STEM CÔNG NGHỆ 6: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Chủ nhật - 08/10/2023 10:15
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đánh giá được thực trạng sử dụng điện năng trong gia đình.
- Đề xuất việc làm cụ thể để sử dụng điện năng trong gia đình an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Đề xuất được các đồ dùng điện thế hệ mới có cùng chức năng nhưng tiêu thụ điện ít hơn, để thay thế cho các đồ dùng điện gia đình em đang sử dụng.
- Phác thảo được bản so sánh công suất của một số đồ dùng điện thiết kế được một số biển báo về ý thức tiết kiệm điện.
- Lựa chọn được đồ dùng điện có công suất phù hợp, xây dựng được kế hoạch sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm, trình bày và thảo luận được phương án sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm, gợi ý thay thế thiết bị điện ở gia đình em.
- So sánh  kết quả thực hiện trong qúa  trình sủ dụng điện trước và sau khi thực hiện tiết kiệm điện, đánh giá hiệu quá  quy trình thông qua phiếu tính tiền (hóa đơn tiền điện hằng tháng, thuyết phục gia đình hãy sử dụng tiết kiệm điện.
2.2. Năng lực chung
- Chủ động, tích cực thực hiện những công việc thuộc nhiệm vụ bản thân để góp phần hoàn thành dự án; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng về lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện năng theo chủ đề của dự án.
3. Về phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng về đồ dùng điện để thực hiện dự án.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với gia đình, có ý thức tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng điện của gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- KHDH Power Point
- Một số hình ảnh thiết bị điện có chỉ số về công suất điện.
- Phiếu học tập số 1, 2.
- Phiếu đánh giá sản phẩm.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Bảng nhóm, sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng điện.
- Bảng trình bày kết quả.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề (5 phút)
a) Mục tiêu: Đề xuất được các đồ dùng điện thế hệ mới có cùng chức năng nhưng tiêu thụ điện ít hơn, để thay thế cho các đồ dùng điện gia đình em đang sử dụng.
b) Nội dung: Nâng cao ý thức sử dụng điện năng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
c) Sản phẩm: Em hãy lập bản thiết kế các phương án thay thế các thiết bị, đồ dùng điện an toàn tiết kiệm điện năng cho gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, HS giải quyết tình huống sau:
* Tình huống:
- Mẹ: Lấy hoá đơn tiền điện ra xem
- Con: Mẹ ơi! Mẹ đang than thở chuyện gì vậy?
- Mẹ: Gần đây tiền điện hàng tháng cứ tăng hoài làm ảnh hưởng đến thu chi trong gia đình.
- Con: Vậy mình có cách nào để tiết kiệm được điện năng khi sử dụng điện không ạ?
=> Em hãy lập bản thiết kế các phương án thay thế các thiết bị, đồ dùng điện an toàn tiết kiệm điện năng cho gia đình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
Bước 3:  Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện 01 HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV Thay thể các thiết bị, đồ dung điện an toàn tiết kiệm điện năng
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu nội dung, tiêu chí
STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Điểm
1 Đề xuất được các đồ dùng điện thế hệ mới có cùng chức năng nhưng tiêu thụ điện ít hơn, để thay thế cho các đồ dùng điện gia đình em đang sử dụng. 3  
2 Phác thảo được bản so sánh công suất của một số đồ dùng điện thiết kế được một số biển báo về ý thức tiết kiệm điện. 3  
3 So sánh kết quả thực hiện trong quá trình sủ dụng điện trước và sau khi thực hiện tiết kiệm điện. 3  
4 Vệ sinh, trật tự 1  
TỔNG CỘNG: 10  
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp (40 phút)
a) Mục tiêu: Phác thảo được bản so sánh công suất của một số đồ dùng điện
thiết kế được một số biển báo về ý thức tiết kiệm điện.

d) Nội dung:
1. Tìm hiểu các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
2. So sánh các loại đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới.
3. Các biện pháp tiết kiệm điện năng.
4. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm và phù hợp với kinh tế gia đình.
Tổ chức thực hiện Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK rồi thảo luận nhóm trong 10 phút để trả lời các câu hỏi ở phần nội dung.
1. Tìm hiểu các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
2. So sánh các loại đồ dùng điện đang sử dụng và đồ dùng điện thế hệ mới.
3. Các biện pháp tiết kiệm điện năng.
4. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm và phù hợp với kinh tế gia đình.
* Bước 2:  Thực hiện nhiệm vụ:
- GV phân nhóm và phân công nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 2
+ Nhiệm vụ 3 : Nhóm 3
+ Nhiệm vụ 4 : Nhóm 4
- HS nhận nhiệm vụ ngồi theo nhóm.
- Lắng nghe và cùng tham gia.
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
- Bước 3: báo cáo, thảo luận:
HS lên bảng báo cáo sản phẩm:
- Bước 4: GV kết luận, nhận định:
GV chốt nội dung của HS báo cáo.
I. Nhiệm vụ.
+ Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người dùng điện phải biết sử dụng hợp lí điện năng.
Hơn nữa điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh hiện đại. Ngày nay, điện đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng to lớn của điện năng đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước nếu chúng ta sử dụng điện năng không thích hợp dễ dẫn tới xây dựng nhiều các nhà máy điện tràn lan tác động tiêu cực tới môi trường.
+ Bảng so sánh hiệu suất làm việc của các đồ dùng điện có cùng công suất.
Bảng 1. Các đồ dùng điện đang sử dụng trong gia đình
STT Tên đồ dùng điện trong gia đình Công suất tiêu thụ
1 Đèn sợi đốt 220V - 60W
2 Đèn huỳnh quang 220V - 40W
3 Tủ lạnh đời cũ 180l 220V - 240W
4 Quạt trần 220V - 70W
5 Nồi cơm điện đời cũ 1,8l 220V - 1500W
Bảng 2. Đồ dùng điện thế hệ mới thay thế đồ dùng điện đang sử dụng trong gia đình
STT Tên đồ dùng điện mới thay thế cho đồ dùng điện đang sử dụng Công suất tiêu thụ
1 Đèn LED 220V - 40W
2 Đèn LED huỳnh quang 220V - 20W
3 Tủ lạnh 180l 220V - 120W
4 Quạt đảo Senko 220V - 47W
5 Nồi cơm điện áp suất 1,8l 220V - 700W
+ Đề xuất bản hướng dẫn sử dụng đồ dùng điện trong gia đình đảm bảo  nguyên tắc: Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng nhu cầu.
3. Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp
a) Mục tiêu:
- Lựa chọn được đồ dùng điện có công suất phù hợp.
- Xây dựng được kế hoạch sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.
- Trình bày và thảo luận được phương án sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.
- Gợi ý thay thế thiết bị điện ở gia đình em.
b) Nội dung: II Tiến trình
* Sưu tập hình ảnh và tư liệu về ô nhiễm môi trường  do hoạt động của các nhà máy điện.
* Xây dựng hệ thống câu hỏi: ? Em hãy cho biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
? Giải thích vì sao sử dụng tiết kiệm điện năng lại giảm việc gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên.
? Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với lợi ích quốc gia?
Liệt kê tối thiểu 5 đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng, điền vào Bảng 1
? Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào?
? Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ  hay thiết bị điện hay không? Vì sao?
? Học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào ở gia đình và ở nhà trường, lớp học?
c) Sản phẩm:
+ Điện năng chính là nguyên nhân gây nên những vấn đề như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, băng tan, ô nhiễm không khí.
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
+ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại.
+ Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
+ Giảm việc gây ô nhiễm môi trường.
+ Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
- Dựa vào tên các đồ dùng điện trong Bảng 1, HS tìm các đồ dùng điện thế hệ mới có chức năng gần giống với đồ dùng điện đang sử dụng nhưng có công suất tiêu thụ nhỏ hơn và điền vào Bảng 2.
HS hoàn thành vào bảng 1 và 2.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1, 2:
* Sưu tập hình ảnh và tư liệu về ô nhiễm môi trường  do hoạt động của các nhà máy điện.
* Xây dựng hệ thống câu hỏi: ? Em hãy cho biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
? Giải thích vì sao sử dụng tiết kiệm điện năng lại giảm việc gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên.
? Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể sử dụng để làm gì đối với lợi ích quốc gia?
+ Nhóm 3, 4:
Liệt kê tối thiểu 5 đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng, điền vào Bảng 1
+ Nhóm 5, 6:
? Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào?
? Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ  hay thiết bị điện hay không? Vì sao?
? Học sinh cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng như thế nào ở gia đình và ở nhà trường, lớp học?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- GV phân nhóm và phân công nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1, 2
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 3, 4
+ Nhiệm vụ 3 : Nhóm 5, 6
- HS nhận nhiệm vụ ngồi theo nhóm.
- Lắng nghe và cùng tham gia.
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
* Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận:
Các nhóm lần lượt báo cáo theo nhiệm vụ được phân công.
* Bước 4: GV kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho từng nhóm, chốt lại nội dung kiến thức.
4. Hoạt động 4. Kiểm nghiệm và đánh giá
a) Mục tiêu:
- So sánh  kết quả thực hiện trong qúa  trình sủ dụng điện trước và sau khi thực hiện tiết kiệm điện.
- Đánh giá hiệu quá  quy trình thông qua phiếu tính tiền (hóa đơn tiền điện hằng tháng.
- Thuyết phục gia đình hãy sử dụng tiết kiệm điện.
b) Nội dung: III. Đánh giá
- So sánh số liệu công suất từ bảng 1 và bảng 2.
- Rút ra kết quả.
- Báo cáo kết quả: Lựa chọn sản phẩm nào phù hợp để sử dụng.
c) Sản phẩm: Bảng 2
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV Yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung sau:
- So sánh số liệu công suất từ bảng 1 và bảng 2.
- Rút ra kết quả.
- Báo cáo kết quả: Lựa chọn sản phẩm nào phù hợp để sử dụng.
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao và lựa chọn sản phẩm.
Sản phẩm: Bảng 2
BẢNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ  HỢP LÍ
 * Hằng ngày:
- Tắt nguồn các trang thiết bị điện trong phòng khi không có người làm việc.
- Rút tất cả dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện, hoặc tắt cầu dao điện sau giờ làm việc.
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
+ Không sử dụng lãng phí điện năng.
* Hệ thống chiếu sáng:
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng bóng đèn compact và bóng đèn huỳnh quang T5, T8 tiết kiệm điện. Với bóng đèn huỳnh quang, nên thay thế chấn lưu sắt bằng chấn lưu điện tử.
* Hệ thống điều hòa nhiệt độ:
- Nếu có kinh phí, nên thay hệ thống máy điều hòa nhiệt độ cũ bằng máy điều hòa nhiệt độ có tính năng tiết kiệm điện.
- Cài đặt nhiệt độ điều hòa từ 25-27 độ C.
- Khi thời tiết không quá nóng, nên sử dụng quạt điện thay vì bật điều hòa.











            SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ  HỢP LÍ THEO NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG



 
 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS Báo cáo nội dung bảng 2
HS nhận xét
* Bước 4:  Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho từng nhóm, chốt lại nội dung kiến thức.
* GV kết luận, nhận định: nhận xét và hướng dẫn học sinh đánh giá bằng các tiêu chí (Bảng tiêu chí)
STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Điểm
1 Đề xuất được các đồ dùng điện thế hệ mới có cùng chức năng nhưng tiêu thụ điện ít hơn, để thay thế cho các đồ dùng điện gia đình em đang sử dụng. 3  
2 Phác thảo được bản so sánh công suất của một số đồ dùng điện thiết kế được một số biển báo về ý thức tiết kiệm điện. 3  
3 So sánh kết quả thực hiện trong quá trình sủ dụng điện trước và sau khi thực hiện tiết kiệm điện. 3  
4 Vệ sinh, trật tự 1  
TỔNG CỘNG: 10  

5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
a) Mục tiêu: Chia sẻ mô bản phác thảo. Đưa ra được những cách tiết kiệm điện năng tối ưu nhất.
b) Nội dung:
- Đại diện các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình (bản phác thảo).
- Các nhóm tự đánh giá các sản phẩm của nhóm bạn.
c) Sản phẩm: Bản ghi những lưu ý và điều chỉnh từ gợi ý, đánh giá và phân tích của nhóm bạn và của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm; nhấn mạnh về sự phù hợp của sản phẩm với bản thiết kế. Sau đó, GV giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trình bày sản phẩm; tham quan và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. GV yêu cầu các nhóm HS cử đại diện để giới thiệu và trả lời câu hỏi khi cần.
- Các nhóm chia sẻ và đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV cho các nhóm đặt câu hỏi và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
- Các nhóm nêu thêm các thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV sử dụng các sản phẩm của HS, lựa chọn những điểm cần lưu ý trong các trình bày, bình luận và giải thích cụ thể gắn với kiến thức, kĩ năng của bài.
- GV tổng hợp lại những nội dung kiến thức cốt lõi và nhấn mạnh về tư duy áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,719
  • Tổng lượt truy cập8,431,497
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây