kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
MỸ - TÂY ÂU - NHẬT BẢN
Chủ nhật - 27/06/2021 22:44
1. Nước Mỹ a- Tình hình kinh tế:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới (sản lượng công nghiệp trung bình tăng 24% (trước: 4%); sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 - 1939; những năm 1945 - 1949, sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1/2 toàn thế giới; sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại (1949); nắm trong tay gần 3/4 trữ lượng vàng thế giới và trên 50% tàu thuyền đi biển của thế giới; tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 340 tỷ USD (1950) lên 833 tỷ USD (1968)). _ Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh (50, 60), Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính mạnh nhất trên thế giới. * Nguyên nhân làm cho kinh tế Mỹ phát triển: _ Về khách quan: Mỹ có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế: + Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. Mĩ có hàng trăm năm hòa bình để xây dựng đất nước. + Tài nguyên phong phú v Nhn công dồi dào. _ Về chủ quan: + Dựa vào những thành tựu CM KH - KT, đã điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỷ thuật, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. + Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao (khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi thế giới). + Nhờ quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận lớn. (Trong thế chiến 2, nhờ buôn bán vũ khí được trên 50% tổng số lợi nhuận hằng năm - thu được 114 tỷ USD). * Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng được thành quả của cuộc CM KHKT lần thứ hai. * Hạn chế: _ Vị trí kinh tế suy giảm do sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản. _ Kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định vì thường xảy ra những cuôc suy thoái về kinh tế. _ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến tạo nên sự bất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. _ Việc tăng cường chạy đua vũ trang với những chi phí khổng lồ làm giảm tiềm lực về sức cạnh tranh của kinh tế Mỹ. _ Nợ nước ngoài ngày càng tăng. b- Khoa học - Kỷ thuật: _ Do có nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới chạy sang (vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện làm việc…) nên Mĩ là nước khởi đầu cuôc CM KH - KT lần 2 và đạt được nhiều thành tựu. _ Đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ mới, năng lượng mới, vật liệu mới, "CM xanh" trong nông nghiệp, GTVT, TTLL, chinh phục vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại. _ Nhờ thành tựu CM KH - KT làm cho kinh tế Mỹ phát triển nhanh, đời sống ND thay đổi. c- Tình hình chính trị và chính sách đối nội: _ Duy trì nền dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc. Chế độ cộng hòa tổng thống, do hai Đảng tư sản thay nhau cầm quyền (Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa). _ Ban hành nhiều đạo luật nhằm chống hoạt động của công đoàn và những người cộng sản (tiêu biểu là luật Táp - Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công, cấm những người cộng sản không tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản không chấp nhận cho những người cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình). _ Chính sách phân biệt chủng tộc tồn tại ở nhiều nơi. _ Sự phân hóa giàu nghèo trầm trọng. _ Thường xảy ra những cuộc đấu tranh của SV-HS và những cuộc nổi dậy của người da đen, da đỏ. _ Xã hội diễn ra nhiều tội ác: giết người, cướp bóc, ma túy, ăn chơi đồi trụy... _ Nội bộ giới cầm quyền cũng diễn ra nhiều vụ bê bối về kinh tế và chính trị. d- Chính sánh đối ngoại: _ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại cơ bản của Mỹ là luôn luôn theo đuổi ý đồ bá chủ thế giới. (Chiến lược toàn cầu). _ 1947, Tổng thống Tơruman đề ra "Chủ nghĩa Tơruman", mở đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị thế giới của ĐQ Mỹ. _ Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mỹ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện "chiến lược toàn cầu" như: "chủ nghĩa Ai xen hao" (chủ nghĩa lấp chổ trống - 1953); " chiến lược hòa bình" của Giôn Ken nơ đi (1961); "học thuyết Nich xơn" (1969); "học thuyết Ri gân" (1980); "học thuyết Busơ" (1989); "chiến lược dính líu và mở rộng" của B. Clintơn ( 1993) ... _ Dù mang tên gọi khác nhau, hình thức, biện pháp, bước đi khác nhau nhưng "chiến lược toàn cầu" đều nhằm 3 mục tiêu: + Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN. + Đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới. + Khống chế nô dịch các nước đồng minh. _ Biện pháp thực hiện: + Chính sách cơ bản: "chính sách thực lực" (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mỹ). + Cụ thể: - Lập ra các khối quân sự: NATO, SEATO, ANZUS, SENTO ... ra sức chạy đua vũ trang. - Viện trợ kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh. - Phát động chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ trang khắp các khu vực trên thế giới. _ Những thành công và thất bại của Mỹ trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu": + Mỹ đã thực hiện được một số mưu đồ: thành lập các khối quân sự, các tổ chức kinh tế qua đó khống chế, nô dịch các nước đồng minh; hất cẳng Anh, Pháp ra khỏi chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, Trung Cận Đông; thông qua Ixraen để khống chế các nước Ả Rập; góp phần làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Au. + Song Mỹ cũng vấp phải những thất bại nặng nề ở Trung Quốc 1949, Triều Tiên 1950, Cu ba 1959, Iran ... Đặc biệt là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975. 2. Nhật Bản a- Sự phát triển kinh tế: * Tình hình phát triển: _ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. _ Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn: + 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ. + Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ. + Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN. + Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản". * Nguyên nhân của sự phát triển: _ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ... _ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa. _ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. _ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ. _ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. _ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước. * Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT. b- Về KH - KT: _ Nhật rất coi trọng phát triển KH -KT: + Có hàng trăm viện KH - KT, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ. + Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (tìm cách xâm nhập kỷ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến). + Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển KH - KT, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng. _ Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình. c- Tình hình chính trị - chính sách đối nội: _ Chính trị: Là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức, thực chất là dân chủ đại nghị (mọi quyền lực nằm trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxưi, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma). _ Đối nội: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp (1946), xóa bỏ triệt để các tàn tích phong kiến, xử tội phạm chiến tranh. Nhờ đó đã phá vỡ những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa phong kiến quân phiệt, tạo điều kiện để Nhật phát triển mạnh về mọi mặt. + Ngày nay, giới cầm quyền Nhật bắt đầu xâm phạm một số điều khoản của Hiến pháp 1946 (thu hẹp quyền tự do dân chủ, sửa đổi lại điều 9: không cho phép Nhật xây dựng lực lượng vũ trang và đưa quân đi tham chiến nước ngoài). d- Chính sách đối ngoại: _ 1951, Nhật ký với Mỹ "Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật". Nhật trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở Viễn Đông. Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. _ Dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh để tìm cách xâm nhập, giành giật, mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á. 3. Khối thị trường chung Châu Âu và cộng đồng kinh tế EEC * Quá trình hình thành và phát triển: _ Sau thế chiến II, sự tăng trưởng kinh tế của các nước TB châu Âu đã dẫn đến quá trình kiên kết kinh tế giữa các nước này. _ Thành lập:25-3-1957, tại Rô ma (Ý). _ Quá trình hình thành và phát triển của EEC là quá trình liên kết từng bước theo những quy mô kinh tế, chính trị và xã hội: + 1957: có 6 nước: Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Là Lan, Lucxămbua. + 1973: có 9 nước: Thêm Anh, Đan Mạch, Ailen. + 1981: có 10 nước: Thêm Hi Lạp. + 1986: có 12 nước: Thêm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. + Đến 1993 gồm 15 thành viên: Thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển. + Từ 1-11-1993, EEC được gọi là Liên minh châu Âu (EU). Phấn đẩu để tiến tới một châu Âu không biên giới. * Mục đích và hoạt động: _ Đem lại hòa bình và phồn vinh cho các dân tộc trong cộng đồng, trong khuôn khổ của sự thống nhất không ngừng của các dân tộc. _ Gạt bỏ mọi trở ngại để trao đổi, thi hành một chính sách kinh tế thống nhất. Tạo khả năng phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng những thành tựu KH – KT hiện đại vào sản xuất. _Sau gần 50 năm tồn tại, EEC đã tạo ra một cộng đồng kinh tế, thương mại khu vực với một thị trường chung, với vốn khoa học – kĩ thuật hùng hậu, có sức mạnh về kinh tế, tài chính, thương mại để cạnh tranh với các nước ngoài khối, đặc biệt với Mĩ, Nhật. _ EEC tìm mọi cách tiến tới thống nhất với nhau về chính sách đối nội, đối ngoại, đặc biệt trong mục tiêu chống CNXH và phong trào CM châu Âu; sử dụng đồng tiền chung (Euro), ngân hàng chung. * Những khó khăn cần giải quyết trong hiện tại và tương lai: _ Khi xóa bỏ kiểm soát biên giới sẽ nảy sinh những vấn đề: buôn lậu, ma túy, hoạt động của các nhóm maphia, vấn đề di cư và nhập cư không kiểm soát nổi… _ Mối quan hệ phức tạp giữa các dân tộc và lợi ích chung của khối…