kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so vơi cả nước?
Thứ bảy - 14/11/2020 22:24
- Vị trí địa lí: Nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long, giáp duyên hải NTB, Tây Nguyên và Cam-pu-chia; Có vùng biển với nhiều cảng lớn.. - Thế mạnh về tự nhiên : + Địa hình thoải là mặt bằng xây dựng lớn.. + Đất: đất badan, đất xám… điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi + Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị trủy điện, thủy lợi, giao thông… + Khoáng sản : nhiều dầu khí.. + Sinh vật: Rừng có giá trị lâm nghiệp, du lịch; các ngư trường lớn…phát triển thủy sản. - Thế mạnh về kinh tế - xã hội : + Lao động dồi dào với nhiều lao động trình độ cao… + Cơ sở hạ tầng hiện đại… + Có nhiều đô thị, tập trung công nghiệp… + Thị trường trong và ngoài nước mở rộng… + Chính sách nhà nước đầu tư phát triển cho vùng. + Các thế mạnh khác: Sự năng động, thu hút vốn nước ngoài… Câu 2: Tại sao ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây phát triển nhanh? HS cần trình bày rõ các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành thủy sản: + Điều kiện kinh tế - xã hội: - Chính sách nhà nước... - Thị trường trong và ngoài nước mở rộng... - Dân số đông, lao động đồi dào.... - Cơ sở vật chất kĩ thuật: phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển... + Điều kiện tự nhiên: - Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều vũng vịnh, đầm, phá, rừng ngập mặn... - Nhiệt độ vùng biển : ấm quanh năm... - Có trữ lượng thủy sản lớn, với nhiều loại hải sản ... ( d/c) - Có nhiều bãi cá, tôm, tập trung ở 4 ngư trường(d/c) =>là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản.
- Với mật độ sông suối dày đặc là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản nước ngọt. Câu 3: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè phát triển nhất cả nước? HS cần nêu rõ các điều kiện thuận lợi như: + Điều kiện tự nhiên:
Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè ( khí hậu cận nhiệt).
Đất feralit diện tích rộng.
Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết….
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè.
Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại.
Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập.
Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu (Sơn La), chè Tân Cương ( Thái Nguyên), chè San ( Hà Giang)…
Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
+ Trong nước: là thức uống truyền thống + Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu ( EU). Câu 4: Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta? HS cần nêu những điều kiện khó khăn ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta: + Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi. + Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu. + Cơ sở thức ăn chưa ổn định vững chắc (diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, có nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng có thấp, thức ăn công nghiệp chế biến chưa nhiều và chất lượng chưa cao...). + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi còn thiếu; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và công tác dịch vụ thú y còn hạn chế. + Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; chất lượng chưa cao, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo nên chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.