TG | HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1 phút | Ổn định lớp, kiểm diện học sinh. | Lớp trưởng và nhóm trưởng báo cáo. |
10 phút | Công việc chuẩn bị sẵn: Tự làm sẵn 2 bộ mô hình gồm hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác và đem vào lớp, bộ thứ nhất cần theo kích thước “nguyên” như sau: - Hình lập phương có cạnh 10cm - Hình hộp chữ nhật kích thước 7cm x 12 cm x 5cm - Hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác vuông đều có cạnh bằng 6cm và chiều cao lăng trụ là 15cm. Bộ khối hình thứ nhất Bộ thứ hai có kích thước tùy ý nhưng phải khác kích thước bộ thứ nhất. Bộ khối hình thứ hai |
|
Dùng bộ mô hình thứ nhất, gọi 3 HS (thuộc 3 nhóm khác nhau) lên bảng và cho các em tự chọn 1 khối hình rồi yêu cầu các em:
|
Dự kiến: HS huy động kiến thức đã học về các hình khối: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng (đáy tam giác) |
|
Dùng bộ mô hình thứ hai, gọi 3 học sinh khác (thuộc các nhóm còn lại) lên trước lớp và yêu cầu các em:
(Mục đích của hoạt động này là để các em nghĩ đến việc khối hình phải như thế nào thì người khiếm thị cũng chỉ sờ bằng tay mà nhận biết được). |
Dự kiến: HS có thể nhận ra loại khối hình nhưng không thể nói được kích thước các cạnh, dẫn đến không thể tính toán được. |
|
10 phút | - Dẫn dắt sang vấn đề người khiếm thị và cho chiếu đoạn phim về nhu cầu học tập và sự khó khăn trong học tập của người khiếm thị. https://youtu.be/aJZim7YiiHA (Chữ nổi Braille, xem từ 1:14 đến 1:26 hoặc 1:40 đến 2:00) https://youtu.be/FjY9rW8gpS4 (Tranh nổi, xem từ phút 1:22 đến 2:00) - Cho HS phát biểu vài cảm nghĩ về những người khuyết tật này nhằm khơi gợi sự tham gia vào chủ đề STEM cho HS. |
Chia sẻ cảm nhận. |
10 phút | Từ đây, GV đặt ra nhu cầu thực tiễn và giao nhiệm vụ thiết kế bộ dụng cụ học hình học cho học sinh: - GV nêu lại bối cảnh (ở trên): Trước đây, việc đọc sách, viết chữ của người khiếm thị là một điều không tưởng và cơ hội học hành đối với họ là một ước mơ xa vời. Nhưng sự ra đời của hệ thống chữ nổi đã mang tới hi vọng về con chữ cho biết bao người khiếm thị không chỉ tại Việt nam mà còn là ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống chữ nổi này, người ta sẽ tạo ra các “dấu chấm nổi bằng cách dùng một chiếc đục có đầu nhọn và dùng lực từ tay để gõ xuống mặt giấy nhưng không làm thủng giấy. Và người khiếm thị sẽ dùng ngón tay để sờ lên các chấm nổi mà “đọc” nội dung từ việc ghép các chữ cái theo bộ mã (code) mà Louis Braille, một nhạc sĩ mù người Pháp đã xây dựng nên. Cũng vì vậy, nó còn gọi là chữ nổi Braille (hay đơn giản hơn, chữ Braille). Đó là cách để người khiếm thị viết hay đọc chữ cái và ký số. Còn đối với các hình hình học, họ sẽ “đọc” hoặc “xem” hình như thế nào? Các mô hình có sẵn từ thị trường dụng cụ và thiết bị trường học hiện nay vẫn chưa dành cho đối tượng này. |
|
10 phút | - Thông báo nhiệm vụ cho HS: Để giúp các học sinh khiếm thị có đồ dùng học tập hình học, mỗi nhóm hãy thảo luận để tìm cách tạo các mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác bằng bìa cứng sao cho người một học sinh lớp 8 khác bị che kín mắt (bằng khăn sậm màu) chỉ cần sờ mà có thể nhận biết hình dạng, xác định được số cạnh, số đỉnh, số mặt, kích thước để từ đó cũng tính được các giá trị diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích. - Cho học sinh phân nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm. |
Ghi nhận nhiệm vụ được giao. Xác định các tiêu chí của sản phẩm. Bước đầu suy nghĩ về giải pháp. |
14 phút | Cùng HS thống nhất tiêu chí đánh giá theo nhóm khi tham gia chủ đề. | HS thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm. |
STT | TIÊU CHÍ | ĐIỂM |
1 | Làm được đủ các khối hình: hộp chữ nhật, lập phương, lăng trụ đứng tam giác. | 2 |
2 | Không nhìn, chỉ cần sờ mà có thể nhận biết khối hình đang cầm là khối hình gì và giải thích được tại sao biết. | 2 |
3 | Không nhìn, chỉ cần sờ mà nhận biết khối có bao nhiêu mặt, bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh và chỉ ra được các cạnh bằng nhau. | 2 |
4 | Không nhìn, chỉ cần sờ mà đo được độ dài các cạnh (từ đó tính được các giá trị diện tích, thể tích) | 2 |
5 | Trình bày tự tin, thuyết phục, trả lời được câu hỏi phản biện; tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. | 2 |
TG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1 ph | Ổn định lớp, kiểm diện HS | Lớp trưởng báo cáo,… |
10 ph | GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bản thiết kế. | HS thào luận nhóm trong 10 phút để hoàn thành bản thiết kế. |
2 ph | GV thông báo tiến trình buổi báo cáo. | HS lắng nghe, ghi nhận |
8 ph | GV thông báo các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế. | HS lắng nghe, ghi nhận để đánh giá. |
20 ph | GV cho các nhóm báo cáo phương án thiết kế | HS báo cáo phương án thiết kế |
Cho các nhóm phản biện, nhóm thực hiện giải trình. GV phản biện và giải trình (nếu cần) |
Các nhóm HS phản biện, đặt câu hỏi. Nhóm báo cáo giải trình, trả lời. |
|
4 ph | Cho HS thảo luận nhóm. | Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn