kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp khai thác than, công nghiệp năng lượng.
Thứ bảy - 14/11/2020 22:17
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp khai thác than, công nghiệp năng lượng.
* Tiềm năng để phát triển công nghiệp khai thác than. + Trữ lượng: 3,6 tỉ tấn, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Ngoài ra còn có than ở Na Dương (Tuyên Quang), Thái Nguyên... + Sản lượng khai thác hàng năm từ 15-20 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu trong nước còn là mặt hằng xuất khẩu quan trọng. * Tiềm năng để phát triển công nghiệp năng lượng . - Tiềm năng lớn về thủy điện. + Hệ thống sông Hồng: 11 triệu KW, chiếm 37% tiềm năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu KW. + Các nhà máy thủy điện lớn như: Hòa Bình (1,9 triệu KW) trên sông Đà, Thác Bà trên sông Chảy. Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công suất 3,6 triệu KW lớn nhất nước ta (đã xây dựng xong). - Tiềm năng lớn về nhiệt điện + Dựa trên nguồn than phong phú. + Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn là Uông Bí, Phả lại lớn nhất cả nước. Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng chưa được sử dụng hợp lý. * Tiềm năng lớn về lao động . - Số lượng: + Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh (lực lượng lao động từ 15-59 tuổi chiếm 64% dân số, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động). + Nguồn lao động dồi dào là điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động. - Chất lượng: + Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. + Chất lượng lao động tăng lên (hiện nay cả nước có gần 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, trong đó số lao động trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học ngày một tăng). - Phân bố lao động: + Ở các vùng kinh tế phát triển tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật. + Ở thành thị, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao. * Sử dụng lao động chưa hợp lí. - Trong các ngành kinh tế: Tỉ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn khá cao (năm 2005 là 57,2%), chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra chậm (d/c số liệu SGK) - Trong các thành phần kinh tế: lao động ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng (năm 2000 là 0,6% lên 1,6% năm 2005). - Năng xuất lao động động còn thấp, quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng hết (mới sử dụng 77,7% - 2003). - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (6%) và thiếu việc làm ở nông thôn của nước ta còn cao. - Lao động chủ yếu ở nông thôn (75,8%), ít ở thành thị (24,2%)- năm 2003. Câu 3: Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều. + Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng bằng, ven biển. Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ dân số cao (d/c) Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu hết dưới 100 người/km2, nhiều nơi dưới 50 người/km2 . + Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị : năm 2003: nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%. + Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền hay trong một địa phương. Đồng bằng sông Hồng dân cư đông hơn đồng bằng sông Cửu Long : Đồng bằng sông Hồng với 1192 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long 425 người/km2 . Miền Bắc: dân cư tập trung đông ở đồng bằng sông Hồng, thưa ở phía Tây Bắc và Đông Bắc… Câu 4: Cho đoạn thông tin sau: “ Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi” (Sách giáo khoa Địa lí 9 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012) Bằng kiến thức đã học hãy chứng minh nhận định trên. ( Đây là dạng câu hỏi mở nhưng vẫn thuộc loại câu hỏi chứng minh hiện trạng, học sinh cần làm sáng tỏ các vấn đề từ đoạn thông tin) * Việt nam là nước đông dân: - Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (sách giáo khoa địa lí 9) (HS có thể lấy số liệu At lát Địa lí Việt Nam hoặc số liệu ngày 1/12/2013 là 90 triệu người). - Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới. * Tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần: Năm 1999 là 1,43%, đến năm 2013 là 1,04%. * Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa. + Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. Năm 1999: - Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5% - Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4% - Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1% + Số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, số người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động có xu hướng tăng. Từ năm 1989 đến 1999: - Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): Từ 39% giảm còn 33,5% - Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): Từ 53,8% tăng lên 58,4% - Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): Từ 7,2% tăng lên 8,1% * Cơ cấu dân số theo giới tính thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ nữ. Từ năm 1989 đến 1999: - Nam tăng từ 48,7% lên 49,2%. - Nữ giảm từ 51,3% xuống 50,8%. Câu 5: Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước. + Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. + Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. + Đây là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng đầu nhất nước ta. + Ở đây các dịch vụ như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật…đều phát triển mạnh.