắp nơi. Đảng nhân dân CM Campuchia đã lãnh đạo nhân dân anh dũng kháng chiến.
_ 1950, Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương lâm thời tức Chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch.
_ 1951, thành lập quân đội CM lấy tên là Ítxarăc Khơme.
_ Cuối 1952, lợi dụng những khó khăn của Pháp về chính trị, quân sự, tài chính (do cuộc chiến tranh Đông Dương đem lại), Xi ha núc đã tiến hành cuộc vận động ngoại giao (thường được gọi là "cuộc thập tự chinh của Quốc Vương vì nền độc của Campuchia") gây sức ép buộc Chính phủ Pháp phải ký "Hiệp ước trao trả độc lập" cho Campuchia (9-11-1953). Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng và nắm mọi quyền hành ở Campuchia.
_ Sau thất bai ở điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Campuchia được độc lập.
b- Giai đoạn từ 1954 - 1970: Thời kỳ hòa bình trung lập:
_ Chính phủ Campuchia do Xi ha núc đứng đầu đã thực hiện đường lối hòa bình trung lập, Campuchia trải qua một thời kỳ phát triển hòa bình và có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
_ Ngày 18-3-1970, Mỹ và bọn tay sai Mỹ đã làm cuộc đảo chính lật đổ Xi ha núc, phá hoại nền hòa bình, đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ trên cả ba nước Đông Dương.
c- Giai đoạn 1970 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ:
_ Ngay sau cuộc đảo chính, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuôc kháng chiến chống Mỹ của Cam pu chia phát triển, lực lượng vũ trang lớn mạnh, vùng giải phóng được mở rộng.
_ Mùa xuân 1975, quân và dân Campuchia mở cuộc tổng công kích. Ngày 17-4-1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Campuchia thắng lợi.
d - Giai đoạn 1975 - 1979: Thời kỳ thống trị của chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari:
_ Ngay sau khi Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari (Khơme đỏ) quay lại phản bội cách mạng.
     + Thực hiện chính sách đối nội cực kỳ phản động: Đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc họ về sống trong các trại tập trung ở nông thôn. Tàn phá chùa chiền, trường học, cấm họp chợ và tàn sát dã man hàng triệu người dân vô tội, đặt dân tộc Campuchia trước một thảm họa bị diệt chủng.
     + Về đối ngoại: Gây cuộc chiến tranh xâm lược biến giới Tây Nam Việt Nam, kích động sự hằn thù dân tộc chống Việt Nam.
_ Trước thảm họa diệt chủng, nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh. Ngày 3-12-1978 Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia nổi dậy lật đổ chế độ "Khơ me đỏ". Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
e- Từ 1979 - 2000:
_ Nhân dân Cam pu chia vừa thực hiện công cuộc hồi sinh xây dựng đất nước, vừa phải trải qua một cuộc nội chiến giữa các thế lực đối lập (từ 1979 - 1991).
_ Ngày 23-10-1991, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pa ri, tạo điều kiện cho Campuchia khôi phục và phát triển đất nước.
_ Tháng 5-1993, Campuchia bầu cử Quốc hội lập hiến và thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Quốc Vương Xi ha núc đứng đầu, thực hiện chính sách trung lập không liên kết, chung sống hòa bình với các nước láng giềng.
3. Những biến đổi về chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Ñoâng Nam AÙ goàm 11 nöôùc: Vieät Nam, Laøo Campuchia, Mianma, Thaùi Lan, Malaisia, Xingapo, Inñoâneâsia, Brunaây, Philíppin vaø nöôùc Ñoâng Ti Mo môùi thaønh laäp.
Tröôùc chieán tranh theá giôùi thöù hai, caùc nöôùc naøy ñeàu laø thuoäc ñòa, nöõa thuoäc ñòa vaø thò tröôøng cuûa caùc nöôùc tö baûn phöông Taây; bò caùc nöôùc tö baûn phöông Taây ra söùc boùc loät taøn baïo; phong traøo ñaáu tranh GPDT tuy dieãn ra maïnh meõ nhöng ñeàu thaát baïi.
Töø sau chieán tranh theá giôùi thöù hai ñeán nay, Ñoâng Nam AÙ coù nhieàu bieán ñoåi to lôùn:
     + Thöù nhaát: Caùc nöôùc Ñoâng Nam AÙ töø thaân phaän caùc nöôùc thuoäc ñòa, nöõa thuoäc ñòa vaø leä thuoäc, laàn löôït giaønh ñöôïc ñoäc laäp daân toäc vôùi caùc cheá ñoä chính trò phuø hôïp cho moãi nöôùc.
     + Thöù hai: Töø khi giaønh ñöôïc ñoäc laäp daân toäc, caùc nöôùc Ñoâng Nam AÙ ñeàu ra söùc xaây döïng neàn kinh teá - xaõ hoäi vaø ñaït nhieàu thaønh tích to lôùn (nhieàu nöôùc laø NIC, con roàng; ñaëc bieät Xingapo coù neàn kinh teá phaùt trieån nhaát khu vöïc vaø ñöôïc xeáp vaøo haøng caùc nöôùc phaùt trieån treân theá giôùi)
     + Thöù ba: Caùc nöôùc Ñoâng Nam AÙ töø quan heä ñoái ñaàu chuyeån daàn sang ñoái thoaïi, hôïp taùc vaø cho ñeán thaùng 4-1999, 10 nöôùc Ñoâng Nam AÙ ñeàu laø thaønh vieân cuûa ASEAN. Ñoù laø moät toå chöùc lieân minh chính trò - kinh teá cuûa khu vöïc Ñoâng Nam AÙ, nhaèm muïc tieâu xaây döïng nhöõng moái quan heä hoøa bình, höõu nghò vaø hôïp taùc giöõa caùc nöôùc trong khu vöïc.
Trong caùc bieán ñoåi treân, bieán ñoåi thöù nhaát laø quan troïng nhaát. Vì nhôø coù bieán ñoåi ñoù, caùc nöôùc Ñoâng Nam AÙ môùi coù ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå xaây döïng vaø phaùt trieån neàn kinh teá – xaõ hoäi cuûa mình ngaøy caøng phoàn vinh.
4. Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các nước ASEAN
a- Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức:
- Hồn cảnh: + Sự cần thiết phải lien kết để phát triển
                     + Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực.
                     + Xu thế hợp tc khu vực trn thế giới xuất hiện (EU…)
_ 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm Inđônêsia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin. Tháng 1-1984 kết nạp Brunây; 28-7-1995 kết nạp Việt Nam; 23-7-1997 kết nạp Lào, Mianma; 30-4-1999 kết nạp Campuchia.
_ Mục tiêu: (qua Tuyên bố Băng Cốc - 1967, Tuyên bố Cualalămpua - 1971, Hiệp ước Bali - 1976): Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, phát triển kinh tế, văn hóa và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
_Nguyên tắc hoạt động: Đồng thuận, không can thiệp, bình đẵng giữa các nước thành viên.
_Cơ cấu tổ chức: Cơ quan lãnh đạo là Hội nghị ngoại trưởng hằng năm của các nước thành viên tổ chức lần lượt ở thủ đô các nước thành viên. Ủy ban thường trực ASEAN đảm nhiệm công việc giữa hai nhiệm kỳ của Hội nghị ngoại trưởng, ngoài ra còn có các ban đặt trách các ngành cụ thể.
è ASEAN là tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
b- Quá trình phát triển:
_  Phát triển qua hai giai đoạn:
     + Từ 1967 - 1975: ASEAN là tổ chức non yếu, hợp tác còn rời rạc, chưa có hoạt động nổi bật. Chưa có vị trí trên trường quốc tế.
     + Từ 1976 - 2000: Bắt đầu từ Hội nghị cấp cao thứ nhất tại Bali (2-1976) mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử ASEAN, trở thành tổ chức hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt ở khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới.
_ Quan hệ với các nước Đông Dương:
     + Từ 1979 về trước, quan hệ ASEAN với 3 nước Đông Dương là đối đầu.
     + Từ cuối thập niên 80, vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ ASEAN - Việt Nam chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại" và hợp tác.
     + Từ đầu thập niên 90, tình hình chính trị Đông Nam Á được cải thiện, ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế, tích cực xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phát triển.
c- Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này:
* Cơ hội của Việt Nam:
_ Tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ KH-KT, công nghệ và văn hóa... để phát triển.
_ Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới.
* Thách thức:
_ Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế.
_ Hòa nhập nếu không đứng vững thì dề bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội... dễ bị tụt hậu về kinh tế, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật sản xuất kém hơn.
* Thái độ của Việt Nam:
_ Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ. Cần ra sức học tập nắm vững KHKT.
_ Chủ động và tăng cường thúc đẩy hơn nữa việc tham gia thực hiện các chương trình hợp tác và liên kết ASEAN, để khai thác tốthơn các nguồn ngoại lực và là động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước, tạo cơ sở để hội nhập toàn cầu hóa.
_ Hội nhập từng bước, mở cửa dần dần, tránh sự đổ vỡ hàng loạt các doanh nghiệp.
_ Mở rộng quan hệ đa phương, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới và luôn củng cố về an ninh quốc phòng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,452
  • Tổng lượt truy cập8,431,230
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây