+ Đặc trưng về số lượng: Người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8.
+ Đặc trưng về hình dạng: Hình que, hình hạt, hình chữ V. + Đặc trưng về kích thước và cấu trúc.
- Chức năng:
+ Là cấu trúc mang gen quy định tính trạng.
+ Có khả năng bị biến đổi có thể làm biến đổi các kiểu hình cơ thể.
+ Có khả năng tự nhân đôi (nhờ sự nhân đôi của AND) làm cho các gen được nhân lên và được di truyền lại cho các thế hệ sau.
2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.
Trong TB sinh dưỡng:
+ Các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước), 1 NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ.
+ Các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.
Trong TB sinh dục (giao tử):
+ Các NST tồn tại thành từng chiếc, chỉ mang một nguồn gốc.
+ Các gen không tồn tại thành cặp.
3. Cấu trúc điển hình của NST được nhìn rõ nhất ở kỳ nào? Mô tả cấu trúc đó?
- Cấu trúc: Điển hình ở kỳ giữa khi NST xoắn cực đại.
- NST ở dạng kép, gồm hai nhiễm sắc tử chị em ( cromatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất), chia thành 2 cánh. Một số NST còn có eo thứ hai.
- Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protein lại histon.
4. Sự khác nhau cơ bản của hoạt động NST trong nguyên phân và giảm phân?
Nguyên phân |
Giảm phân |
- Kỳ đầu: Không có tiếp hợp và bắt chéo NST.
- Kỳ giữa: các NST kép xếp thành 1 hàng.
- Kỳ sau: 2 cromatit tách nhau và phân li đồng đều về 2 cực của TB.
- Kỳ cuối: các NST duỗi xoắn. |
- Kỳ đầu 1: có tiếp hợp và bắt chéo NST.
- Kỳ giữa 1: các NST kép xếp thành 2 hàng.
- Kỳ sau 1: 2 NST kép trong từng cặp phân li độc lập về 2 cực của TB.
- Kỳ cuối 1: các NST không duỗi xoắn. |
5. Cho biết những đặc điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
NST THƯỜNG |
NST GIỚI TÍNH |
- Có nhiều cặp NST trong TB lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. Giống nhau ở cá thể đực và cái.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể |
- Có 1 cặp trong TB lưỡng bội.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc không tương đồng. Khác nhau ở cá thể đực và cái của mỗi loài.
- Mang gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng thường của cơ thể |
6. Thế nào là di truyền liên kết. Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen vấn đề gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết?
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Bổ sung:
+ Nếu các gen nằm trên các NST khác nhau thì các tính trạng do chúng quy định phân li độc lập, còn các gen cùng nằm trên 1 NST thì các tính trạng do chúng quy định di truyền liên kết.
+ Phân li độc lập làm xuất hiện nhiều BDTH còn di truyền liên kết làm hạn chế xuất hiện BDT
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. Trog chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
7. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Ý nghĩa của di truyền giới tính trong sản xuất.
- Trong giảm phân:
+ Bố tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y, mẹ tạo 1 loại trứng X.
+ Trong thụ tinh: Tinh trùng X kết hợp với trứng X tạo hợp tử XX (Con gái). Tinh trùng Y kết hợp với trứng X tạo hợp tử XY (Con trai).
- Ý nghĩa: Điều chỉnh tỷ lệ đực : cái phù hợp mục đích sản xuất.
II. Bài tập:
Bài tập 1: Ba hợp tử của một loài (2n = 8) đều nguyên phân 5 lần.
a. Tính số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử trên.
b. Tính số NST có trong tất cả các tế bào con được tạo ra.
c. Tính số cromatit có trong mỗi tế bào khi chúng ở kỳ giữa của nguyên phân.
Bài tập 2: Ba tế bào sinh dưỡng của một loài (2n = 14) nguyên phân một số lần bằng nhau và đã tạo ra 192 tế bào con.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
b. Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào khi chúng đang ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối của nguyên phân.
c. Xác định số NST có trong tất cả các tế bào con.
Bài tập 3: Có 4 tế bào sinh dục của một loài (2n = 78) nguyên phân 3 lần bằng nhau sau đó thực hiện giảm phân để tạo giao tử.
- Xác định số tế bào con được tạo ra.
- Xác định số NST trong mỗi giao tử.
Bài tập 4: Ở ruồi giấm (2n = 8). Có 5 noãn bào bậc 1 thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử.
a. Tính số NST, số cromatit có trong các tế bào khi chúng ở kỳ đầu 1, kỳ đầu 2, kỳ sau 2 của giảm phân.
b. Khi kết thúc giảm phân đã tạo ra bao nhiêu tế bào trứng.
Bài tập 5: Ở lúa, 2n = 24. Một tế bào bước vào quá trình giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định số NST đơn, số NST kép, số cromatit trong tế bào khi chúng ở:
a. Kỳ giữa, kỳ sau của giảm phân I.
b. Kỳ đầu, kỳ cuối của giảm phân II.