BÀI 15: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)

Thứ sáu - 25/06/2021 21:22
I. Tác giả:  Phạm Văn Đồng, nhà cách mạng xuất sắc, nhà văn hóa lớn, đồng thời là nhà lí luận văn nghệ lớn của nước ta trong thế kỉ XX. Ông viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... Phạm Văn Đồng tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
II. Tác phẩm
1.Hoàn cảnh ra đời
Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888 – 3/7/1963), giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cứu nước của nhân dân ta, nhất là đồng bào Nam Bộ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Bài viết được in trong Tạp chí Văn học tháng 7 – 1963. 
2.Nội dung
2.1. Phần 1: Nêu cách tiếp cận mới đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (từ đầu đến “một trăm năm”)
- Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường (một hiện tượng văn học độc đáo, thơ văn có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra), phải chăm chú nhìn thì mới thấy (phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kỹ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được những vẻ đẹp riêng của nó) và càng nhìn thì càng thấy sáng (càng nghiên cứu sâu, càng tìm hiểu kỹ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá được những vẻ đẹp mới).
- So với thói quen đánh giá thơ văn Đồ Chiểu trước đó (chỉ dựa vào hình thức nghệ thuật trau chuốt, lời văn trang nhã, hoa mỹ) thì đây là một cách tiếp cận vấn đề mới và sâu sắc.
2.2. Phần tiếp theo: Từ “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước -> vì văn hay của Lục Vân Tiên”
Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời và văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu
 a. . “ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Cuộc đời riêng bất hạnh, bản thân bị mù cả hai mắt.
+ Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức.
+ Làm người phải có khí tiết , phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc.
+ Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu.
b. “ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu đó “làm sống lại” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”.
+  Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Tiêu biểu nhất là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+ Nguyễn Đình Chiểu chính là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
c. “ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên
- Khi “nói về Lục Vân Tiên”, Phạm Văn Đồng nêu quan điểm : “cần phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này.
- Theo Phạm Văn Đồng, có những đánh giá chưa thỏa đáng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên :
+ Về tư tưởng : những giá trị luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đó “lỗi thời” “ở thời đại chúng ta”.
+ Về nghệ thuật : lời văn “nôm na”, “không hay lắm”. 
- Phạm Văn Đồng  đó giúp chúng ta nhận ra những “ ánh sáng khác thường” của truyện thơ Lục Vân Tiên:
+ Thứ nhất, tác giả đó chỉ cho chúng ta thấy rằng : không phải mọi “giá trị luân lý” mà Nguyễn Đình Chiểu đó từng ngợi ca đều trở nên “lỗi thời”.
+ Thứ hai, về nghệ thuật: do muốn viết một tác phẩm “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian” nên lời văn có phần “nôm na”.
2.3 Phần kết
Khẳng định vẻ đẹp nhân cách, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc và nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đối với đương thời và hôm nay.
3. Nghệ thuật
- Bài văn có bố cục chặt chẽ.
- Cách lập luận đi từ chung đến riêng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận diễn dịch, quy nạp, bác bỏ.
- Lời văn vừa có tính khoa học, vừa mang màu sắc văn chương.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu luôn thay đổi: lúc hào sảng, lúc xót xa.
4. Chủ đề
 Qua bài viết, Phạm Văn Đồng muốn khẳng định : Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm qua mà cho cả hôm nay.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,724
  • Tổng lượt truy cập8,430,502
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây