AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (Hòang Phủ Ngọc Tường)

Thứ sáu - 25/06/2021 21:25
I/ GIỚI THIỆU
- HPNT là nhà văn có phong cách độc đáo và có sở trường về thể loại bút kí, tùy bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa chất thơ và những thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- ”Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài kí đặc sắc của HPNT được viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm vừa ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông Hương, vừa ca ngợi nền văn hóa và tâm hồn người Huế.
II/  PHÂN TÍCH.
Tác giả coi Hương giang là biểu tượng của tất cả những gì mang vẻ đẹp của cảnh sắc và con người cố đô.
1/ Vẻ đẹp sông Hương được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên. Sông Hương được coi là một sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa.
a/  Ở thượng nguồn, sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn:
- Ở đây, nó mang vẻ đẹp đầy ấn tượng: là ”bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.
- Cũng có lúc Hương giang ”dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương sôi nổi nồng nàn ”như một cô gái Di-gan phóng khóang và man dại”, có bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
=> Bằng những liên tưởng độc đáo, những so sánh và nhân hóa mạnh mẽ, tác giả đã miêu tả được cảnh sắc thiên nhiên rất đa dạng của sông Hương, biến sông Hương thành một sinh thể hết sức sinh động, với vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính.
b/ Vẻ đẹp ở đồng bằng:
- Ra khỏi rừng già, ”sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa”.
- Trong cái nhìn tinh tế và tài hoa lãng mạn của tác giả, sông Hương khi chảy về đồng bằng là một bức tranh đẹp có những đường khối sống động hài hòa. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là ”người đẹp nằm ngủ mơ màng...”
- Vẻ đẹp ấy thể hiện ở sự chuyển dòng liên tục ”uốn mình theo những đường cong thật mềm” để tìm đường đi tới thành phố. Đó là những khúc quanh vượt qua bao địa danh mang màu sắc văn hóa Huế: ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, ...chân đồi Thiên Mụ.
-   Vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng, SH có lúc ”mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; có khi mang vẻ đẹp biến ảo như tấm phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố : ”sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”; có khi mang vẻ đẹp trầm mặc lặng lẽ chảy dưới những ”rừng thông u tịch” với những lăng mộ kiêu hãnh âm u của các vua chúa triều Nguyễn; lại có khi nó đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa, đi ”giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.”
- Bằng vốn hiểu biết phong phú cùng sự quan sát tinh tế và dùng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa, bút pháp kể và tả, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một con sông Hương đẹp bởi sự phối cảnh giữa nó và thiên nhiên xứ Huế.
c/ Vẻ đẹp khi vào thành phố Huế.
- SH vui tươi, chậm rãi, mềm mại êm dịu ”như một tiếng ”vâng”không nói ra của t/y.”
- Hình dạng sông uốn lượn một cánh cung rất nhẹ, như một vầng trăng non.
- Nằm ngay gữa lòng thành phố yêu quý của mình, SH cũng như sông Xen của Pa-ri, sông Da-nuýp của Bu-đa-pét, ..Nhưng trong cách miêu tả của tác giả, SH được nhìn nhận ở nhiều góc độ.
+ Nhìn bằng con mắt hội họa, SH và những chi lưu của nó tỏa đi khắp các phố thị tạo thành những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô mà ”không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”.
+ Bằng cảm quan âm nhạc thì SH khi đi qua thành phố như điệu slow chậm rãi, êm dịu, ”ngập ngừng như muốn đi muốn ở..như vấn vương của một nỗi lòng.”
+ Với cái nhìn đắm say của một chàng trai đa tình thì SH là người tình dịu dàng và chung thủy, ”nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối.”
- Việc dùng ngôn ngữ uyển chuyển giàu chất thơ, chất nhạc cùng nhiều so sáng sáng tạo cho thấy tình cảm gắn bó, say mê, tự hào của tác giả với dòng SH, với Huế.
d/ Vẻ đẹp khi ra khỏi thành phố Huế.:
SH mang vẻ đẹp gợi cảm của một người con gái chung tình: khúc quanh này thật bất ngờ biết bao ,mang “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. “Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng... để nói một lời thề trước lúc về biển cả.
2/ Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: SH là dòng sông của thi ca và âm nhạc.
- Tác giả gắn SH với âm nhạc cổ điển Huế:
+ SH đã ”trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
+ Tác giả đã liên tưởng đến Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nguyễn Du từng bao năm lênh đênh trên dòng sông này và từng diễn tả bản nhạc ”Tứ đại cảnh ” của Huế qua tiếng đàn của Kiều:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
- Tác giả cho rằng có một dòng sông thi ca về SH, ”dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Tản Đà tinh tế khám phá ra sự thay màu thật bất ngờ của dòng sông ”dòng sông trắng – lá cây xanh. Đó là vẻ đẹp hùng tráng ”như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát.; là ”nỗi quan hòai vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Và ở trong thơ Tố Hữu, SH ”khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn
3/ Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử. SH là dòng sông của những chiến công hiểu hách.
- Thuở còn là dòng sông biên thùy xa xôi của Đại Việt, nó có tên là Linh Giang, và ”đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc.”
- Thế kỉ XVIII, SH soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ và sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX rồi đi vào thời đại CMT8 năm 1945  bằng những ”chiến công rung chuyển”, và chiến dịch Mậu Thân 1968.
- Tác giả kết luận rất xác đáng rằng SH là dòng sông của sử thi: khi nghe lời gọi của tổ quốc, ”nó biết hiến đời mình làm một chiến công”, nhưng trở về với cuộc sống bình thường, ”nó lại là một người con gái dịu dàng của đất nước.”
4/ Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đấy tài hoa của tác giả.
Tác giả nhìn SH như một cô gái Huế.
- Có lúc là ”cô gái Di-gan phóng khóang và man dại.”
- Có lúc là thiếu nữ tài hoa, ”dịu dàng mà sâu sắc đa tình, kín đáo lẳng lơ nhưng rất mực chung tình”.
- Có lúc SH ”như cô dâu Huế ngày xưa trong màu áo điều lục”. Đấy cũng chính ”là màu sương khói trên SH....ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông”.
 III/ KẾT LUẬN.
- Bài kí là những phát hiện về vẻ đẹp của dòng SH. Xét đến cùng, những phát hiện ấy bắt nguồn từ tình cảm tha thiết đến say đắm của tác giả đối với cảnh và con người xứ Huế.
- Bài kí thể hiện đặc trưng nổi bật trong lối viết kí của tác giả: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hóa, lịch sử và chất thơ trữ tình lãng mạn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay5,803
  • Tháng hiện tại121,808
  • Tổng lượt truy cập8,041,236
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây