Bài tập Dựa vào Át lát địa lí

Chủ nhật - 15/11/2020 07:46
Câu 1 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:
Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?
Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Hướng dẫn
* Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia. Các cửa khẩu?
Dựa át lát bản đồ ....... Trang...
Nước Trung Quốc Lào Campuchia
Hướng Bắc Tây Tây Nam
Các tỉnh biên giới Điện Biên
Lai Châu
Lào Cai
Hà Giang
Cao Bằng
Lạng Sơn
Quảng Ninh
Điện Biên
Sơn La
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tình
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Kom Tum
Kom Tum
Gia Lai
Đắc Lắc
Đắc Nông
Bình Phước
Tây Ninh
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Các cửa khẩu dọc biên giới - Lào Cai (Lào Cai)
- Thanh Thủy (Hà Giang
- Trà Lĩnh, Tà Lùng (Cao Bằng)
- Đồng Đăng (Lạng Sơn)
- Móng Cái (Quảng Ninh)
- Tây Trang (Điện Biên)
- Sơn La (Sơn La)
- Nà Mèo (Thanh Hóa)
- Nậm Cắn (Nghệ An)
- Cầu Treo (Hà Tĩnh)
- Cha Lo (Quảng Bình)
- Lao Bảo (Q Trị)
- Nậm Giang (Quảng Nam)
- Bờ y (Kom Tum)
- Lệ Thanh (Gia Lai)
- Hoa Lư (B Phước)
- Xa mát , Mộc Bài (Tây Ninh)
- Đồng Tháp (Đồng Tháp)
- An Giang (An Giang)
- Hà Tiên (Kiên Giang)
(Hs kể tên các tỉnh theo ND át lát địa lý( Mỗi nước kể ít nhất 5 cửa khẩu)HS có cách trình bày khác nếu đúng vẫn cho điểm)
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
* Đồi núi:
Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
  • Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ 
* Đồng bằng:
Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung 
Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?
Hướng dẫn

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:
Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: 
  • Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2
  • Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: 
Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2

* Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:
  • ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km
  • ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:
  • Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2  
  • Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2  
* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2
Nguyên nhân: 
  • Điều kiện tự nhiên
  • Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
  • Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng
Câu 3 Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?
c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hướng dẫn
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm
  • Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai 
  • Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu 
  • Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương 
  • Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai 
b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
  • Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. 
  • Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản
  • Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt
  • Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động...
  • Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư 
  • Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.
* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:
  • Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ. 
  • Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa  
c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng
* Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. 
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
hướng dẫn
1. Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên:
  • Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều
    1. feralit trên đá badan và đá macma: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, rải rác ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, rất thuận lợi cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm
    2. feralít phát triển trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi ở nước ta, có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm
    3. xám trên phù sa cổ: tập trung ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm
  • Nguồn nước: dồi dào, từ các sông, hồ cung cấp nước tưới cho cây
  • Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, phân hóa từ Bắc đến Nam và phân hóa theo độ cao nên có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp lâu năm
Điều kiện kinh tế - xã hội: 
  • Dân cư đông, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
  • Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo, tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm
  • Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển mạnh
  • Thị trường ngày càng mở rộng
  • Chính sách đầu tư phát triển cây công nghiệp của Nhà nước
2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên: 
  • Thiếu nước tưới mùa khô
  • Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất ở vùng đồi núi còn cao
  • Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai
Điều kiện kinh tế - xã hội:
  • Sự phân bố lao động không đồng đều, thiếu lao động ở nhiều vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm
  • Công nghiệp chế biến còn lạc hậu
  • Thị trường còn nhiều biến động
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và Trung du Bắc Bộ?
2. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ?
hướng dẫn
1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ
Thế mạnh: 
  • Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
  • Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung
  • Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)
  • Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
  • Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản
Hạn chế:
  • Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức
  • Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới
  • Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp
  • Thiếu lao động có trình độ chuyên môn
2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ
Nhận xét: 
  • Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...
  • Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.
  • Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.
Một số trung tâm công nghiệp điển hình:
  • Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện
  • Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí
  • Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ
  • Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy
  • Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng
Câu 6:  Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a, Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam.
b, Chứng minh rằng: các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta.
hướng dẫn
a. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam:
  • Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
  • Cung cấp nước cho sản xuất công ngiệp, thủy năng cho ngành thủy điện. 
  • Phục vụ giao thông đường thủy nội địa. 
  • Cung cấp nước cho sinh hoạt
b) * Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta: 
Địa hình:
  • Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB – ĐN và vòng cung (sông Hồng, sông Đà, Sông Mã, sông Gâm.....)
  • Sông ngòi chảy ở vùng đồng bằng lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc quanh co.
  • Duyên hải miền Trung địa hình hẹp ngang, song ngòi ngắn và dốc.
* Khí hậu: 
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
  • Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
  • Mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa, địa hình dốc, xói mòn rửa trôi mạnh làm cho sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
Câu 7:  Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường.
hướng dẫn
* Khí hậu nước ta rất đa dạng.
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng không thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo không gian, thời gian và theo mùa: 
Phân hóa theo không gian.
  • Miền khí hậu phía Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. 
  • Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
  • Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm phần Tây Nguyên và Nam Bộ. Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. 
  • Miền khí hậu biển Đông: Bao gồm biển Đông Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải dương. 
Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo mùa và theo độ cao.
* Khí hậu nước ta còn mang tính thất thường:
  • Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão, có năm mưa lớn, có năm khô hạn.... 
  • Ngoài ra hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Nino và La Nina cũng làm tăng tính thất thường của khí hậu nước ta. 
Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng?
2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng Nông Lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
hướng dẫn
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang (....) 

1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Hồng
* Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên:
  • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tếxã hội với các vùng trong cả nước
  • Địa hình tương đối bằng phẳng.  
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.  
  • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu.  
  • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. 
  • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. 
  • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản  
Điều kiện dân cư xã hội:
  • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.  
  • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.  
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng hoàn thiện  
  • Tập trung nhiều di tích, lế hội, làng nghề truyền thống..... 
  • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).  
* Khó khăn: 
  • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.  
  • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.  
  • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. 
  • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.  
2. Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nônglâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 
  • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. 
  • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi.   
  • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy.  
  • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.  
Câu 9
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.
2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
hướng dẫn
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.
Phân hoá Bắc - Nam: miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam (dẫn chứng) do càng vào Nam càng gần xích đạo nên có nền nhiệt cao hơn. 
Phân hoá theo độ cao: ở một số khu vực địa hình cao có nền nhiệt thấp hơn những khu vực có địa hình thấp (dẫn chứng) do càng lên cao nhiệt độ càng giảm.  
Theo mùa:
  • Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miền Bắc và miền Nam (dẫn chứng) do lúc này ở miền Bắc là mùa đông còn miền Nam là mùa khô.  
  • Nhiệt độ trung bình tháng VII cao (dẫn chứng) và ít có sự chênh lệch giữa các vùng, miền do lúc này là vào mùa hè.  
2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Các nhân tố đầu vào:
  • Khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và vật liệu xây dựng. 
  • Thủy năng của sông suối; tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển.  
  • Dân cư và lao động. 
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng.  
* Các nhân tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước. 
* Nhân tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.  
Câu 10
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.
b. Cho biết tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp điện lực.
hướng dẫn
a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.
  • Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa, Trà Nóc, Cà Mau
  • Các nhà máy thủy điện được xay dựng ở nước ta: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-ly, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn...
(Lưu ý: HS kể được 4 nhà máy thủy điện và nhiêt điện trở lên cho điểm tối đa)
b. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện lực (nhiệt điện và thủy điện)
  • Nguồn nhiên liệu dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nhiệt điện
    1. Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh, than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    2. khí: trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
  • Tiềm năng thủy điện lớn
    1. ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, các sông có lượng nước dồi dào, độ dốc lớn thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Các vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
  • Các nguồn năng lượng khác: mặt trời, sức gió...
Câu 11: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?
b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?
c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?
hướng dẫn
a) Các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện của nước ta:
Các nhà máy thuỷ điện: 
  • Miền Bắc có: Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu.
  • Tây Nguyên có: Xa Xan, Xê Xan3, Xê Xan3A, Đrây Hling.
Các nhà máy nhiệt điện: 
  • Miền Bắc có: Uông Bí, Phả Lại, Na Dương, Ninh Bình.
  • Đông Nam Bộ có: Phú Mĩ, Thủ Đức, Bà Rịa.
b)  Thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển điện lực nước ta
Công nghiệp sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên than, dầu khí và nguồn thuỷ năng.
  • Than đá: Than nước ta chủ yếu là than Antraxít, tập trung ở Đông Bắc, sản lượng khai thác năm 2007 đạt 42,5 triệu tấn như bể than ở Quảng Ninh. 
  • Dầu khí: hiện nay nước ta đang tập trung khai thác tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam như Lan Tây, Cái Nước, Rồng, Bạch Hổ. Sản lượng khai thác đạt 15,9 triệu tấn năm 2007. 
  • Nguồn thuỷ năng: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông có trữ lượng thuỷ năng cao như sông Đà, sông XêXan, sông Đồng Nai, sông Ba,...
Các nguồn năng lượng khác (gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt Trời,.... 
c) Ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La:
  • Đây là công trình thủy điện lớn nhất nước ta được xây dựng trên sông Đà với công suất thiết kế 2.400MW và cũng là thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
  • Thuỷ điện Sơn La góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cán bộ công nhân công trường thuỷ điện. 
  • Thuỷ điện Sơn La hoàn thành góp phần giải quyết bài toán thiếu điện nghiêm trọng của nước ta hiện nay; đảm bảo điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 
  • Giúp giảm bớt áp lực về điều tiết lũ về mùa mưa; bảo vệ thuỷ điện Hoà Bình; dự trữ nước vào mùa khô cho vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. 
Câu 12: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết:
Vùng Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế nào? Nêu chức năng và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
hướng dẫn
a) Những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, chức năng và ngành công nghiệp của từng trung tâm: 
  • Thành phố Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc. Ngành công nghiệp chính: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phấm 
  • Thành phố Vinh: Là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng (ngành công nghiệp chính: cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm)
  • Thành phố Huế: Trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước (ngành công nghiệp Cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm)
Chứng minh được du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng
* Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch phong phú.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
  • Nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Pù Mát( Nghệ An), bãi tắm Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm...
  • Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên: Bến Én, Pù Mát, Bạch Mã,... với nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
  • Có nhiều công trình kiến trúc, các di tích lịch sử: Cố đô Huế, ngã ba Đồng Lộc, Quê Bác...
  • Có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan, gốm Quảng Bình...
  • Các lễ hội dân gian: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội thả diều (Huế), và các lễ hội khác như festival Huế...
  • Văn hóa dân gian: Hò vĩ dặm, nhã nhạc cung đình Huế (công nhận là di sản văn hóa vi vật thể)
Hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp hiện đại phù hợp với du khách.
Lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo có chuyên môn
Cơ chế chính sách: Đảng và nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển ngành dịch vụ trong đó có du lịch.
Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
hướng dẫn
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26. 

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: 
* Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên:
  • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước.
  • Địa hình tương đối bằng phẳng.
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.
  • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu.
  • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước.
  • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng.
  • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện dân cư- xã hội:
  • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
  • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
  • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).
* Khó khăn:
  • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
  • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
  • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo.
  • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. 
  • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất.
  • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi.
  • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy.
  • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
Câu 14: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.
b) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
c) Cho biết cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.

hướng dẫn
 
a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.
Nhận xét: Giai đoạn 2000 - 2007:
  • Diện tích lúa giảm (giảm 459 nghìn ha) 
  • Sản lượng lúa tăng (tăng 3421 nghìn tấn) 
Giải thích:
  • Diện tích lúa giảm chủ yếu do kết quả của quá trình công nghiệp hoá- đô thị hoá (đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư) và do chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu,...).
  • Sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng năng suất (áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật: giống mới năng suất cao, phân bón, thuỷ lợi,...). 
b) Tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta.
Tên các trung tâm công nghiệp:
  • Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. 
  • Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. 
Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta:
  • Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.
  • Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. 
  • Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển. 
  • Các nguyên nhân khác: truyền thống phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,... 
c) Cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.
Cơ cấu các loại rừng:
Gồm ba loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 
Sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng: 
Rừng sản xuất:
  • Phân bố chủ yếu ở vùng núi trung bình và núi thấp.
  • Ý nghĩa: Cung cấp gỗ và các lâm sản cho công nghiệp chế biến, cho dân dụng, cho xuất khẩu. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 
Rừng phòng hộ:
  • Phân bố ở các khu vực núi cao (đầu nguồn các con sông) và ven biển (rừng chắn cát, rừng ngập mặn). 
  • Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái. 
Rừng đặc dụng:
  • Phân bố: Đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. 
  • Ý nghĩa: Duy trì và bảo vệ các nguồn gen, các loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái. 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay11,910
  • Tháng hiện tại148,125
  • Tổng lượt truy cập8,251,330
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây