“Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975”

Thứ ba - 10/11/2020 09:00
I. TÊN CHỦ ĐỀ
“Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975”
(Số tiết thực hiện: 02 tiết, 3 buổi ngoài giờ
“Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975”
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
          - Lí do thực hiện:
          Chương trình Ngữ Văn 12 có khá nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại với lượng kiến thức lớn cần nghiên cứu chuyên sâu mà học sinh sẽ vận dụng vào kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Thế nhưng trong quá trình học, học sinh thường dễ nhầm lẫn các đơn vị kiến thức. Đồng thời còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng những kiến thức đã đọc, đã học để đọc những bài thơ thời kháng chiến khác của Việt Nam. Do vậy việc nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học hay viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học để từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân là việc còn hạn chế.
          Để học sinh hệ thống được lượng kiến thức đã học trong chương trình sách giáo khoa từ đó tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm ngoài sách giáo khoa giai đoạn 1945- 1975 đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này.
          - Nội dung kiến thức mới/cũ bao hàm ở các bài học:
                        + Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
+ Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 12 học kì I: Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng, Người lái đò sông Đà, Tiếng hát con tàu, Trường ca Mặt đường khát vọng, Dọn về làng, Bác ơi…
          - Kiến thức liên quan:
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Nghị luận về ý kiến bàn về văn học
+ Lập dàn ý bài văn ngị luận văn học
        - Liên kết các môn học: Vẽ kĩ thuật
            Vẽ mỹ thuật
            Thiết kế kiến trúc
     III. MỤC TIÊU
          Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt được:
  1. Kiến thức
             - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học VN từ năm 1945 đến năm 1975.
  -  Hệ thống được những kiến thức cơ bản về các tác giả, các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
          2. Kỹ năng
- Hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
          - Vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống.           
          3. Thái độ
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn trong học tập.
          4. Phát triển năng lực
            - Năng lực chung: Giao tiếp, ứng xử, tư duy, tự học, giải quyết vấn đề...
            - Năng lực chuyên biệt: cảm thụ thẩm mỹ, diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và chia sẻ.
     IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
            - Sách giáo khoa, máy tính, kịch bản dạy học chủ đề
- Bài soạn (in và điện tử), phiếu học tập, bảng thống kê số liệu, phiếu khảo sát, Nhật kí theo dõi hoạt động nhóm
     V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
          A. Hoạt động 1 (thời lượng: 01 tiết): Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
          1. Mục đích
              - Để dễ dàng, thuận tiện cho việc ôn tập kiến thức Văn học 12, mỗi học sinh cần phải nắm rõ thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm cũng như những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh tìm hiểu đúng, phân loại đúng thể loại các tác phẩm trong giai đoạn 1945- 1975.
 - Học sinh có hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề trên.
          2. Nội dung (cách thức thực hiện, nhiệm vụ GV và HS thực hiện như thế nào?)
            - Giáo viên cùng học sinh tiến hành khảo sát ngữ liệu chương trình Ngữ văn 12 học kì I, các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945- 1975
           - Học sinh các nhóm tập hợp ý kiến thảo luận về những vấn đề cần giải quyết, ghi chép lại trong nhật kí hoạt động nhóm      
           - Giáo viên xây dựng phiếu khảo sát, tiêu chí đánh giá
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
           - Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 dưới dạng một sản phẩm bằng giấy Cotton phục vụ cho việc tra cứu thông tin các phẩm văn học giai đoạn này
           - Có thể hình tròn xoay hoặc hình chữ nhật nhưng phải đảm bảo tiêu chí dễ làm, dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ, tra cứu ngẫu nhiên.
           - Kích thước của sản phẩm phải phù hợp với số lượng tác phẩm tra cứu sẽ lưu trữ tại sản phẩm
          4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động
          Bước 1: Giáo viên cùng học sinh tiến hành khảo sát ngữ liệu chương trình Ngữ văn học kì I, các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945- 1975 gồm
          + Tác phẩm đọc hiểu chính: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước ( trích Trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Người lái đồ sông Đà (Nguyễn Tuân)
          + Tác phẩm đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bác ơi (Tố Hữu), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
          + Tác phẩm ngoài chương trình sách giáo khoa có sử dụng để liên hệ với các tác phẩm cùng giai đoạn 1945- 1975: Đồng chí (Chính Hữu), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
Bước 2: Học sinh các nhóm tập hợp ý kiến thảo luận về những vấn đề cần giải quyết:
          + Cần có một hình thức ôn tập các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 hấp dẫn, hữu ích.
          + Cần hệ thống hóa lượng kiến thức đã học dưới hình thức sơ đồ tư duy
          + Thay đổi cách ôn tập truyền thống bằng hình thức trò chơi
          + Xây dựng ý tưởng, lựa chọn  mô hình sản phẩm sẽ thực hiện
     Bước 3: Các nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm
     Bước 4: Giáo viên xây dựng phiếu khảo sát, tiêu chí đánh giá
    
5. Tiêu chí đánh giá của Hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động nhóm).

 
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Xây dựng ý tưởng  
Lựa chọn hình thức mô hình sản phẩm hợp lý, khoa học  
Phân công nhiệm vụ các thành viên cụ thể, hợp lý  
Có nhật kí, ghi chép hoạt động nhóm 2 đ  
    
B. Hoạt động 2 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ học ): Nghiên cứu kiến thức nền
          1. Mục đích
- Học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học liên quan đến việc thiết kế cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
     - HS xác định được sự liên kết của các kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề đặt ra.
          2. Nội dung (cách thức thực hiện, nhiệm vụ GV và HS thực hiện như thế nào?)
          - Để tạo ra được bản thiết kế cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, học sinh cần phải có kiến thức về các nội dung:
          + Tác phẩm đọc hiểu chính: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước ( trích Trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Người lái đồ sông Đà (Nguyễn Tuân)
          + Tác phẩm đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bác ơi (Tố Hữu), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
          + Tác phẩm ngoài chương trình sách giáo khoa có sử dụng để liên hệ với các tác phẩm cùng giai đoạn 1945- 1975: Đồng chí (Chính Hữu), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
          - Phân loại được tác phẩm nào thuộc nội dung chính khóa, đọc thêm hay cần những tác phẩm nào ngoài sách giáo khoa để hỗ trợ cho sản phẩm được phong phú hơn.
          - Tính toán kích thước sản phẩm, tính toán tỉ lệ các ô chứa dữ liệu sẽ tra cứu của sản phẩm
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
              Học sinh liệt kê được các tác phẩm cần thống kê để đưa vào sản phẩm
          4. Các bước thực hiện/cách thực hoạt động (hướng dẫn Hoạt động cho HS trong các bước)
              Bước 1: HS làm việc nhóm để thảo luận các kiến thức liên quan tới việc thiết kế cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
               Bước 2: HS tự đọc và nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm với các bạn về các nội dung kiến thức liên quan
               Bước 3: Học sinh biên soạn nội dung cần trình bày trong cẩm nang theo định hướng của giáo viên
               Bước 4: Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản, quan trọng (đã học, hoặc kiến thức mới vừa tìm hiểu) cho học sinh                                
          5. Tiêu chí đánh giá của Hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm).
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Số lượng tác phẩm khảo sát được đầy đủ, chính xác  
Phân loại chính xác (tác phẩm chính khóa, đọc thêm, ngoài sách giáo khoa)  
Nội dung chính về nội dung và nghệ thuật của các phẩm Văn học giai đoạn 1945- 1975  
C. Hoạt động 3 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ học): Giải quyết vấn đề
          1. Mục đích
               HS đưa ra được ít nhất một giải pháp giải quyết vấn đề thiết kế Cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
          2. Nội dung
              - Giải pháp 1: Thiết kế hình tròn dạng vòng xoay như một ổ đĩa thông tin để tạo độ ngẫu nhiên trong quá trình tra cứu cẩm nang. Phần chứa thông tin các tác phẩm sẽ thiết kế thành các thẻ gắn xung quanh vòng tròn.
              - Giải pháp 2: Thiết kế hình chữ nhật dạng ngôi nhà thông tin, phía trước là các ô thẻ thông tin tác giả, tác phẩm. Mặt sau là phần tra cứu thông tin nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
              - Bản thiết kế Cẩm nang hình tròn dạng vòng xoay bằng giấy Cotton (nhóm 1)
               - Bản thiết kế Cẩm nang hình chữ nhật bằng giấy Cotton (nhóm 2)
          4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động                                
              Bước 1: HS thảo luận nhóm về giải pháp
   Bước 2: Các nhóm HS đề xuất giải pháp thiết kế cẩm nang trên cơ sở tính toán kích thước, hình dáng của cẩm nang
   Bước 3: GV xác nhận cách thức giải quyết tình huống và các đề xuất giải pháp của học sinh
          5. Tiêu chí đánh giá của Hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm)
 
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Đề xuất giải pháp phù hợp, có tính khả thi  
Thảo luận nhóm khách quan, thống nhất ý kiến xây dựng giải pháp  

D. Hoạt động 4 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ học): Thiết kế sản phẩm
          1. Mục đích
               HS thiết kế Cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
          2. Nội dung
               Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế Cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975               
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
              - Sản phẩm Cẩm nang hình tròn dạng vòng xoay bằng giấy Cotton (nhóm 1)
              - Sản phẩm Cẩm nang hình chữ nhật bằng giấy Cotton (nhóm 2)
          4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động                                
Bước 1: Học sinh thảo luận nhóm để dự kiến các nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm, và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
Nguyên vật liệu: 5 bìa Cotton, 3 tờ giấy roki A0, 4 xấp giấy màu, 1 hộp que gỗ, 20 tờ giấy A4, 2 cuộn băng keo, 3 cây keo nến, kéo, bút lông, thước dây, 02 con ốc vít loại lớn.
Bước 2: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao
Bước 3: Các nhóm học sinh thiết kế hoàn chỉnh mô hình
              Quy trình thiết kế cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
  • Đo đạc, chia tỉ lệ các mảnh ghép, khung sản phẩm.
  • Bọc khung sản phẩm bằng giấy roki
  • Thiết kế các thẻ thông tin bao gồm những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm        
  • Thiết các ô chứa dữ liệu tên tác giả, tên tác phẩm. Tạo tính ngẫu nhiên bằng cách đục các lỗ trên mặt trước của khung sản phẩm
  • Gắn các thẻ thông tin, thẻ dữ liệu tên tác giả- tác phẩm vào vị trí đã lựa chọn
  • Trang trí bằng màu nước, giấy màu
Bước 4: Giáo viên quan sát hỗ trợ và tư vấn cho học sinh cách thức thiết kế thành công sản phẩm
5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm)
 
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Sản phẩm hoàn thành theo đúng kế hoạch bản thiết kế  
Sản phẩm có thể đưa vào sử dụng thực tế  

E. Hoạt động 5 (thời lượng: 1 tiết): Chia sẻ và thảo luận
          1. Mục đích
        - Học sinh bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm, góp phần hoàn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân học sinh
        - Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và cùng nhau tiến bộ.
          2. Nội dung
  Học sinh chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm để các nhóm hoàn thiện sản phẩm
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
   Các góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm
          4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động                                
Bước 1: Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình
Nhóm 1: Cẩm nang hình tròn




- Chọn một thẻ bất kì ở mặt trước sản phẩm, trên thẻ có tên tác giả, người sử dụng phải đọc được tên tác phẩm tiêu biểu của tác giả đó được học trong chương trình Ngữ văn 12 HKI
- Kiểm tra lại thông tin tác giả, tác phẩm bằng cách lật mặt giấy trên các ô thẻ
- Tra cứu thông tin về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó bằng cách rút các thẻ phía trên vòng tròn đã được sắp xếp thành 2 lớp (màu xanh nhạt trên đầu thẻ là thẻ nội dung, thẻ xanh đậm là thẻ nghệ thuật)
Nhóm 2: Cẩm nang hình chữ nhật
- Chọn ngẫu nhiên 1 thẻ gỗ trong hộp thẻ, trên thẻ có ghi 1 con số
- Tra mã thẻ trên hộp cẩm nang để biết tên tác giả cần tìm
- Người sử dụng phải đọc được tên tác phẩm tiêu biểu của tác giả đó được học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I
- Tra cứu thông tin về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó bằng cách rút các thẻ phía mặt sau của hộp cẩm nang





Bước 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm
Bước 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm
Bước 4: Giáo viên xác nhận các góp ý thảo luận của học sinh
         5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm)
 
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Thuyết minh rõ ràng, khoa học về sản phẩm  
Giá trị thực tiễn của sản phẩm khi được áp dụng  

F. Hoạt động 7 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ học): Điều chỉnh thiết kế
          1. Mục đích
GV hỏi và phân tích các vấn đề kĩ thuật của các nhóm. Các mô hình đó hoạt động đã tốt chưa, nếu chưa tốt thì phải điều chỉnh lại sao cho nó hoàn thiện. Nếu sản phẩm hoạt động đã tốt rồi thì GV lưu ý với các nhóm về tính thẩm mĩ.
Các nhóm khắc phục các nhược điểm của nhóm để hoàn thiện sản phẩm
          2. Nội dung
          Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm
          3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
                        Mẫu hình hoàn thiện hơn của các nhóm
          4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động                                
Bước 1: Các nhóm học sinh dựa trên các góp ý của các bạn và cô giáo để đưa ra kế hoạch hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
Bước 2: Các nhóm thực hiện kế hoạch hoàn thiện sản phẩm
Bước 3: Giáo viên động viên và hỗ trợ các nhóm hoàn thiện sản phẩm
Bước 4: Giáo viên tổng kết buổi học sau một chuỗi các hoạt động
         5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm)
 
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Kích thước phù hợp  
Độ bền sử dụng  
Tính thẩm mĩ  
Tính ngẫu nhiên  
Tính khoa học  
Tính chính xác  
Tính thực tiễn  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại115,180
  • Tổng lượt truy cập8,431,958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây