kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC
Thứ ba - 05/10/2021 11:09
Câu 1: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon b) Quần áo cũ c) Đồ điện cũ, hỏng d) Pin điện hỏng e) Đồ gỗ đã qua sử dụng g) Giấy vụn 2. Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
GIẢI 1. a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon: gom lại để tái chế. b) Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ người nghèo c) Đồ điện cũ, hỏng: gom lại để tái chế d) Pin điện hỏng: vứt bỏ đúng nơi quy định e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: làm củi đốt, hoặc dùng làm nguyên liệu tạo ra các vật khác. g) Giấy vụn: gom lại để tái chế 2. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng. Câu 2: Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kế ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết. GIẢI Ví dụ biến thân cây mía thành đường; biến mủ cây cao su thành cao su; biến đất sét thành gốm, ... Câu 4: 1. Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp. 2. Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường. GIẢI 1. Tính chất:
Tác dụng với axit mạnh và giải phóng dioxit cacbon
Khi bị nung nóng, giải phóng đioxit cacbon (trên (825circC) trong trường hợp của (CaCO3), để tạo oxit canxi, thường được gọi là vôi sống
Ứng dụng:
Đá vôi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi.
Đá vôi Canxi cacbonat được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn
Đá vôi là chất xử lý môi trường nước: Canxi cacbonat hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: (NH3,H2S,CO2,…) và axit trong nước, giảm tỉ trọng của kim loại
nặng và độc hại trong ao nuôi. Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. Canxi cacbonat giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Đá vôi còn giúp hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…
Đá vôi (CaCO3) thường được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
Bên cạnh đó thì đá vôi (CaCO_{3}) còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết bảng, phấn viết ngày nay có thể làm ngay canxi cacbonat hoặc thạch cao, sunfat canxi ngậm nước.
2. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:
Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
Gây ô nhiễm nguồn nước
Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ khá lớn, nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn trong khu vực mỏ kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loại nặng có mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi độ pH của nước
Bên cạnh đó việc khai thác đá vôi tác động tiêu cực tới sức khỏe của người công nhân khai thác.
Câu 5: 1. Em hãy tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó. 2. Tìm hiểu và trao đổi với bạn bè về tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết.
GIẢI 1. Ví dụ: mỏ quặng sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: chứa 61.35% Fe, 0.207% Mn, 5.4% SiO2, 1.79% Al2O3, 0.86% CaO, 1.2% MgO, 0.27% TiO2, 0.04% P, 0.148% S. Góp phần giúp phát triển ngành sắp thép Việt Nam. 2. Việc khai thác quặng tác động tiêu cực tới môi trường trong các vùng có khai thác quặng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, làm sạt lở đất, ... Câu 7: 1. Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào? 2. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên GIẢI 1. Nhiên liệu tồn tại ở các trạng thái : rắn, lỏng, khí 2. Các nhiên liệu như: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên là những chất cháy được và tỏa rất nhiều nhiệt, do đó được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện, ... Câu 8: 1. Kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó ăn toàn, tiết kiệm 2. Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch. GIẢI 1. Các nhiên liệu thường được dùng trong đun nấu là: khí đốt, than, gỗ. Cần sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại nhiên liệu đó. 2. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch tác động tiêu cực đến môi trường: làm ô nhiễm không khí, thải ra môi trường các chất khí độc hại, thải khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính, . Câu 9: Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch GIẢI Một số nguồn năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Năng lượng sinh học
Năng lượng tái tạo: như thủy điện, nhiệt điện, Câu 11: 1. Hãy kể tên các lương thực có trong hình 4.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó. 2. Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? 3. Quan sát hình 4.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid. 4. Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. 5. Trong hình 4.1 có những thực phẩm nào cung cấp nhiều chất khoáng? những thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin? 6. Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể. 7. Vitamin nào tốt nhất cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào? 8. Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu? GIẢI 1. Các lương thực có trong hình: gạo, ngô, khoai lang. Các thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó là: gơm, bánh gạo, bánh ngô, ... 2. Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate là chứa tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng. 3. Thực phẩm cung cấp protein: cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, đậu, đỗ Thực phẩm cung cấp lipid: sữa, thịt, trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng. 4. Mặt tốt của lipid: Cung cấp năng lượng cho cơ thể Duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể Thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo Mặt xấu: tiêu thụ nhiều lipid và cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, ... 5. Thực phẩm cung cấp nhiều chất khoáng: cá, rau xanh, hoa quả, thịt, trứng, đậu đỗ, sữa. Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin: khoai lang, hoa quả, cá, thịt, trứng, đậu đỗ, rau xanh. 6. Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: sữa, rau xanh, hải sản, trái cây, khoai lang, ... 7. Vitamin A tốt nhất cho mắt. Thực phẩm chứa vitamin A là: gan động vật, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, ... 8. Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D là: cá ngừ, cá thu, sữa, nước cam, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, ... Câu 12: Tại sao khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau? GIẢI Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất ding dưỡng khác nhau. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao, ... Câu 13: Kể tên một số nhiên liệu hóa thạch. Tại sao cần hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch? GIẢI Một số nhiên liệu hóa thạch: dầu mỏ, than đá, dầu khí, ... Cần hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch thì số lượng của chúng có hạn, khi hết sẽ phải tìm ra loại nguyên liệu mới. Bên cạnh đó sử dụng nguyên liệu hóa thạch gây ra nhiều tác hại xấu tới môi trường. Câu 14: Em hãy cho biết các thức ăn dưới đây cung cấp những chất dinh dưỡng gì cho cơ thể: a) Cá. b) Sữa. c) Thịt. d) Bánh mì. e) Rau. GIẢI a) Cá: protein, vitamin D, nguồn axit béo omega-3 b) Sữa: protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, niaxin, phốt pho, kali và magie. c) Thịt: protein, các axit amin thiết yếu, kẽm, vitamin B12, selen, phốt pho, niacin, vitamin B6, choline, riboflavin và sắt, một số dạng thịt cũng chứa nhiều vitamin K d) Bánh mì: có rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu; chứa ít chất béo, chất xơ, chất đạm, selen, natri e) Rau: giàu vitamin, nhất là vitamin A và C ; chứa nhiều chất khoáng như kali, canxi, magiê