Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

Chủ nhật - 27/06/2021 22:34
1.Chủ trương, kế hoạch.
1.1.Hoàn cảnh. Sau Hiệp định Pa ri tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
          *Địch: Suy yếu nghiêm trọng
          -Quân Mỹ và quân Đồng minh rút hết về nước làm cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, bị cô lập và mất chỗ dựa.
          -Viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn ngày càng giảm dần.
          -Vùng chiếm đóng bị thu hẹp dần.
          *Ta: Hơn hẵn đich cả về thế và lực.
          -Có cơ sở pháp lý quốc tế là Hiệp định Pa ri
          -Miền Bắc là hậu phương vững chắc.
          -Ở miền Nam: Lực lượng cách mạng trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng.
          1.2.Chủ trương. Trước thời cơ chiến lược mới, Bộ chính trị quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976.
          1.3.Kế hoạch .
          -Năm 1975 sẽ tranh thủ thời cơ, bất ngờ tấn công trên qui mô lớn khắp miền Nam tao điều kiện để  năm 1976 giải phóng hoàn toàn miền Nam.
          -Bộ chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
-Trong khi Bộ chính trị đang họp thì ngày 6/1/1975 quân dân miền Nam giải phong hoàn toàn tỉnh Phước Long quân đich không còn khả năng đánh chiếm lại căn cứ điều đó chứng tỏ chúng suy yếu đi nhiều. Tình hình đó Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
2.Diễn biến
2.1.Chiến dich Tây Nguyên. (Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)
*Vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Là địa bàn chiến lược quan trọng:
-Tây nguên được xem như ngôi nhà chung của ba nước Đông Dương
-Từ Tây Nguyên có thể tỏa xuống các tỉnh ven biển miền Trung, và Nam Bộ.
-Khu vực và mục tiêu tấn công lớn của ta là Tây Nguyên với trận đánh mỡ màn then chốt  là Buôn Ma Thuột, vì lực lượng của địch ở đây tương đối yếu.
*Diễn biến
-Đầu tháng 3/1975 ta đánh nghi binh ở Pleyku, Kom Tum, đồng thời bí mật bao vây Buôn Ma Thuột.
-10/3/1975, ta bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi nhanh chóng.
-14/3/1975, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, trên đường rút chạy chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt
-Ngày 24/3/1975 chiến dịch kết thúc ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.
Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. Đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ chuyển sang một thời kỳ mới.
2.2Chiến dich Huế Đà Nẵng (21/3 - 29/31975)
-Sau thắng lợi ở Tây Nguyên Bộ chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa 1975. Muốn vậy phải nhanh chóng giải phóng toàn bộ miền Trung. Trong đó Huế và Đà Nẵng mang tính chất quyết định.
-Ngày 19/3/1975 ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, chiếm đèo Hải Vân và cô lập Huế
-25/3/1975 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26/3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai tạo thế uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
-Sáng ngày 29/3/1975 ta tấn công Đà Nẵng đến 3h chiều cùng ngày chiếm được thành phố, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng
*Ý nghĩa: Chiến thắng Huế Đà Nẵng đã gây nên tâm lí tuyệt vọng của ngụy quân đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
2.3.Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử
-Ngày 9/4/1975, quân ta tấn công Xuân Lộc-một căn cứ phòng thủ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.
-Ngày 16/4/1975 ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.
-Ngày 21/4/1975 quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, bộ đội ta áp sát Sài Gòn.
-Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn.
-17h ngày 26/4/1975 ta nổ súng mở đầu chiến dịchHồ Chí Minh, năm cánh quân của ta cùng lúctiến vào trung tâm Sài Gòn.
-Đêm 28 rạng ngày 29/4/1975 tất cả các cánh quân của ta  được lệnh tổng công kích vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài gòn như Dinh độc lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tổng tham mưu ngụy, bộ tư lệnh cảnh sát ngụy, Đài phát thanh…….
-10h, ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh độc lập bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
-11h 30 ngày30/4/1975 cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy. Thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử toàn thắng
2.4.Kết quả, Ý nghĩa lịch sử, Nguyên nhân thắng lợi.
*Kết quả
-Ta: Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm1975 giành thắng lợi ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân chủ lực ngụy, đập tan hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ Trung ương đến cơ sở.Giải phóng ,hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.
-Địch: Là thất bại cay đắng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
*Ý nghĩa lịch sử
-Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi to lớn nhất, oanh liệt nhất của nhân dân Vịêt Nam trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc.
-Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỹ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội.
-Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới phát triển. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Cam Pu Chia và cách mạng Lào tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước trong năm 1975.
*Nguyên nhân thắng lợi.
-Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Thể hiện rõ đường lối quân sự đúng đắn………
-Phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân.Tiêu biểu là sự đoàn kết của quân dân hai miền Nam Bắc.
-Sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô-Trung Quốc và ban bè tiến bộ thế giới.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay9,533
  • Tháng hiện tại145,748
  • Tổng lượt truy cập8,248,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây