Chủ đề stem DỤNG CỤ TƯỚI NƯỚC CHO CÂY TRONG BỒN, CHẬU

Chủ nhật - 08/10/2023 10:20
* Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học:
- Công nghệ 7: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng; Dự án trồng rau an toàn; Trồng hoa – Bài 3 SGK CN 7 KNTT
- Tích hợp kiến thức liên môn:
+ KHTN 6: Nhu cầu nước của cây.
+ Công nghệ 9: Làm cỏ, vun xới, tưới nước cho cây ăn quả. (chương trình theo Quyết định 16)
+ Sinh 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. (chương trình theo Quyết định 16)
* Thời gian thực hiện: Thực hiện Vào thời gian dạy Chương I bài 3 Công nghệ 7 KNTT
Chủ đề stem DỤNG CỤ TƯỚI NƯỚC CHO CÂY TRONG BỒN, CHẬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh tìm hiểu được những kiến thức sau:
-  Kĩ thuật chăm sóc cây trồng (Nhu cầu nước của cây, giải pháp giữ ẩm, cấp nước cho cây từ 3 ngày trở lên, dụng cụ tưới nước cho cây trồng trong bồn, chậu)
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm hiểu về các kiến thức cần thiết liên quan để chế tạo dụng cụ tưới cây.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sẵn sàng hợp tác với các bạn để thực hiện các nhiệm vụ để chế tạo được dụng cụ tưới cây đạt tiêu chuẩn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được các phương án thiết kế dụng cụ tưới cây.
- Năng lực toán học: Tính toán được kích thước phù hợp cho sản phẩm dụng cụ tưới cây và đo đạc chính xác.
2.2 Năng lực công nghệ:
+ Năng lực nhận thức công nghệ: Kĩ thuật chăm sóc cây trồng (Nhu cầu nước của cây, giải pháp giữ ẩm, cấp nước cho cây từ 3 ngày trở lên, dụng cụ tưới nước cho cây trồng trong bồn, chậu)
+ Giao tiếp công nghệ: Đọc được bản thiết kế dụng cụ tưới cây.
+ Sử dụng công nghệ: Sử dụng được các vật liệu, công cụ để chế tạo dụng cụ tưới cây.
+ Đánh giá công nghệ: Đánh giá được sản phẩm dụng cụ tưới cây theo các tiêu chí cho trước.
+ Thiết kế kĩ thuật: Thiết kế được bản vẽ và chế tạo được dụng cụ tưới cây theo các tiêu chí cho trước.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ, tìm giải pháp giải chế tạo dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu.
- Trung thực: Trung thực báo cáo quá trình thực hiện từ khâu thiết kế đến khâu hoàn thiện sản phẩm dụng cụ tưới cây
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, cẩn thận trong xây dựng đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình, thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế dụng cụ tưới cây đạt các tiêu chí đã đề ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:  SGK Công nghệ 7, hình ảnh 1 số dụng cụ tưới nước trong thực tiễn, bảng tiêu chí sản phẩm dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu
2. Học sinh: Kéo, giấy màu, keo dán, bút màu, băng dính, chai nhựa, ống ty ô nhựa, van xe đạp, chai và dây truyền dịch, vỏ trấu, thuổng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề (5 phút)
a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá giải quyết vấn đề, xác định nhiệm vụ của học sinh trong bài học.
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu vận dụng kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên nêu vấn đề: Các em tưới cây trồng ở bồn ngoài hành lang và các chậu cây của lớp thường mấy lần 1 tuần? Chậu cây ngoài hành lang lớp thường nhanh bị khô, phải tưới thường xuyên hàng ngày. Hãy tạo ra dụng cụ tưới nước giữ ẩm cho cây khoảng 3 ngày trở lên để các em đỡ vất vả.
Gv đưa ra bảng tiêu chí sản phẩm.
Giáo viên yêu cầu các nhóm xác định các tiêu chí của dụng cụ tưới cây, nhiệm vụ
Hs quan sát bảng.
Học sinh báo cáo về thực trạng cây trồng tại các chậu cây cảnh, bồn hoa ở hành lang lớp học của lớp mình đang chăm sóc
Học sinh  nhận xét vai trò của nước đối với cây trồng.

HS xác định các tiêu chí của dụng cụ tưới cây, nhiệm vụ của nhóm cần giải quyết.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về nhu cầu nước của cây, quá trình thẩm thấu của nước, dụng cụ tưới cây. Đề xuất các giải pháp, yêu cầu sản phẩm giữ ẩm, cấp nước cho cây
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu vận dụng kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cung cấp bảng nhu cầu độ ẩm cho một số loại cây thường sử dụng
Hs nghiên cứu kiến thức về nhu cầu nước của cây, quá trình thẩm thấu của nước, dụng cụ tưới cây và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã nêu.
Giáo viên nêu và gợi mở cho học sinh một số yêu cầu
Yêu cầu cá nhân học sinh viết đề xuất giải pháp?
Học sinh trình bày yêu cầu, giải pháp
Giáo viên phân tích từng yêu cầu
Học sinh suy luận, định hướng, tư duy sáng tạo
Vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào để cây trồng vẫn được cấp đủ nước để không phải ngày nào cũng phải tưới?
- HS thảo luận bước đầu đề xuất phương án:

+ Dự trữ nước: Bằng chăn bông cũ, vải cũ, cát, chấu, lựa chọn vật liệu dễ kiếm giữ được nước tốt
+ Bình chứa: Dung tích phù hợp với thời gian cấp nước, và không gian sử dụng
+ Diều chỉnh lượng nước cấp phù hợp
HS xác định nhiệm vụ “Thiết kế và chế tạo một giải pháp cấp nước cho chậu cây nhỏ để duy trì độ ẩm phù hợp cho một loại cây”

3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
a. Mục tiêu: Lựa chọn phương án thiết kế dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu
b. Nội dung: Học sinh thảo luận lựa chọn phương án thiết kế dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu
c. Sản phẩm: Bản thiết kế dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm
 Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận
 Trình bày và thảo luận phương án thiết kế?
Vì sao em lại thiết kế như vây?
Từng chi tiết sẽ đáp ứng yêu cầu nào?
Học sinh giải thích, chứng minh cho lựa chọn đó. Bảo vệ quan điểm của mình
Học sinh lắng nghe các nhóm đóng góp ý kiến cho phương án của mình.
Lựa chọn được phương án khả thi nhất
I. Lựa chọn giải pháp
 (trong trường hợp có nhiều phương án).

Bản thiết kế dụng cụ tưới cây trong bồn, chậu của học sinh

4. Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá
a. Mục tiêu: Thiết kế được sản phẩm giữ ẩm, cấp nước cho cây
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu vận dụng kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm: Thiết kế của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
 
Tổ chức thực hiện Sản phẩm
Học sinh thiết kế sản phẩm thực hiện được các yêu cầu đã phân tích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh
Chia học sinh 4 nhóm
Học sinh  thiết kế sáng tạo theo ý tưởng theo nhóm dựa vào những vật liệu mà nhóm chuẩn bị (Kéo, giấy màu, keo dán, bút màu, băng dính, chai nhựa, ống ty ô nhựa, van xe đạp, chai và dây truyền dịch, vỏ trấu...)
Học sinh trình bày sản phẩm thiết kế
Lớp nhận xét, góp ý hoàn thiện
Nguyên mẫu: Trọng lượng, tưới nhỏ giọt
- Cấp được nước trên 3 ngày: Chọn bình 1 -2 lít
- Độ ẩm đạt 60-70%: Nhỏ giọt
- An toàn, bảo vệ môi trường: tận dụng phế liệu,
- Không để muỗi sinh sản: Đưa trấu phủ mặt
- Thẩm mỹ, độ bền cao, dễ thiết kế, giá thành hạ, chưa có sản phẩm tương tự - tính mới, sáng tạo.

 
II.  Thiết kế sản phẩm giữ ẩm, cấp nước cho cây

Sơ đồ nguyên mẫu


5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
a. Mục tiêu: Trình bày được bản thiết kế, sản phẩm ban đầu và sau điều chỉnh. Phát hiện được ưu điểm , hạn chế của sản phẩm nhóm bạn.
b. Nội dung: Học sinh đại diện các nhóm trình bày bản thiết kế, sản phẩm ban đầu và sau điều chỉnh. Sau đó các nhóm nhận xét, góp ý chéo ưu điểm , hạn chế của sản phẩm nhóm bạn nếu có, đề xuất phương án cải tiến nếu có.
c. Sản phẩm: Sản phẩm hoàn thiện của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên mời các nhóm lần lượt báo cáo.
- Học sinh đại diện các nhóm trình bày bản thiết kế, sản phẩm ban đầu và sau điều chỉnh, các ưu điểm và hạn chế mà nhóm tự đánh giá.
GV đưa ra các tiêu chí đánh giá
- Nguyên lý: tưới nhỏ giọt
- Thời gian tưới không bị gián đoạn
- Độ ẩm
- An toàn, bảo vệ môi trường
- Không để muỗi sinh sản
- Thẩm mỹ, độ bền cao, dễ thiết kế, giá thành
- Chưa có sản phẩm tương tự - tính mới, sáng tạo.
- Áp dụng rộng rãi: Đơn giản, tự hoạt động, không sử dụng điện, tự hứng được và điều tiết nước mưa
- Giải quyết được vấn đề không phải tưới thường xuyên mà vẫn cung cấp đủ nước cho cây trồng, khi cần đổ đầy nước vào bình chứa
- Sau đó các nhóm nhận xét, góp ý chéo ưu điểm , hạn chế của sản phẩm nhóm bạn nếu có, đề xuất phương án cải tiến nếu có.
- Giáo viên theo dõi, chốt lại: nhận xét ưu, nhược điểm, đưa ra gợi mở góp ý cho học sinh cải tiến sản phẩm.
PHỤ LỤC:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
TT TIÊU CHÍ MỨC ĐÁNH GIÁ
Hoàn thiện mức tốt Hoàn thiện mức khá Hoàn thiện mức trung bình Chưa hoàn thiện
1 Thời gian tưới không bị gián đoạn Từ 3 ngày trở lên = 2 ngày = 1 ngày Chưa hoàn thiện  các tiêu chí
2 Độ ẩm Đúng yêu cầu của cây trồng, nhỏ giọt đều Nhỏ giọt chưa thật đều Nhỏ giọt chưa thật đều hoặc quá ẩm, hoặc quá khô
3 An toàn, bảo vệ môi trường An toàn, tận dụng được vật liệu phế thải, muỗi không sinh sản An toàn, muỗi không sinh sản Có thể gây tác hại, muỗi không sinh sản
4 Tính thẩm mỹ, độ bền cao, dễ thiết kế, giá thành Đẹp, bền, rẻ, dễ thực hiện Đẹp, bền, rẻ Bền, rẻ, dễ thực hiện
5 Tính mới, sáng tạo Chưa có trên thị trường, có tính sáng tạo cải tiến vượt trội sản phẩm đã có trên thị trường Có cải tiến sản phẩm đã có trên thị trường
6 Khả năng áp dụng Áp dụng rộng rãi trên nhiều loại cây, nhiều địa hình, điều kiện khác nhau Áp dụng một số loại cây, địa hình, điều kiện khác nhau Áp dụng một số ít loại cây, địa hình, điều kiện khác nhau


BẢNG TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM
 
Nội dung chấm Điểm Ghi chú
HỒ SƠ  
Huy động thành viên  
Nội dung thuyết trình  
Hình thức  








 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,706
  • Tổng lượt truy cập8,430,484
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây