kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - BÀI 1: “TÂY TIẾN”
Thứ sáu - 25/06/2021 20:59
I. GIỚI THIỆU. 1/ Tác giả - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ ông giàu chất nhạc, họa... - Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô....Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Q.Dũng.
2/ Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm. - Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986) b. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng. II/ CÁC Ý CỤ THỂ 1/ Những cuộc hành quân gian khổ của đòan quân Tây Tiến trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội. - Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết bao trùm cả khộng gian và thời gian. "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! ..................................chơi vơi" - Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén được, nhà thơ thốt lên thành tiếng gọi “TT ơi!”. - Hai chữ “ chơi vơi” vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ da diết, lửng lơ, mênh mang khôn cùng. - Nỗi nhớ ấy khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm...liên tiếp xuất hiện: Sài Khao.................... ...........mưa xa khơi” + Đọan thơ này là minh chứng cho câu “ trong thơ có họa”.Tác giả đã vẽ ra một bức tranh hòanh tráng để diễn tả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút nhưng cũng khá thơ mộng của địa bàn mà đòan quân TT họat động. Đó là nơi có “sương lấp”, có ”hoa về trong đêm hơi”.Nhưng, nổi bật nhất là những từ ngữ có giá trị tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây súng ngửi trời”. Địa hình ở đây thật hiểm trở, trùng điệp, cao, sâu khôn cùng. + Hai từ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, tinh nghịch và sáng tạo. Núi cao tưởng như chạm mây, mây tụ lại thành cồn heo hút. Người lính hành quân trong địa hình ấy khác nào đang đi trong mây, nòng súng chạm đỉnh trời! - Câu thơ “ Ngàn......xuống” như bẻ đôi một đường thẳng ra mà gấp khúc lại, nhằm tạo dốc núi lên thì cao vút, xuống thì thẳng đứng. Nó làm ta liên tưởng tới câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”: Hình khe thế núi gần xa – Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. - Còn câu “ Nhà ai....khơi” lại giúp ta hình dung cảnh người lính TT dừng chân bên đồi, phóng tầm mắt ra xa, họ thấy trong không gian mịt mù mưa sa có những ngôi nhà thấp thóang ẩn hiện. =>NX: Những câu thơ này tạo một sự hài hòa khá đặc biệt. Sau các câu có những từ ngữ gân guốc, trúc trắc là một câu mềm mại tòan thanh bằng. -Trong không gian và thời gian ấy, luôn có những mối đe dọa đáng sợ: Chiều chiều.......... ................trêu người.” Từ “chiều chiều”, “đêm đêm” như nhấn mạnh sự thường trực của những âm thanh rùng rợn phát ra từ tiếng thác chảy và tiếng gầm của vị chúa sơn lâm. - Trong những cuộc hành quân qua những vùng hiểm trở, người lính TT phải đối diện với những gian khó nhọc nhằn, thậm chí những hi sinh: “đòan quân mỏi”, “không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Bằng cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã dùng từ” bỏ quên đời” để chỉ cái chết. Cách nói ấy làm cái chết trở nên thanh thản, nỗi mất mát như vơi đi phần nào. - Tuy nhiên, hai câu kết lại vẽ ra một cảnh tượng thật đầm ấm: “Nhớ ôi........ .............thơm nếp xôi” Khói cơm nghi ngút và mùi hương của lúa nếp như xua tan đi những mệt nhọc trên khuôn mặt họ. Nx: Trong nỗi nhớ quay quắt của nhà thơ, thiên nhiên núi rừng miền TB nước ta và nước Lào hiện lên thật dữ dội mà thơ mộng, khắc nghiệt và bí hiểm như muốn thử thách ý chí và sức mạnh của con người. Nhưng, dù có mất mát, hi sinh, đòan quân TT đã vượt qua tất cả bằng sự tin tưởng trẻ trung và ý chí kiên cường, sẵn sàng “ đâu có giặc là ta cứ đi”
2/ Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước TB thơ mộng. a/ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ. “Doanh trại.................. ..........xây hồn thơ.” - Cả doanh trại bừng sáng sôi nổi hẳn lên khi đêm VN bắt đầu. - Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm VN là những cô gái nơi núi rừng bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy. Họ vừa e thẹn vừa tình tứ trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ. Điều đó đã thu hút cả hồn vía những chàng trai TT. - Hai chữ “ kìa em” thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa say mê, vui sướng. - Những điệu khèn, điệu nhạc như nâng cánh cho tâm hồn của các chiến sĩ TT “xây hồn thơ”. Họ như đang quên hết thực tại chiến đấu mà thả hồn vào những làn điệu âm nhạc của những người dân Tây Bắc, mà mơ mộng, mà hát ca. => Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến b/ Cảnh một chiều sương phủ trên sông nước mênh mang. - Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu huyền thoại. “ Người đi........... .................nẻo bến bờ” - Cảnh TN thơ mộng, tĩnh lặng, đẹp như cảnh thần tiên cổ tích. Người đi Châu Mộc là ai? Hồn lau nào xào xạc bên bờ? Dáng người nào chèo thuyền? Tất cả chỉ là kí ức được gợi lại. - Cảnh được phủ bởi một màn sương chiều đang dâng lên. Như hòa nhập với cảnh, với người, những bông hoa cũng “đong đưa” làm dáng.
3/ Chân dung người lính TT. - Nếu như các đọan thơ trên chủ yếu nói về thiên nhiên TB, thì đọan thơ thứ ba khắc họa rõ nhất chân dung người lính TT : “TT đòan binh.............. ...........độc hành” - Những từ Hán Việt làm tăng vẻ đẹp hào hùng bi tráng của chân người lính. Còn những từ thuần Việt lại cân bằng tính chân thực của c/s hiện thực thời chiến. Điều đó làm bức chân dung tập thể vừa tổng hợp vừa cụ thể chân thực. Đây là đòan quân lạ: “không mọc tóc”.Vì họ bị sốt rét làm rụng tóc, hoặc họ cạo trọc tóc để dễ đánh giáp lá cà.Nhưng đó là cái lạ hoá, gân guốc bắt nguồn từ hiện thực đến từng chi tiết. « Không mọc tóc » là hậu quả của trận sốt rét rừng. Rồi trải qua nơi rừng thiêng nước độc, gian khổ thiếu thốn, thuốc men không có.. - Câu “ Quân xanh.....hùm” có 2 ý: + Tình rạng sức khỏe tồi tệ của họ. Nhiều bài thơ chống Pháp từng nói tới hiện thực này. Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ. (Tố Hữu) Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi” (Chính Hữu) + Phẩm chất tinh thần phi thường của họ. Nghĩa là sau vẻ bề ngòai xanh gầy của họ tóat ra một nội lực, một khí thế mạnh mẽ, quyết liệt. “Dữ oai hùm” là cách nói cường điệu, lãng mạn. Thiên nhiên và hòan cảnh khắc nghiệt, gian khổ chỉ có thể mài sắc ý chí chiến đấu, chứ không thể bẻ gãy hoặc làm nhụt chí họ. Họ là những chiến binh dũng cảm, đáng gờm đối với kẻ thù. - Vẻ bên ngòai cứng rắn ấy cũng giấu một đời sống nội tâm phong phú, bay bổng , lãng mạn. Hai câu “Mắt trừng..........kiều thơm” tả tâm trạng trằn trọc, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thương của họ. Tâm hồn nhọ mang những khao khát đời thừơng như bất cứ chàng trai tuổi đôi mươi nào. Phải yêu cuộc sống và nhiều khao khát thì người lính mới có nhiều khao khát nhớ nhung như vậy. Và biết đâu, những giai nhân đất kinh thành ấy đã động viên, nâng đỡ tinh thần họ trong những lúc gian khó.. - Mạch thơ đang từ bay bổng, đằmn thắm viết về sự sống của người lính bỗng chuyển sang nói về sự hi sinh mất mát. Câu « Rải rác biên cương mồ viễn xứ » gồm nhiều từ Hán Việt đã tạo nên âm hưởng trang nghiêm thiêng liêng khi nói về sự hi sinh. Họ là những người đã « quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh » trên chiến trường Tây Bắc. Và cho dù rất yêu cuộc sống, nhưng khi cần, họ cũng biết chết cho Tổ quốc. Câu thơ « Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh » vang lên âm hưởng tráng sĩ thuở nào, nhưng đó là một tâm trạng có thật của lớp thanh niên ra trận ngày ấy. - Hai câu cuối đọan “ Áo bào...độc hành” nói đến cái chết của họ. + Bút pháp lãng mạn, cảm hứng bi tráng đã giúp tác giả dựng lên cái chết, sự hy sinh oanh liệt của chiến sĩ Tây Tiến. Cụm từ “áo bào”, “thay chiếu” gần giống với điển tích trong thơ văn xưa: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. (Chinh phụ ngâm) Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhưng nó cũng phản ánh một sự thật đau lòng: người lính Tây Tiến ngã xuống không có một cỗ quan tài, không một tấm chăn, manh chiếu để chôn, khi sống họ mặc như thế nào, khi chết thì chôn như thế. Cách nói “anh về đất” là để giảm bớt sự bi thương, cái chết trở nên nhẹ nhàng. + Sự hi sinh lớn lao anh dũng ấy hẳn là xứng đáng lãnh nhận một nghi lễ đưa tiễn hào hùng của sông núi đất trời này. Sông Mã như thay mặt TQ tiễn những người con ưu tú của mình về với đất bằng “khúc độc hành” sôi sục, bi tráng, rắn rỏi , vững vàng. Nx: Nội dung: Cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Nghệ thuật: giọng điệu trang trọng, bút pháp lãng mạn, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của tg trước sự hi sinh của đồng đội.
4/ Lời thề gắn bó với TT. "Tây Tiến người . .... chẳng về xuôi" - Tinh thần “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của họ. -Đó là lời thề của họ sau khi đã hòan thành nhiệm vụ, trở về với đất nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng. - TT trở thành một phần trong tâm hồn của các anh. Cách nói “người đi không hẹn ước”, hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, mùa xuân chia phôi thăn thẳm..chính là thể hiện tâm trạng buồn thương, luyến nhớ bâng khuâng khi nghĩ về một khỏang t/g đầy ắp kỉ niệm. III/ KẾT LUẬN. Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùnh vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.