BÀI CA "CHI ỀU CHI ỀU"

Thứ năm - 29/10/2020 05:15
Kho tàng ca dao dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đẹp đẽ. Nó rực rỡ và thơm ngát như bông sen trong đầm. Nó thân thuộc với người dân cày Việt Nam như luỹ tre xanh bao bọc làng quê, như cánh cò “bay lả bay la” trên đồng lúa… Nó gắn bó với tâm hồn nhân dân ta từ bao đời nay. Trong đó, những bài ca dao nói về tình cảm gia đình sao hồn hậu, thắm thiết thế. Tình cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng, v.v… những giai điệu tâm tình ấy từng làm say đắm hồn người xưa, nay…
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Nhiều câu ca dao “sống” với ta như một kỷ niệm đẹp không bao giờ fquên. Bài ca dao nói về tình thương nỗi nhớ của người con gái đối với mẹ già là một ví dụ làm cho ta cảm động:
          “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
          Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
          Thơ lục bát vốn nhịp nhàng, êm đềm. Hai câu ca dao này, cũng vậy, nhịp 2 cân đối hài hòa, với 9 thanh bằng qúa bán, với 3 tiếng “chiều chiều…chiều” đứng ở đầu và cuối câu,… đã tạo nên nhạc điệu, giai điệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn của câu ca dao là vô cùng đặc sắc, nó quyện lấy người đọc người nghe. Sức hấp dẫn trước hết ở giọng điệu tâm tình.
          Câu thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian buổi chiều tà, nhất là lúc hoàng hôn, ngày tàn màn đêm dần buông xuống, là thời điểm gợi nhớ, gợi sầu man mác cho những người tha hương. “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Huy Cận). Bài ca dao cũng nói về buổi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều rồi: “chiều chiều …”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp lại “ra đứng ngõ sau”… “Ngõ sau” là nơi vắng vẻ. Câu ca dao gợi lên một chút tâm tình cô đơn. Câu ca dao không nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai trông về quê mẹ…”, nhân vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo… nhưng người đọc, người nghe xưa nay tinh lắm, vẫn cảm nhận được đó là cô gái xa quê hương, xa gia đình… (đi lấy chồng xa?). Nhớ lắm, nỗi nhớ với đầy, nên chiều nào cũng như chiều nào, nàgn một mình “ra đứng ngõ sau”, lúc hoàng hôn để nhìn về quê mẹ phía chân trời xa:
          “Chiều chiều ra đứng ngõ sau”…
          Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.
          Thơ lục bát vốn nhịp nhàng, êm đềm. Hai câu ca dao này, cũng vậy, nhịp 2 cân đối hài hòa, với 9 thanh bằng quá bán, với 3 tiếng “chiều chiều… chiều” đứng ở đầu và cuối câu,… đã tạo nên nhạc điệu, giai điệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn của câu ca dao là vô cùng đặc sắc, nó quyện lấy người đọc người nghe. Sức hấp dẫn trước hết ở giọng điệu tâm tình.
          Câu thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian buổi chiều tà, nhất là lúc hoàng hôn, ngày tàn màn đêm dần buông xuống, là thời điểm gợi nhớ, gợi sầu man mác cho những người tha hương. “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Huy Cận). Bài ca dao cũng nói về buỏi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều rồi; “chiều chiều…”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp lại “ra đứng ngõ sau”… “Ngõ sau” là nơi vắng vẻ. Câu ca dao gợi lên một chút tâm tình cô đơn. Câu ca dao không nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai trông về quê mẹ…”, nhân vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo… nhưng người đọc, người nghe xưa nay tinh lắm, vẫn cảm nhận được đó là cô gái xa quê hương, xa gia đình… (đi lấy chồng xa?). Nhớ lắm, nỗi nhớ vơi đầy, nên chiều nào cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng ngõ sau”, lúc hoàng hôn để nhìn về quê mẹ phía chân trời xa:
          `”Chiều chiều ra đứng ngõ sau”…
          Càng trông về quê mẹ, người con càng thấy lẻ loi nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:
          “Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều”
          Quê mẹ khuất sau luỹ tre xanh. Có cây đa, bến nước, sân đình. Có con đò nhỏ và dòng sông xanh uốn quanh. Có cánh đông “mênh mông bát ngát.. bất ngát mênh mông” ngào ngạt bốn mùa hương lúa. Có bà con chất phác, hiền lành và lam lũ sớm hôm. Có ngôi nhà gianh nhỏ bé thân yêu, nơi người con gái sinh ra với bao kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, của thời thiếu nữ. “Năm gian nhà cỏ htấp le te…” (Nguyễn Khuyến). Quê mẹ là nơi anh chị em ruột thịt quây quần xung quanh mâm cơm dẻo thơm có “canh rau muống… cà dầm tương”. Quê mẹ giờ đây có người mẹ già tóc bạc phơ đang tựa cửa thương nhớ đứa con gái đi xa… Chính trong cảnh hoàng hôn, nghe tiếng chim viẹt gọi bầy, kẻ tha hương lại càng bâng khuâng nhớ mẹ hiền khôn xiết kể:
          “Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
          Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”.
          Ca dao nói ít, tả ít mà gợi nhiều bởi nó là “cây đàn muôn điệu” của dân gian. Chỉ hai chữ “Quê mẹ” thôi mà đã đem đén cho người đọc một trường liên tưởng chứa chan tình quê hương.
          Người con “trông về quê mẹ”, càng trông càng nhớ day dứt, tha thiết, nhớ khôn nguôi. Bốn tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả cực hay nỗi nhớ đó. Nhà thơ dân gian không sử dụng một bổ ngữ, một trạng ngữ mà lại dùng số từ “chín chiều” để biểu lộ tâm trạng, thật là độc đáo. Tục ngữ, thành ngữ có “chín nhớ mười thương” thì ở câu ca dao này lại có “ruột đau chín chiều”. Buổi chiều nào cũng thấy nhớ thươn, đau đớn. Đứng trông về chiều hướng nào, phương hướng nào, người con tha hương cũng buồn đau tê tái, nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người thân thương vơi đầy dâng lên, nên càng thấy cô đơn lẻ loi vô cùng.
          Tình mẹ con, tình yêu quê hương được nói đến trong bài ca dao trên đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn lièn với tấm lòng biết ơn của người con gái đi xa đối với mẹ già. Giọng điệu taam tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn đẹp khơi dậy trong lòng người đọc bao liên tưởng về quê hương yêu dấu, về tuổi thơ. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất nói về tình thương nhớ mẹ già, một đóa hoa đồng nội tươi thắm mãi với thời gian và con người quê ta.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,281
  • Tổng lượt truy cập8,431,059
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây