GỢI Ý VÀ BÀI LUẬN VỀ CÁC TÁC GIẢ TÁC PHẨM ĐƯỢC HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

Thứ năm - 29/10/2020 05:12
TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
“Tụng giá hoàn kinh sư” như một trang ký sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu, 1285: trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng Kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải cùng đoàn quân chiến thắng rước xa giả Trần Trọng Kim
tải xuống (3)
tải xuống (3)
          “Chương Dương cướp giáo giặc,
          Ham Tử bắt quân thù
          Thái bình lên gắng sức,
          Non nước ấy ngàn thu”.
          Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng –thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.
          1. Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4- 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên – Mông tại Chương Dương độ. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.
          Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kỳ diệu:
          “Đoạt sóc Chương Dương độ,
          Cầm Hồ Hàm Tử quan”.
          Hai cụm từ: “Đoạt sóc” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc) được đặt ở vị trí đầu câu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược. Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.
          Cuốn “Kinh thế đại điển tự lục” đời  Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều kiệt”. (Dẫn theo tác giả “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông”).
          Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông Cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời Kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu, 1285 là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang ký sự chân thực, hào hùng tráng mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”.
          Máu xương của ba quâ, lòng qủa cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái… đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như một dấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc la một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ 2 câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.
          2. Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơn Tổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi”
          “Thái bình tu trí lực,
          Vạn cổ thử giang san”.
          Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.
          Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa mọt tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước hoạ xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hoà bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trứoc hoạ xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hoà bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đât nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai, của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:
          “Thái bình nên gắng sức,
          Non nước ấy ngàn thụ”.
          Tóm lại, bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỷ 21 của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh…” bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đối với mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ – anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!

Bµi ca dao §øng bªn ni ----- bªn tª"

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rât hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kỳ một bài ca dao nào khác.
          Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.
          Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.
          Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẹn lúa đồng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân minh một cách rất hồn nhiên”
“Em như chẹn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.”
          Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”*. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và đươcj coi là đồng nghĩa. Ví dụ:
-         “Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu”.
-         “Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”.
          Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.
          Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc năng” và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.
          Bài ca dao quả là một bức trnah tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

BÀI LÀM 2

          Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.
          Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa”
          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
          Thân em như chẹn lúa đòng đòng,
          Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.
          Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng minh. Trước mắt là cánh tồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:
          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
          “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát  // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!
          Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đén mà xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:
“Đất hiền như tuổi thơ,
Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ”   
                                                    (Lê Anh Xuân)
          Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong long. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”…như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca:
“Thân em như chẹn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.
          “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn... “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.
          Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.
          Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…


BÀI CA DAO "GIÓ Đ ƯA ..."

          Hình ảnh quê hương đât nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?...”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
          Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.
          Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” - một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:
“Gió đưa cành trúc la đà,
          Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:
“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
          Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên trong sương sớm như ru hồn người vào huyền thoại, lắng hồn núi sông ngàn năm, để ta yêu hơn non nước quê nhà: “Quán Trấn Vũ nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam Rùa” (“Tụng Tây Hồ phú” - Nguyễn Huy Lượng). Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.
          Cùng với tiếng gà gáy báo sáng là nhịp chày giã đó làm giấy ở phường Yên Thái vàng lên rộn rã, nhịp nhàng. Lụa làng Trúc, giấy Yên Thái là sản phẩm nức tiếng kinh kỳ Thăng Long từ thời nhà Lý xa xưa, là niềm tự hào của những người thợ thủ công tài hoa:
“Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em,…”  (Ca dao)
“Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co
Liễu bờ kia bay to biếc phất phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm…”
                                                                                 (“Tụng Tây Hồ phú”)
          Tiếng gà gáy, tiếng chày giã đó đã diễn tả nhịp sống lao động cần mẫn của nhân dân ta nơi ba mươi sáu phố phường. Qua âm thanh ấy, ta cảm nhận được cuộc sống sôi nổi của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.
          Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.
          Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:
          “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.
          Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.
          Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê, chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiếng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,309
  • Tổng lượt truy cập8,431,087
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây