ÔN TẬP SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ VIỆT NAM

Thứ tư - 28/10/2020 10:33
I. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ:
Diện tích rộng: …
Dân số ít: …
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  • Bao gồm các tỉnh:
    • Tây Bắc…
    • Đông Bắc…
      • Tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào; các vùng ĐBSH, BTB
      • Giáp vịnh Bắc Bộ
  • Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, đường biên giới, đường bờ biển dài
=> Ý nghĩa:
  • Thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hóa xã hội của vùng TDMNBB với các nước TQ, Lào và  ĐBSH, BTB
  • Có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng
2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
 
Tài nguyên Thuận lợi Khó khăn
Địa hình,
Đất 
 
ĐH: Chủ yếu là đồi núi
Đất:Feralit chiếm diện tích lớn, có nhiều đồng cỏ, diện tích chăn thả lớn => Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi GSL, 
Địa hình bị chia cắt mạnh nên đi lại khó khăn
Đất bị xói mòn , rữa trôi, sạt lỡ
Khí hậu Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài => Trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, nhất là các loại ccn, cây ăn quả: chè, hồi, táo, đào, lê, mận… Khí hậu thất thường: rét đậm, rét hại, lũ quét
Nước
 
Có nhiều sông suối có độ dốc lớn, lưu lượng nước nhiều như sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm…, nước chảy xiết nên nguồn trữ  năng phát triển thủy điện rất lớn chiếm  56% trữ năng thủy điện cả nước tương đương 11 triệu kW, còn có  giá trị thủy lợi Mùa lũ gây ra lũ lụt, mùa cạn thiếu nước gây hạn hán
K/sản Phong phú đa dạng,1 số loại có trữ lượng lớn :
      • Có nhiều mỏ than đá ở Quảng Ninh
      • Mỏ sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai
      • Mỏ man gan:  Cao Bằng
      • Mỏ thiếc: Cao Bằng
      • Mỏ  bô xít: Lạng Sơn, Cao Bằng
      • Mỏ Apatit: Lào Cai
      • Đồng: Lào Cai, Sơn La
      • Mỏ chì-kẽm Tuyên Quang
      • Đá vôi có ở nhiều nơi…
Các loại khoáng sản  này có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, nhiều loại lộ thiên dễ khai
=> Thế mạnh phát triển CN khai khoáng, luyện kim…
Một số khoáng sản trữ lượng nhỏ, phân tán => Khai thác khó khăn.
Biển Bờ biển dài, có vũng vịnh, bãi biển đẹp, có ngư trường lớn… Xây dựng hải cảng, phát triển du lịch Hạ Long, đánh bắt hải sản Đang bị cạn kiệt, môi trường đang bị cạn kiệt
Rừng S rừng khá lớn => Phát triển lâm nghiệp
Có nhiều VQG => Du lịch sinh thái
 
3.  Đặc điểm dân cư xã hội
* Thuận lợi:
  • Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người => Văn hóa đa dạng, nhiều nghề truyền thống
  • Có nhiều  kinh nghiệm canh tác trên đất dốc: trồng CCN, làm ruộng bậc thang
  • Có nhiều di tích lịch sử: Đền Hùng, Điện Biên Phủ…
=> Phát triển du lịch
  • Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng , chất lượng cuộc sống đang được cải thiện
*    Khó khăn:
  • Trình độ dân trí thấp
  • Cơ sở vật chất kỉ thuật, cơ sở hạ tầng kém
  • Chất lượng cuộc sống thấp: thu nhập, tuổi thọ TB, …
4.  Trung du BB(Đông Băc)  là địa bàn đông dân, kinh tế phát triển hơn miền núi BB
     (Tây Bắc) vì: Trung du Bắc Bộ có nhiều lợi thế thuận lợi hơn miền núi Bắc Bộ:          
        
         
  • Đất: Fera lít màu mở hơn, thích hợp cây công nghiệp lâu năm, đồng cỏ chăn thả gia súc, đất miền núi có độ dốc lớn, ít màu mỡ.
  • Khí hậu: Mùa đông lạnh hơn nhưng ít sương giá, lũ quét => thuận lợi phát triển rau , cây ăn quả ôn đới
  • Khoáng sản: Phong phú đa dạng hơn, nhiều loại có trử lượng lớn: than, sắt, chì kẽm, Apatit….
5. Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và TNTN:
 …vì:
  • TDMNBB là vùng có TNTN phong phú đa dạng: khoáng sản, rừng, đất…
  • Nhưng nguồn TNTN đang ngày càng bị cạn kiệt:
    • Rừng bị khai thác bừa bãi và ngày càng nghèo đi
    • Đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm
    • Các loại khoáng sản còn lãng phí trong quá trình khai thác và sử dụng
  • Chất lượng môi trường sinh thái đang bị suy giảm
  • Vì vậy, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và TNTN là vấn đề hết sức quan trọng đối với vùng TDMNBB
6.  Tình hình phát triển, phân bố các ngành kinh tế của vùng
a.  Ngành công nghiệp:
*   Cơ cấu: Khá đa dạng
  • Điện: thủy điện, nhiệt điện
  • Khai khoáng: than, sắt, apatit, thiếc, đồng…
  • Các ngành khác: Luyện kim (đen, màu), cơ khí, hoá chất, chế biến LT-TP , Sxvaatj liệu xây dựng…
  • Thế mạnh: Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.
* Phát triển, phân bố:
  • Có các nhà máy thủy điện lớn như: Thủy điện Sơn La: 2,4 triệu kw; Hòa Bình:1,92 triệu kw (trên sông Đà); Thác Bà, Tuyên Quang… và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ
  • Nhiệt điện:  Uông Bí, Cẩm Phả (QN), Na Dương (Lạng Sơn)
  • Khai thác khoáng sản:
  • Khai thác than ở Quảng Ninh mổi năm khoảng  gần 20 triệu tấn
      • Khai thác thiếc ở Cao bằng mổi năm hơn 1000 tấn
      • Khai thác Apatit để sx phân bón
      • Khai thác đá vô để sx xi măng…
  • Luyện kim đen, màu: Thái Nguyên
=> Trung tâm CN: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
b. Nông nghiệp
* Cơ cấu: đa dạng ….
  • Trồng trọt: đa dạng SP nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt:
  • Cây CN là thế mạnh của vùng, quy mô tương đối tập trung:
    • Bao gồm: Chè, quế, hồi, thuốc lá, đậu tương…
    • Chè, hồi là cây trồng chủ yếu của vùng,
Chè chiếm diện tích, sản lượng cao nhất
nước. Chè có nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
Chè phân bố chủ yếu: vùng đồi trung du Đông Bắc: Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn
La, Phú Thọ…
  • Cây ăn quả : Táo, lê, đào, mơ, mận, cam…
  • Cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, khoai.
Lúa trồng ở 1 số cánh đồng giữa núi và ở các thung lũng sông: Điện Biên, Than Uyên,                       Nghĩa Lộ, Trùng Khánh…
  • Còn có các loại cây dược liệu: Tam thất, đương quy, đổ trọng, thảo quả và các loại rau ôn dới: xu hào, cảI bắp… phát triển mạnh…
  • Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, dê, ngựa...
    • Trâu 1,7 triệu con chiếm 53% cả nước
    • Bò 900 ngàn con chiếm 16% cả nước
    • Đàn lợn: 5,8 triệu con chiếm 21 % cả nước
      • Nuôi, đánh bắt thuỷ sản phát triển ở QNinh.
      • Ngành lâm nghiệp phát triển mạnh theo mô hình nông lâm kết hợp
*   Khó khăn, biện pháp:
  • Điều kiện tự nhiên: (như trên)
  • Dân cư xã hội: (như trên)
  1. Dịch vụ:
    • Hệ thống GTVT nối liền các tỉnh 
      • Có nhiều tuyến đường (d/c)......
      • Cửa khẩu quan trọng (d/c).....
    • Thương  mại: phát triển sôi động, giao lưu chủ yếu với Vân Nam, Quảng Tây  (TQ) và Thượng Lào.
    • Du lịch :Có nhiều thế mạnh để phát triển (du lịch tự nhiên và nhân văn...)
  2. Các trung tâm kinh tế: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
7. Ý nghĩa việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp (BT2 trang 53 vở
     bài tập)
 8. Bài tập 3 trang 54 vở bài tập: Vẽ biểu đồ và nhận xét giá trị sx CN 2 tiểu vùng ĐB
     và  TB?
9.  Ngành CN luyện kim đen ở Thái Nguyên sd nguyên liệu tại chổ:
  • Than Antraxit ở Khánh Hòa
  • Than mở ở Phấn Mễ
  • Sắt ở Trại Cau
  • Nguồn nước sông đi qua Thái Nguyên
10. Sơ đồ mối quan hệ giữa sx và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích: (Bài thực hành

         II. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
  • Dân số đông: …
  • Diện tích nhỏ: …
  • Bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên….
        1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ:
  • Vùng có S nhỏ: 14.806 km2 chiếm 4,5 % S cả nước bao gồm phần rìa trung du và ĐB châu thổ   
  • Là ĐB châu thổ lớn thứ 2 cả nước sau ĐB SCL     
  • Tiếp giáp: TD MN BB, BTB, Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ).
=> Thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với các vùng khác và  các nước trên thế giới.
Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
2.   Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
*.  Thuận lợi:
  1. Địa hình, đất:
    • Địa hình chủ yếu ĐB => có khả năng giữ nước chân ruộng, mặt bằng xây dựng tốt,
    • Đất chủ yếu phù sa màu mở => Trồng lúa nước, cây hoa màu…
  2. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nguồn nhiệt ẩm phong phú, có một mùa đông lạnh có thể trồng nhiều loại cây: Nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt;  Thâm canh tăng vụ: trồng lúa và 1 số cây ưa lạnh
  3. Nước: dồi dào, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt => Tưới tiêu, thâm canh lúa nước.
  4. Khoáng sản 1 số loại có giá trị : đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét, cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình)=> Phát triển CN  sx vật liệu xây dựng, khai thác nhiên liệu.
  5. Biển:
  • Có bãi biển đẹp: Đồ Sơn, Cát Bà => Phát triển du lịch
  • Có ngư trường lớn => Phát triển ngành thủy sản
  • Có vịnh biển lớn để xây dựng hải cảng.
  1. Rừng: Nhiều VQG: Xuân Thủy, Cát Bà, Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì
*.  Khó khăn:
  • S đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp
  • S đất bị nhiểm mặn chua phèn còn khá nhiều
  • Khí hậu thất thường nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại…
  • Ít tài nguyên khoáng sản
          1. Đặc điểm dân cư xã hội:
    1. Thuận lợi:
      • Trình độ dân trí cao,
      • Dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước
      • Nguồn  lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sx nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa nước, nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật 
      • Thị trường tiêu thụ rộng lớn
      • CSHT và CSVCKT tốt, kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước, đặc biệt là hệ thống thủy lợi
      • Một số thành thị hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng ...
      • Nhiều di tích lịch sử: Hoàng thành Thăng Long, Chùa một cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, các làng nghề truyền thống: gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ; nhiều làn điệu dân ca, lễ hội truyền thống…=> phát triển du lịch
    2. Khó khăn:
  • Dân số đông gây sức ép lớn tới các vấn đề kinh tế - xã hội: Việc làm, thu nhập, chất lượng cuộc sống, tài nguyên, môi trường…
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm
  • CSVCKT-CSHT chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển
          1. Tình hình phát triển kinh tế:
* Đặc điểm chung:
  • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực:
  • Tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm dần 30,7% xuống 20,1% từ năm 1995-2002
  • Tỉ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng  chậm (d/c)
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm
          1. Công nghiệp:
     Ngành CN được hình thành sớm nhất nước ta và phát triển mạnh trong thời kì CNHHĐH
*   Giá trị:
  • Tỉ trọng ngành công nghiệp  tăng khá nhanh từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002
  • Giá trị sản xuất CN tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng lên 55,2 nghìn tỉ đồng năm , nhưng  vẫn còn thấp chỉ chiếm 21% GDP cả nước năm 2002.
  • Phần lớn giá trị SXCN tập trung ở HN, HP.
*   Cơ cấu:
  • Cơ cấu ngành rất đa dạng: Luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, SXVLXD, hàng tiêu dùng, CBLTTP, ...
  • Các ngành CN trọng điểm: CBLTTP, SX hàng tiêu dùng, SXVLXD, cơ khí.
  • Các SP quan trọng : (SGK)…
Phân bố:
  • Tập trung ở các đô thị.
  • Hai trung tâm CN lớn nhất vùng: HN, HP
2.  Nông nghiệp:  Cơ cấu đa dạng
Trồng trọt:
  • Cây lương thực là thế mạnh:
  • Đứng thứ 2 cả nước về DT, SL lương thực.
  • Đứng đầu cả nước về năng suất lúa: 56,4 tạ/ha- năm 2002.
  • Do: có trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng tốt nhất là thủy lợi, đê điều...
    • Cây rau đậu ưa lạnh vụ đông: khoai tây, cà chua, xu hào, cải bắp, các loại đậu, các loại hoa … phát triển mạnh thành vụ chính
  • Cây ăn quả: nhãn, vải, cam…
*   Chăn nuôi: bò sữa, lợn, gia cầm…
  • Chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước: 27%.
  • Chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang chú trọng phát triển
* Ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản     được chú ý phát triển
3.  Dịch vụ:
  • GTVT phát triển sôi động: HN, HP là 2 đầu mối giao thông quan trọng
  • BCVT phát triển mạnh. HN là trung tâm thông tin, tư vấn, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ lớn.
  • Du lịch được chú ý phát triển. Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Côn Sơn, Tam Cốc-Bích Động, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà, thành  Thăng Long
      => HN, HP là hai TT du lịch lớn.
  • Các hoạt động dịch vụ khác cũng phát triển mạnh mẽ…
          1. Các trung tâm Kinh tế và vùng Kinh Tế trọng điểm Bắc Bộ
a. Các trung tâm kinh tế:
  • Hai trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, HP
  • Tam giác kinh tế: HN-HP-QNinh
    1. Vùng KT trọng điểm Bắc Bộ
    • Bao gồm các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
    • Vai trò:
      • Tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNHHĐH
      • Sử dụng hợp lí nguồn TNTN và nguồn lao động vùng ĐBSH, TDMNBB.
      • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả hai vùng: ĐBSH và TDMNBB=> Kinh tế phát triển nhanh

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Tiếp giáp: ĐBSCL, TN, DHMT, Campuchia, Biển Đông. Nằm  trên các tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế.
=> Rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với ĐBSCL, TN, DHMT và với các nước trong khu      vực ĐNA; Có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng...
II . Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thien nhiên
1. Thuận lợi:
  • Địa hình bán bình nguyên, độ cao TB bề mặt tương đối bằng phẳng, mặt bằng xây dựng tốt quy mô lớn.
  • Đất chủ yếu là  đất xám trên phù sa cổ, đất Badan màu mở rộng lớn, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp theo quy mô lớn
  • Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm có mùa khô dài thuận lợi trồng cây CN nhiệt đới: Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều, …cây ăn quả. Phơi sấy bảo quản tốt
  • Biển: Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nguồn hải sản phong phú, có vũng vịnh, có bãi biển Vũng Tàu đẹp. Thuận tiện đánh bắt nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch biển...
  • Rừng: Diện tích rừng tự nhiên ít nhưng có nhiều vườn quốc gia Cát tiên, Bù Gia Mập, Lò- gò- Xa – mát để phát triển du lịch sinh thái ...
  • Nguồn nước dồi dào : Hệ thống sông Đồng Nai,... có tầm giá trị đặc biệt về thủy điện, thủy lợi, còn có hồ lớn như hồ Dỗu Tiếng có giá trị thủy lợi lớn trong chống hạn hán trong mùa khô...
  • Khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sét, cao lanh,  trử lượng lớn...
2. Khó khăn:
  • Khoáng sản và rừng tự nhiên  ít,
  • Môi trường ô nhiểm
  • Mùa khô dài thiếu nước, hạn hán...
3. Giải pháp:
  • Chú trọng bảo vệ tài nguyên môi trường trong phát triển kinh tế
  • Đầu tư bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn rừng ngập mặn ven biển
  • Xây dựng các hồ chứa nước
III. Đặc điểm dân cư – Xã hội
1.
Thuận lợi:
  • Dân cư  đông, nguồn lao động dồi dào, lành  nghề và năng động. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • Có sức hút đối với nguồn lao động của cả nước
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp
  • Tỉ lệ dân đô thị cao
  • CSVCKT-CSHT tốt nhất nước
  • Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như: Bến cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi để phát triển du lịch.
    1. Khó khăn:
  • Sức ép dân số tới CLCS, tài nguyên, môi trường
  • CSVCKT- CSHT  chưa đủ dấp ứng nhu cầu phát triển
  • Thị trường có nhiều biến động
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1.   Công nghiệp
Công nghiệp có sự thay đổi qua từng thời kì
  • Trước năm 1975:
    • Ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm
    • Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn
  • Sau năm 1975
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, ngành công nghiệp phát triển mạnh, chiếm gần 60% tổng giá trị GDP trong cơ cấu kinh tế chung  của vùng và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước: khoảng 50 %
  • Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và phát triển cân đối, bao gồm các ngành
    • Công nghiệp nhẹ: CBLTTP như CB sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản; CN SX hàng tiêu dùng như dệt may, dày da...
    • Công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí , hóa chất, SX VLXD, chế biến lâm sản, nhiệt điện Bà Rịa, thủy điện Trị An ( S. Đồng Nai), Thác Mơ (S. Bé)...
    • Hình thành phát triển 1 số ngành công nghiệp hiện đại: dầu khí, điện tử, công nghệ cao
  • Phân bố: Tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu. Riêng TPHCM chiếm khoảng 50% giá trị SX công nghiệp toàn vùng là trung tâm CN lớn nhất vùng và cả nước
  • Một số khó khăn:  Cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sx; Chất lượng môi trường đang bị suy giảm, ...
2.  Nông nghiệp
     Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng
  • Cây công nghiệp
    • Là vùng  chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước
    • Cơ cấu cây trồng đa dạng:
      • Cây CN dài ngày:
        • Cao su, điều trồng nhiều ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
        • Cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai ,
      • Cây CN ngắn ngày : mía, lạc, đậu tương, thuốc lá ... phân bố rộng khắp
  • Cây ăn quả: Là thế mạnh của vùng, nhiều loại cây có giá trị xuất khẩu: Vú sữa, mít tố nữ, sầu riêng, măng cụt...
 
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp  công nghiệp.
  • Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đem lại nguồn lợi lớn, phát triển khá mạnh.
  • Ngành lâm nghiệp cũng đang được chú trọng phát triển nhất là việc trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn
  • Một số khó khăn....


            

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay2,759
  • Tháng hiện tại79,584
  • Tổng lượt truy cập7,664,708
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây