NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Thứ sáu - 25/06/2021 21:23
I/ GIỚI THIỆU.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn giàu cá tính sáng tạo, và là một đại diện tiêu biểu của VHVN hiện đại. Ông có nhiều trang viết tài hoa, độc đáo.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Tùy bút « Người lái đò sông Đà » rút từ tập « Sông Đà »,  là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Qua việc miêu tả con sông Đà với hai tính cách hung bạo và trữ tình, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và lòng yêu nước thiết tha.
II/ PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ.
Con sông Đà xuất hiện trong bài tùy bút của NT như một nhân vật với hai nét tính cách đối lập.
1/ Tính hung bạo.
- Sông Đà, trước hết, được nhà văn NT giới thiệu bằng cái vẻ khác thường, độc đáo: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”.Nghĩa là mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ riêng sông Đà chảy về hướng bắc.
- Vẻ hung bạo, kì vĩ, hiểm trở của Sông Đà được tạo thành từ nhiều yếu tố.
+ Ở thượng nguồn, “vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu”. Đá bờ sông thì “dựng vách thành”, có nhiều khúc sông phải “chính ngọ mới có mặt trời”. Đó là những so sánh táo bạo và độc đáo. Khi hành trình qua những đọan sông này, con người mới cảm nhận được vẻ hùng vĩ, ghê rợn, vẻ lạnh lẽo âm u của sông, của núi.
+ Sông Đà còn có những cái hút nước “thở và kêu như cửa cống bị sặc”,  “như cái giếng bê tông thả xuống sông để làm móng cầu”. Mặt hút “ xóay tít đáy..quay lừ lừ như những cánh quạ đàn”. Nó khiến nhiều thuyền đi qua đó bị “trồng cây chuối ngược, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông” và cuối cùng là “tan xác” ở đọan sông dưới. Lối nhân hóa, thậm xưng, so sánh của tác giả khiến sông Đà hiện lên như một con thủy quái với những tiếng kêu và hình hài kì dị đang đe dọa con người.
+ Chưa hết, dòng sông này còn dữ dằn với những ghềnh thác hung dữ. Có quãng sông dài “hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Câu văn với ngôn ngữ giàu giá trị tạo hìnhcác vế câu trùng điệp có âm hưởng dạt dào gợi sự vô tận của ghềnh thác sông Đà.
Âm thanh tiếng thác nước được miêu tả ở nhiều cung bậc: “óan trách, van xin, khiêu khích .., có lúc rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng”. Bằng những liên tưởng phong phú, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra sự dữ đội và mạnh mẽ của dòng sông này. Tiếng thác chẳng khác gì một trận đại hồng thủy mang theo sự tàn phá vô cùng lớn.
+ Nó còn là một dòng sông lắm mưu nhiều kế, nhất là việc bày thạch trận để tiêu diệt thuyền bè của con người với “đá tướng, ba hàng đá quân, tiền vệ, hậu vệ, tuyến giữa”.
 * Thạch trận một: bọn đá “hất hàm, thách thức, mặt nước ùa vào bẻ gãy cán chèo, sóng thì đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”. Sông Đà như một võ sĩ ra đòn hiểm với đối thủ.
* Thạch trận thứ hai: “thay đổi binh pháp” và quy luật phục kích. Sông Đà “tăng nhiều cửa tử, cửa sinh thì nằm phía hữu ngạn”. Sóng thác không ngớt khiêu khích, reo hò. Nó như mụ phù thủy tìm cách tiêu diệt con người.
* Thạch trận thứ ba: “sắp đặt bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở giữa”. Nó như một kẻ xảo quyệt, tàn ác, là kẻ thù của người TB.
=> Sông Đà hiện lên như một công trình tuyệt vời của tạo hoá nhưng hung dữ và hiểm ác.
Tác giả dùng nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, so sánh độc đáo, nhân hoá hợp lí. Đó là một bằng chứng cho thấy sự am tường thiên nhiên TB, biết vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực vào văn học, lòng yêu quê hương đất nước của nhà văn.
2/ Tính cách trữ tình.
- Về dáng vẻ sông Đà:
+ Quan sát từ trên máy bay ,tác giả thấy dòng sông mềm mại uyển chuyển :”sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời TB. Đó là một vẻ đẹp kiều diễm của người con gái Tây Bắcqua cách cảm nhận, so sánh độc đáo của N.Tuân
+ Nó lại còn rất gợi cảm: “sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải.”
Về màu sắc, nước sông Đà luôn thay đổi: “mùa xuân xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông lừ đừ chín đỏ..”. Khi cao hứng, nó lại mang màu sắc của “nắng tháng ba Đường thi”. SĐ như một mĩ nữ biết thay đổi theo mùa để làm đẹp cho mình.
- Bờ sông Đà thì hoang vu vắng lặng: “hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”,”tịnh không một bóng người”. Cảnh vật hai bên sông thơ mộng, trữ tình: một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm”. Hai bên sông Đà cũng hịên diện cảnh trù phú màu mỡ với “ một nương ngô nhú lên..những nõn búp”. Những hình ảnh trên gợi lên cái non tơ, tràn đầy sức sống, tô điểm cho vẻ đẹp trữ tình, sự giàu đẹp của sông Đà.
- Tâm trạng của tác giả: xúc động, ngây ngất, sống dậy những hòai niệm “hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê..”. Nhà văn còn muốn “đề thơ vào sông nước”, và ước mơ trong tương lai, sẽ có những chuyến tàu lửa lên TB.
  III/ KẾT LUẬN:
- Như vậy, sông Đà được nhà văn nhìn từ nhiều góc độ: từ trên cao xuống, từ trong rừng ra và khi ở trên sông. Nhờ đó, tác giả đã khám phá trọn vẹn những nét vừa hùng vĩ, hung bạo, vừa thơ mộng trữ tình của phong cảnh sông Đà.
- Qua bài tùy bút, ta thấy được sự am hiểu sâu sắc, tình yêu và sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên TB.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay8,586
  • Tháng hiện tại144,801
  • Tổng lượt truy cập8,248,006
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây