ADN VÀ GEN

Chủ nhật - 01/11/2020 04:13
I. Lý thuyết:1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN:- ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học C,H ,O, N, P.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- ADN thuộc đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít, có 4 loại là adenin: A, timin: T, guanin: G, xitozin: X.
- Từ 4 loại nucleotit, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN.
2. Gen là gì? Chức năng của gen?
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cÊu tróc mang th«ng tin qui ®Þnh cÊu tróc ph©n tö Pr«tªin (mang TTDT).
- Chức năng của gen:
+ Lưu giữ thông tin di truyền, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định trên ADN.
+ Truyền thồng tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đội ADN.
+ Có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen).
3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc khuôn mẫu: cả 2 mạch đươn ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung:
+ Amk liên kết với Tmt    + Tmk liên kết với Amt
+ Gmk liên kết với Xmt   + Xmk liên kết với Gmt
- Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi ADN con có một mạch được lấy của ADN mẹ, mạch còn lại lấy nguyên liệu từ môi trường.
4. Chức năng của Protein?
- Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
- Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần cấu tạo enzim, là chất xúc tác các phản ứng trao đổi chất của tế bào
- Chức năng điều hòa TĐC: Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
- Prôtêin tạo nên kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể. Prôtêin là thành phần của cơ, tham gia vận động cơ thể. Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
5. Bản chất của mối quan hệ: Gen→mARN→Protein→Tính trạng? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ Gen→mARN→Protein
- Bản chất: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự nucleotit trên mARN, trình tự đó lại quy định trình tự các a.a trong protein. Protein tham gia vào các hoạt động cấu trúc và sinh lí của tế bào, biểu hiện thành tính trạng.
- Nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T (hoặc U) và ngược lại.
G liên kết với X và ngược lại.
II. Bài tập:
 Bài 1 : Một gen có 3000 nu , trong đó loại A = 900
a. Xác định chiều dài của gen
b. Số nu từng loại của gen là bao nhiêu?
c. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nuclêôtít ?.
                              Đáp án:
- Tổng số nu (N) = N/2 x 3,4 = 5100A
- Số nu từng loại : A =T =900 nu,  G = X = 600nu
- Gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 3000 nu.
Bài 2 : Một đoạn m ARN có trình tự các nu :
- U – U – A – X – U – A – A – U – U – X – G – A –
a) Xác định trình tự các nu trên mỗi mạch đơn của gen đã tổng hợp ra m ARN.
b) Đoạn mạch trên tham gia tạo chuỗi axit amin. Xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn m ARN đó.
                                  Gợi ý :
- Gen ( 1 đoạn ADN ): 2 mạch
- Theo NTBS: A – T, G – X
- Số axit amin = 12 : 3 = 4 ( cứ 3 nu tương ứng 1 a.a)
Bài 3 : Một gen dài 5100 A, có A + T = 60% số nu của gen
a.Xác định số nu của gen trên
b.Xác định số nu từng loại ?
                           Đáp án :
Tổng số nu = 3000 nu, A = T = 900, G = X = 600
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài tập 1:
Xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ ADN mẹ nhân đôi.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên 2 ADN con được tạo ra từ 1 đoạn ADN tự nhân đôi có trình tự nucleotit trên một mạch như sau:
Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T –
   HD:  - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch 2.
- Theo nguyên tắc khuôn mẫu, NTBS và NT BBT, ta có trình tự nucleotit trên 2 ADN con như sau:
ADN con 1: Mạch 1 (cũ): - A – T – G – A – X – T – A –T –
          Mạch mới    : - T – A – X – T – G – A – T –A –
ADN con 2: Mạch mới    : - A – T – G – A – X – T – A –T –
          Mạch 2 (cũ)    : - T – A – X – T – G – A – T –A –
Bài tập 2:
Xác định trình tự nucleotit trên ADN tổng hợp nên phân tử mARN.
Ví dụ: Hãy xác định trình tự nucleotit trên ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN có trình tự nucleotit như sau:
mARN: - A – U – G – A – X – U – A – U –
   HD: - Theo NTBS ta xác định được trình tự nucleotit trên mạch gốc.
- Theo NTBS ta có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung.
- Vậy trình tự nuceotit trên ADN:
Mạch 1: - A – T – G – A – X – T – A –T –
Mạch 2: - T – A – X – T – G – A – T –A –
Bài tập 3: Xác định số nucleotit từng loại của gen, chiều dài, số liên kết hidro của gen.
  Ví dụ: Một gen có 1500 nucleotit, trong đó có 450A.
a. Xác định số nucleotit từng loại của gen.
b. Tính chiều dài của gen.
c. Số liên kết hidro có trong gen.
Bài tập 4: Một gen có chiều dài 2550 A0. có G = 30% số nucleotit của gen.
a. Số nucleotit mỗi loại của gen là bao nhiêu.
b. Gen đó tự nhân đôi liên tiếp 5 lần. Hãy xác định:
- Số gen con được tạo ra.
- Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi trên.
c. Gen làm khuôn để tổng hợp mARN. Tính số nucleotit của mARN.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay6,386
  • Tháng hiện tại122,391
  • Tổng lượt truy cập8,041,819
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây