BÀI TẬP VỀ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ VIỆT NAM

Thứ tư - 28/10/2020 10:36
Câu 1:
          Phân tích thế mạnh, tình hình phát triển ngành khai thác khoáng sản, sản xuất thủy điện, chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp và cây ăn quả của vùng TDMNBB?
tải xuống (3)
tải xuống (3)

TL:
a. Thế mạnh ngành khai thác khoáng sản:
    • TDMNBB là vùng giàu TNKS:
      • Có nhiều mỏ than đá ở Quảng Ninh
      • Mỏ sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai
      • Mỏ man gan:  Cao Bằng
      • Mỏ thiếc: Cao Bằng
      • Mỏ  bô xít: Lạng Sơn, Cao Bằng
      • Mỏ Apatit: Lào Cai
      • Đồng: Lào Cai, Sơn La
      • Mỏ chì-kẽm Tuyên Quang
      • Đá vôi có ở nhiều nơi…
    • Các loại khoáng sản  này có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, nhiều loại lộ thiên dễ khai thác như:
      • Khai thác than ở Quảng Ninh mổi năm khoảng  gần 20 triệu tấn
      • Khai thác thiếc ở Cao bằng mổi năm hơn 1000 tấn
      • Khai thác Apatit để sx phân bón
      • Khai thác đá vô để sx xi măng…
b. Thế mạnh sản xuất thủy điện
    • Có nhiều sông suối có độ dốc lớn, lưu lượng nước nhiều như sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm…, nước chảy xiết nên nguồn trữ  năng phát triển thủy điện rất lớn chiếm 56% trữ năng thủy điện cả nước tương đương 11 triệu kW
    • Có các nhà máy thủy điện lớn như: Thủy điện Sơn La: 2,4 triệu kw; Hòa Bình:1,92 triệu kw (trên sông Đà); Thác Bà, Tuyên Quang… và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ
c. Chăn nuôi gia súc:
  • Địa hình chủ yếu đồi núi, trung du nên có nhiều đồng cỏ, bãi chăn thả  và các nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi
  • Đàn gia súc:
    • Trâu 1,7 triệu con chiếm 53% cả nước
    • Bò 900 ngàn con chiếm 16% cả nước
    • Đàn lợn: 5,8 triệu con chiếm 21 % cả nước
d. Trồng CCN, cây ăn quả:
      • Diện tích đất rộng lớn chủ yếu đất Feralit, khí hậu  có mùa đông lạnh kéo dài
      • Trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới:
        • Cây công nghiệp:
          • Cây CN là thế mạnh của vùng, quy mô tương đối tập trung:
          • Bao gồm: Chè, quế, hồi, thuốc lá, đậu tương…
          • Chè, hồi là cây trồng chủ yếu của vùng với diện tích và sản lượng lớn nhất cả
      nước.
          • Chè có nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
          • Chè phân bố chủ yếu: vùng đồi trung du Đông Bắc: Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn
     La, Phú Thọ…
        • Cây ăn quả nhiều loại : Táo, lê, đào, mơ, mận, cam…
Câu 2:
         Vì sao nói: Khai thác khoáng sản và thủy điện là thế mạnh của vùng TDMNBB? Để phát triển kinh tế xã hội TDMNBB cần có những biện pháp nào?
TL:
  1. Khai thác khoáng sản và thủy điện là thế mạnh của vùng TDMNBB vì: Công nghiệp khai thác khoáng sản và thủy điện của vùng rất phát triển
    • CN khai khoáng: Vùng có các ngành khai thác
    • Than ở  Quảng Ninh, Thái Nguyên,
    • Sắt ở Thái Nguyên
    • Đồng, apatit ở Lào Cai
    • Thiếc ở Cao Bằng…
    • Đá vôi …
    • Công nghiệp thủy điện: Nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn
    Thủy điện Sơn La: 2,4 triệu kw; Hòa Bình:1,92 triệu kw; Thác Bà, Tuyên Quang…
  1. Giải thích:
    • Vì vùng có nhiều mỏ khoáng sản tập trung với trử lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi: So với cả nước than đá chiếm trên 90%, Apatit chiếm 100%, Sắt 38,7%, Đá vôi: 50%...
    • Có nhiều sông suối có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào, chảy xiết nên nguồn thủy năng phát triển thủy điện rất lớn chiếm 56% trữ năng thủy điện cả nước.
c.   Biện pháp phát triển kinh tế xã hội của vùng:
  • Đẩy mạnh phát triển giao thông ,
  • Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên: Khoáng sản, rừng, đất, biển….
  • Tăng cường trồng và bảo vệ rừng
  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động hợp lí
  • Tăng cường nguồn lao động có tay nghề kỉ thuật cho vùng đặc biệt là vùng Tây Bắc
  • Tăng cường ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống nhân dân
Câu 3:
          1. Trình bày đặc điểm điều kiện và tình hình phát triển sx công nghiệp của vùng trung du miền núi Bắc Bộ? 
          2. Vì sao phát triển kinh tế vùng TDMNBB lại có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
TL:
    1. Lưu ý yêu cầu đề chỉ hỏi điều kiện tình hình phát triển SX công nghiệp: Chỉ nêu các nhân tố ảnh hưởng tới SXCN và tình hình phát triển, phân bố ngành công nghiệp
    2. Nêu những thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lí, TNTN, dân cư xã hội của vùng và các biện pháp giải quyết từ đó để phát triển kinh tế, ổn định chính trị và bảo vệ an ninh quốc phòng
Câu 1: Bài tập 3 trang 75
Câu 2: Bài tập 2 trang 79
Câu 3: Bài tập 3 trang 79
Câu 4: Dựa vào bảng 21.1
          1. Vẽ biểu đồ thể hiện  năng suất lúa của ĐBSH so với ĐBSCL và cả nước
          2. Nhận xét và giải thích
Câu 5: Dựa vào bảng 22.1
        1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH
        2. Nhận xét và giải thích
        3. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới việc đảm bảo lương thực của vùng
Câu 6:
  1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng ĐBSH diễn ra như thế nào?
  2. Phân tích những điều kiện giúp ĐBSH trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
     Điều kiện ĐBSH trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta:
    • Vị trí địa lí: Giáp vùng TDMNBB, BTB, Biển đông tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế  biển
    • Có HN là thủ đô nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông , thông tin quan trọng
    • Có một số khoáng sản có trử lượng lớn: Mỏ đá, sét cao lanh, tan nâu, khí tự nhiên phát triển ngành CN SX vật liệu xây dựng, khai thác nhiên liệu.
    • Các loại tài nguyên khác như: đất, địa hình, khí hậu, biển,… có nhiều thuận lợi phát triển cung cấp nguyên liệu phát triển mạnh  ngành CNCBLTTP
    • Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trẻ,có tay nghề kỉ thuật cao
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn
    • CSVCKT, CSHT tốt và đang từng bước được bổ sung
    • Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm: Đầu tư vốn, công nghệ…
    • Vùng còn có lịch sử phát triển CN sớm…
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay6,110
  • Tháng hiện tại122,115
  • Tổng lượt truy cập8,041,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây