ĐẠI TỪ

Thứ năm - 29/10/2020 05:19
I. Lý thuyết
1. Thế nào là đại từ,đặc điểm của đại từ.
2. Lấy ví dụ.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Bài tập 1: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đậi từ nào?
a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng.
b. Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ.
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu.
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó.
Vàng ơi là vàng ơi.                        
(Trần Đăng Khoa)
c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
  Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
   Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng.
   Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu.
Bài tập 2: Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao?
a.Cháu đi liên lạc.
   Vui lắm chú à.
   ở đồn mang cá.
   Thích hơn ở nhà.
b.Tôi bảo mày đi.
   Mày lo cho khỏe.
   Đừng lo nghĩ gì..
   ở nhà có .
* Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người... cũng được sử dụng như đại từ
 Bài tập 3: Đại từ có tác dụng gì trong các trường hợp sau.
a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già,người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc[...] Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống TDP     
(Hồ Chí Minh).
* Gợi ý: (Ai: thế cho “Bất kì  đàn ông.... đảng phái, dân tộc” có tác dụng liên kết văn bản, tăng tính mạch lạc cho văn bản).
b. Mẹ tôi giọng khản đặc, từ  trong màn  nói vọng ra:
Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật.
* Gợi ý: (thế: rút ngắn văn bản,tránh việc lặp lại)
Bài tập 4: Nêu giá trị biểu cảm của đại từ  trong các VD sau.
a. - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
   - Ai ơi bưng bát cơm đầy.
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
b. - Dừng chân đứng lại trời non nước.
      Một mảnh tình riêng ta với ta.
    - Đầu trò tiếp khách trầu không có.
         Bác đến chơi đây ta với ta.
* Gợi ý: Sử dụng đại từ có sắc thái biểu cảm ®  HS cảm thụ 
Bài tập 5: Đại từ “mình”có thể sử dụng ở các ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất.                    VD: Bạn giúp mình nhé.
B. Ngôi thứ hai.                              Mình về có nhớ ta chăng.
C. Ngôi thứ ba.                               Người ta thường ít đề cao mình.
D. Cả ba ngôi.
Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5-7 câu), nêu tình cảm của em với con vật nuôi hoặc 1 đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử dụng đại từ, chỉ rõ).
* Gợi ý: Cô Tâm vừa cho chúng tôi một chú cún con. Sợ chưa quen nhà mới mà bỏ đi, mẹ tôi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà của chó. cứ buồn thiu, tôi đem đĩa cơm vào dỗ.
- Cún ơi, ăn đi.
- Ăng... ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây.
  Bài tập 7: Tìm và phõn tích đại từ trong những câu sau;
  1. Ai ơi có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiết ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô
                                ( Trần Tế Xương)
  1. Chê đây lấy đấy sao đành
Chê quả cam sành lấy quả quýt khô
                                    ( ca dao)
  1. Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
                                     ( Ca dao)
Bài tập8:
             Trong những câu sau đại từ dùng để trỏ hay để hỏi?
  1. Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thang là chiếc thuyền ta xuôi dòng
                                           (Tố Hữu)
  1. Bao nhiêu người thuê viết
     Tấm tắc ngợi khen tài
                          Hoa tay thảo những nét
      Như phượng múa rồng bay
                                (Vũ Đình Liên)
  1. Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
                                          (Ca dao)
  1. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đó nhớ mai đi tìm
                                     (Ca dao)
Bài tập 9:
      Bé Lan hỏi mẹ: " Mẹ ơi, tại sao bố mẹ bảo con gọi bố mẹ chi Xoan là bác còn bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình?. Em hãy thay mặt bố mẹ Lan giải thích cho bạn rõ.
Bài tập10:
      Viết một đoạn văn ngắn kể lại một câu chuyện thú vị em trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 đại từ, gạch chân những đại từ đó.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay4,673
  • Tháng hiện tại120,678
  • Tổng lượt truy cập8,040,106
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây