Câu hỏi ôn tập phần địa lý dân cư

Thứ tư - 28/10/2020 10:17
Câu 1: V1 2009-2010 Trình bày tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 - năm 2009?Vì sao đối với nước ta hiện nay việc giảm tỉ lệ gia tăng nhanh chóng ổn định dân số là điều kiện thuận lợi để phát kinh tế xã hội
tải xuống (3)
tải xuống (3)
   TL:
        1. Tình hình phát triển dân số nước tagiai đoạn 1989-2009:
  • DS nước ta đông, năm 2009 có khoảng 85,6 triệu người đứng thứ 13 thế giới, thứ 3 khu vực ĐNA
  • Trong thời gian từ 1989 đến nay, tốc độ gia tăng dân số giảm : Năm 1989 là 2,1% đến năm 2009 giảm xuống còn 1,2 %
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở mức tương đối thấp và ổn định nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh, TB mổi năm tăng khoảng hơn 1 triệu người
  • Cơ cấu dân số trẻ, đang có xu hướng già đi:
  • Tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động giảm từ  33,5%- năm 1999xuống còn 27,0%- năm 2005,
  • Tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động  tăng từ 58,4% - năm 1999 lên 64,0%
  • Tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động tăng từ 8,1%- năm 1999 lên 9,0%- năm 2005
  • Nhưng tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động còn cao(d/c năm 2005)
  • Tỉ lệ nữ cao hơn nam nhưng đang cò xu hướng cân bằng và nam cao hơn nữ
  • Mật độ dân số cao. Năm 2006: 254 người/ km2
  • Phân  bố dân cư không đồng đều:
    • Dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển và  các đô thị lớn: mdds cao nhất ở ĐBSH1192 ng/km2- năm 2003
    • Dân cư thưa thớt  miền núi và cao nguyên:  mdds thấp nhất Tây Bắc: 67 người/ km2, Tây nguyên: 82 người/km2
  • Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (74%)
  • Mật độ ds phía Bắc còn cao hơn phía Nam.
  • Dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải phòng, TPHCM…
  • Tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm đang còn nhiều: (d/c)
        1. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng thấp kém so với thế giới  nên dân số phát triển nhanh sẽ gây sức ép tới :
  • Kinh tế xã hội:
    • Tốc độ phát triển kinh tế chậm
    • Thừa lao động, thiếu việc làm => tỉ lệ thất nghiệp cao....
    • Tiêu dùng nhiều, tích lũy ít.
    • Thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện: Y tế, Giáo dục, nhà ở…
    • Nhiều tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, rượu chè, bài bạc…
  • Tài nguyên cạn kiệt: rừng, biển, khoáng sản…, môi trường ô nhiểm: nước, không khí.
=> Vì vậy việc ổn định phát triển dân số là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
     Câu 2: V1- 2008-2009:
  1. Vì sao vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
  2. Nêu các chủ trương và biện pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề lao động, việc làm?
     a.   Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay:
 *   Hiện trạng nguồn lao động hiện nay:
  • Nguồn lao động nước ta có nhiều thuận lợi:
  • Nước ta có nguồn lao động dồi dào, năm 2003: 41,3 triệu người; năm 2005: 42,5 triệu người và ngày càng tăng TB mổi năm khoảng hơn 1 triệu người/ năm;
  • Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cần cù, sáng tạo.
  • Nguồn lđ trẻ, có khả năng tiếp thu khoa  học kỹ thuật nhanh
  • Giá thành lao động rẽ
  • Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao
  • Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn
    • Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế:
    • Lao động phân bố không đồng đều, nông thôn chiếm tỷ lệ cao:76%; Lao động thành thị chỉ chiếm 24%- năm 2003
    • Phần lớn lđ tập trung trong SX nông nghiệp: 60% lao động
    • Trình độ chuyên môn, tay nghề còn thấp : Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ thấp 21,2%; Không qua đào tạo  cao:78,8% (Năm 2003) . Năm 2005 tỉ lệ lđ qua đào tạo: 25%
    • Thể lực nguồn lao động còn kém
*  Trong khi nền kinh tế nước ta lại chưa phát triển, thiếu vốn đầu tư để phát triển SX, mở rộng ngành nghề…  Nên dẫn đến thừa lao động, thiếu việc làm. Tỉ lệ lao động thất nghiệp cao
      • Đô thị:  thất nghiệp 6%
      • Nông thôn: Do tính chất mùa vụ chỉ sử dụng hết 77,7% thời gian lđ
=> Đã gây ra nhiều hậu quả :
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
  • Thu nhập thấp, tiêu dùng nhiều tích lũy ít
  • Tạo ra sức ép tới vấn đề việc làm, clcs: Thừa lao động, thiếu việc làm, clcs chậm cải thiện: Y tế, GD, nhà ở, ăn mặc…
  • Nhiều tệ nạn xã hội:  …
      • Vì vậy, giải quyết việc làm  cho lđ nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nâng cao clcs , ổn định an ninh quốc phòng là vấn đề rất cần thiết ở nước ta hiện nay.
  1. Biện pháp- Chủ trương
  • Thực hiện tốt các chính sách DS- KHHGĐ, giảm gia tăng tự nhiên dân số
  • Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng, miền.
  • Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn;  CNH-HĐH ở nông thôn
  • Phát triển hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ ở thành thị,
  • Đa dạng hoá các  hình đào tạo đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm
  • Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để mở rộng Sx, xuất khẩu lao động.
Câu 3: V3 -2007-2008:
  1. Phân tích hiện trạng cơ cấu tự nhiên của dân số nước ta hiện nay
  2. Cơ cấu dân số đó đã ảnh hưởng tới vấn đề lao động việc làm như thế nào?
  3. Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề về cơ cấu tự nhiên của dân số hiện nay ở nước ta?
TL:
    1. Hiện trạng cơ cấu dân số
    1. Cơ cấu về giới:  đang thay đổi
    • Tỉ lệ nữ giảm, nam tăng có xu hướng cân bằng và tiến tới nam lớn hơn nữ do
      • Môi trường làm việc của Nam giới thay đổi,
      • chiến tranh kết thúc,
      • Lựa chọn giới tính…
    • Tỉ lệ nam thấp hơn nữ  và có sự khác nhau giữa các vùng do: hậu quả chiến tranh, cơ cấu kinh tế…
    1. Cơ cấu về độ tuổi : đang có sự thayđổi
  • Tỉ lệ nhóm 0-14 tuổi giảm dần,
  • Tỉ lệ nhóm 15-59 tuổi và trên 60 tuổi ngày càng tăng.
  • Tỉ lệ nhóm tuổi  0-14 tuổi  và 15-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao
  • Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao>70%
=> Dân số nước ta thuộc vào loại trẻ,  đang có xu hướng già đi
    1. Ảnh hưởng cơ cấu dân số
    1. Kết cấu( cơ cấu) dân số giới tính có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội :
    • Nam giới có sức khỏe và chịu đựng được những công việc đòi hỏi cường độ lao động cao, nặng nhọc do đó thích hợp với các ngành công nghiệp nặng: Năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất…
    • Nữ giới khéo léo, bền bỉ thích hợp với các ngành công nghiệp nhẹ nhàng đòi hỏi sự khéo léo: SX hàng tiêu dùng CBLTTP, SX thủ công nghiệp…
    • Nhu cầu đời sống hàng ngày của Nam và Nữ cũng khác nhau.Vì vậy, trong kế hoạch phát triển SX và đời sống chúng ta cần phải chú ý đến kết cấu giới tính.
    1. Ảnh hưởng cơ cấu dân số theo độ tuổi tới sự phát triển kinh tế-xã hội
      (Như mục II-3-b, c phần địa lí dân cư)
    1. Các biện pháp chính giải quyết
      (Như mục II-3-d phần địa lí dân cư)
Câu 4 V1- 2007-2008:
  1. Những chuyển biến trong cơ cấu sử dụng lao động nước ta trong mấy thập niên gần đây?
  2. Giải thích vì sao có sự chuyển biến đó?
TL:
        1. Mục 2 phần IV Địa lí dân cư
        2. Giải thích: Có sự chuyển biến đó là vì:
  • Nước ta đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp
      • Quá trình CNH, HĐH đang diễn ra mạnh mẽ => Kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, CN-DV đang được khuyến khích phát triển nhanh (đang thu hút nhiều lao động, mở rộng nhiều đô thị)
      • Tuy nhiên ngành DV còn nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và hoạt động kinh tế đối ngoại tăng chậm
Câu 5:V1-2006-2007
Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam?  Chúng ta cần phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân?
TL: Mục 6 của IV -Địa lí dân cư
Câu 6:
Phân tích đặc điểm, tình hình sử dụng và biện pháp giải quyết  lực lượng lao động hiện nay của nước ta?
T:  Mục 1, 2 và mục  3b của IV-Phần địa lí dân cư
Câu 7

Cho bảng số liệu: Dân số thành thị và nông thôn qua 1 số năm. Đơn vị: nghìn người
                            Năm
Tiêu chí
1985 1990 1995 2000 2003 2009
Số dân thành thị 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 20869,5 25337,6
Số dân nông thôn 48524,0 53138,6 56972,7 58862,0 60020,0 60263,0
  1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số thành thị so với nông thôn trong giai đoạn 1985-2009 =  Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình diễn biến  dân số thành thị và nông thôn từ năm 1985-2009
  2. Nhận xét tình hình biến động dân số thành thị và nông thôn trong thời kì trên và giải thích vì sao có sự biến động đó?
TL: a1. Xử lí số liệu (%)
Tỉ lệ                                               Năm 1985 1990 1995 2000 2003 2009
Thành thị 18,9 19,5 20,7 24,2 25,8 29,6
Nông thôn 81,1 80,5 79,3 75,8 74,2 70,4
       a2. Vẽ biểu đồ hình miền
       b. Nhận xét:
  • Số dân thành thị và nông thôn từ năm 1980-2009  tăng liên tục
    • Số dân thành thị tăng nhanh (d/c)
    • Số dân nông thôn tăng chậm (d/c)
  • Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi
    • Tỉ lệ dân thành thị tăng (d/c)
    • Tỉ lệ dân nông thôn giảm (d/c)
Nguyên nhân  có sự biến động đó là do:
 Nước ta tiến hành đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 8:
Cho bảng số liệu: Dân số nước ta thời kì 1921- 2009.  ĐV: triệu người
Năm 1921 1939 1954 1960 1970 1980 1989 1999 2003 2009
Dân số 15,6 19,5 23,8 30,2 41,9 53,7 64,4 76,3 80,9 85,7
 
  1. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta thời kì 1921-2009
  2. Nhận xét và giải  thích
Câu 9 V1 2010-211:
       Vì sao vấn đề cần quan tâm hiện nay trong chính sách dân số của nước ta là phân bố lại dân cư giữa các vùng và trên phạm vi cả nước?
  •  Vì phân bố dân cư nước ta không đồng đều và chưa hợp lý:
  • Mật độ dân số nước ta cao (d/ c) và ngày một tăng (d/c)
  • Dân cư nước ta phân bố không đồng đều
    • Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển, (d/c), ở trung du miền núi thưa thớt (d/c)
    • Không đồng đều giữa thành thị và nông thôn(d/c)
    • Ngay trong phạm vi hẹp nội bộ giữa đồng bằng với đồng bằng cũng có sự chênh lệch quá lớn
  •  Sự phân bố dân cư không đồng đều đã làm ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng và khai thác tài nguyên:
  • Đồng bằng đất chật người đông thừa lao động, thiếu việc làm tài nguyên bị khai thác cạn kiệt
  • Miền núi và cao nguyên đất rộng người thưa giàu tài nguyên: đất đai, rừng, khoáng sản, nhưng thiếu lao động để khai thác, thiếu nhân lực bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới
  •  Biện pháp: Phải phân bố dân cư theo hướng (trang 6- phần dân cư)
Câu 10 CT 2009-2010:
       Dựa vào bảng 3.2 trang 14-SGK ĐL9:
  1. Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số của các vùng ở nước ta?
  2. Giải thích tại sao ở ĐBSH có MĐDS cao nhất nước?
  3. Nêu các biện pháp giải quyết vấn đề mđ ds ở ĐBSH?
       Nhận xét:
    • Sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều giữa các vùng, giữa đồng bằng với miền núi, giữa đồng bằng với đồng bằng, trong nội bộ vùng.
    • Mật độ dân số từ năm 1989- 2003 đều tăng,  cả nước tăng  (d/c) tăng nhanh nhất là ở ĐBSH (d/c), chậm nhất ở TDMNBB (d/c)
       (Câu b và c giống như phần phân bố dân cư)
Câu 11 CT 2010-2011:
       Dựa vào bảng 2.2 trang 9 SGK ĐL9:
  1. Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
  2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào dến lao động và việc làm ở nước ta?
* Nhận xét:
    • Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: 
    • Nước ta có cơ cấu dân số trẻ :Tỉ lệ nhóm tuổi  0-14 tuổi  và 15-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao (d/c); nhóm 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ thấp (d/c)
    • Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao>70%
    • Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự  thay đổi,  có xu hướng già đi
  • Tỉ lệ nhóm 0-14 tuổi giảm dần (d/c)
  • Tỉ lệ nhóm 15-59 tuổi và trên 60 tuổi ngày càng tăng (d/c).
* Ảnh hưởng…
Thuận lợi tăng nhanh
    • Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, trẻ, tiếp thu KHKT nhanh, gía  thành lao động rẽ
    • Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn
    • Trợ lực cho phỏt triển kinh tế và xó hội
Khó khăn cơ cấu dân số: Gây ra hậu quả lớn đối với kinh tế xó hội và tài nguyờn-mụi trường
  • Kinh tế:
    • Tốc độ phát triển kinh tế chậm
    • Thừa lao động và thiếu việc làm
    • Tiêu dùng nhiều và tích luỹ ít
  • Xã hội và clcs
    • Thu nhập thấp
    • Tệ nạn xã hội nhiều…
    • Sức ép vấn đề giáo dục, y tế, ăn, mặc, ở … chất lượng cuộc sống thấp
      • Tài nguyên- Môi trường:
    •  Cạn kiệt tài nguyên
    •  Ô nhiễm môi trường
    •  Phát triển bền vững

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay10,840
  • Tháng hiện tại147,055
  • Tổng lượt truy cập8,250,260
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây