BÀI THƠ "VIỆT BẮC"

Thứ sáu - 25/06/2021 21:01
I/ Vài nét chung.
1. Hoàn cảnh sáng tác .
- Việt Bắc là khu căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 năm 1954, ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Vị trí:
-Việt Bắc là thành công xuất sắc của thơ Tố Hữu, là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam thời kỳ chống Pháp.
II/  Đọc hiểu văn bản.
Cảm nhận chung về đoạn thơ.
-Đoạn thơ đã tái hiện được không khí của cuộc chia tay đầy lưu luyến bịn rịn sau 15 năm gắn bó ân tình giữa kẻ đi người ở.  Đó là không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm của ứơc vọng và tin tưởng.
-Kết cấu: Theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Không đơn thuần là lời hỏi-đáp mà là sự hô ứng đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng.  Đó là cách "phân thân", "hoá thân" để bộc lộ tâm trạng được đầy đủ hơn.
-Giọng điệu: Ngọt ngào êm ái, giọng tâm tình.

1/Cuộc chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở (20 câu đầu)
a/ Lời hỏi của  người ở lại_người dân VB_đối với người đi _CBCM.
      « Mình về………….
……….nhìn sông nhớ nguồn ».
- Trong hai câu đầu, « ta » là người dân VB. Họ có những kỉ niệm «tha thiết mặn nồng » trong suốt 15 năm gắn bó với CM và KC, từ sau khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) cho đến khi kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954).  Đó là cuộc chia tay lịch sử giữa đồng bào và đồng chí từng gắn bó bên nhau trong một chiến hào hàng chuc năm trời.
- Ngòai ra, người ở còn nhắc người đi « uống nước nhớ nguồn », đừng quên nguồn cội CM, đừng quên công lao của đồng bào VB đối với Đảng, chính phủ. Đây là câu hỏi trang nghiêm, có tầm bao quát lớn.
b/ Câu trả lời của người đi_CBCM.
- Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy, nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nhớ chính mình.
« Tiếng ai tha thiết bên cồn…
……..biết nói gì hôm nay. »
- Người đáp dùng lối nói phiếm chỉ « tiếng ai ». Sau đó mới thấy bóng người qua hình ảnh hóan dụ_ « áo chàm. » Đây cũng là màu biểu thị sự son sắc, thủy chung_theo quan niệm của người VB.
- Tâm trạng, tư thế của người đi : « bâng khuâng » buồn nhớ, hồi hộp trong lòng ;  « bồn chồn » không yên trước mỗi bước đi. Câu «  cầm tay….hôm nay » thể hiện tâm trạng ấy. Vì đây là câu hỏi nghiêm trang, không thể trả lời ngay mà phải suy nghĩ, sắp xếp ý tứ.
=> T.H rất tài hoa khi thể hiện cuộc chia tay lớn, mang tính chất chính trị trọng đại trong hình thức của một cuộc chia tay riêng tư thầm kín.
c/ Lời hỏi tiếp theo của người ở lại.
Đây là lời nhắc nhớ ân tình kháng chiến và CM :
« Mình đi có nhớ những ngày.
…………….
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa. »
- Điệp ngữ « mình đi-mình về-có nhớ » trong đọan này như diễn tả nỗi niềm nhớ thương, như lời nhắn nhủ.
- Đó là thiên nhiên VB dữ dằn, khắc nghiệt :
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Những hình ảnh » mưa nguồn suối lũ », « mây  cùng mù » vừa tả thực thiên nhiên VB, vừa ẩn dụ cho những gian khó của đời sống CM.
- Câu thơ « miếng cơm chắm muối mối thù nặng vai » là để xác nhận thực tế : đời sống vật chất thiếu thốn và nhiệm vụ CM cao cả, nặng nề.
- Người ở lại còn hỏi nhiều điều khác liên quan đến con người và thiên nhiên VB :
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi cò nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
« Rừng nú nhớ ai » là phép nhân hóa, thực ra để chỉ nỗi nhớ của người miền núi với cán bộ CM. Người cán bộ đi rồi, thì  những món ngon của núi rừng cũng không được để ý nên « trám bùi để rụng măng mai để già ». Các hình ảnh ẩn dụ, tương phản ở câu sau diễn tả hai sắc thái của thiên nhiên và con người  VB : dịu dàng với « hắt hiu lau xám », và cũng thủy chung « đậm đà lòng son » với CM.
Nhớ VB còn là nỗi nhớ về những căn cứ CM, những địa danh nổi tiếng :
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa.
« Khi kháng Nhật » là lúc Nhật Bản hất cẳng Pháp, xâm chiếm Đông Dương. « Thuở còn Việt Minh » là nhắc nhớ đến đội quân CM đầu tiên của Đảng được thành lập tại VB từ trước 1945. 
- Từ « mình » thứ ba trong câu : « Mình đi mình có nhớ mình » rất đặc sắc.Vì nếu hai từ « mình » trước đó, chỉ ngôi thứ 2 số ít, thì từ « mình » này vừa chỉ ngôi thứ nhất, vừa chỉ ngôi thứ hai số ít. Mình nhớ chính bản thân mình. Dù hòan cảnh thay đổi, anh có thể quên thiên nhiên, con người nơi đây, nhưng anh đừng bao giờ quên bản chất tốt đẹp của anh. Bản chất ấy được tôi luyện ở VB, nơi gắn với những địa danh lịch sử : Tân Trào, Hồng Thái -  nơi thành lập QĐNDVN, nơi diễn ra đạui hội quốc dân lần đầu.
=>Nhà thơ đã sử dụng sáng tạo hai đại từ nhân xưng 'mình" và "ta".Trong Tiếng Việt, "mình" và "ta" khi thì chỉ ngôi thứ nhất và nhiều khi lại để chỉ ngôi thứ hai hoặc chỉ chung cả hai đối tượng giao tiếp. Trong đoạn thơ, T.H đã dùng cặp đại từ "mình-ta" với cả hai nghĩa một cách sáng tạo (mình và ta có sự hoán đổi cho nhau) để dễ dàng bộ lộ cảm xúc, tình cảm.

2/ Người đi khẳng định lòng gắn bó thủy chung và bộc lộ nối nhớ da diết mênh mang với nhiều sắc thái và cung bậc.
a/ Người đi khẳng định tấm lòng chung thủy sắt son.
Ta với mình, mình với ta
………..nghĩa tình bấy nhiêu.
- Tg dùng hai đại từ « ta », « mình » rất linh họat : vừa chỉ người ở lại, vừa chỉ người đi.Đây là cách xưng hô thân mật hay thấy trong cd.
- Hai từ láy « mặn mà », « đinh ninh » vừa chỉ mức độ t/c sâu nặng, vừa khẳng định t/c của người KC  với VB trước sau như một, không thay đổi.
- Cách so sánh « nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu » như khắc sâu thêm nỗi nhớ dạt dào, mênh mông.Nó  vừa rộng, vừa sâu, vừa xa không kể hết.
- Ba từ « mình » ở câu « mình đi mình lại nhớ mình » được dùng ở ngôi số một. Ở trên, VB nhắn nhủ người đi đừng quên  bản chất CM, thì ở đây, người CM k/đ với  VB :sẽ không bao giờ quên chính mình trong những ngày gian khổ nhưng giàu tình nghĩa ấy. Đó là lời tâm sự và cũng là lời tự nhủ lòng của người đi.
b/  Nhớ thiên nhiên, nhớ cuộc sống sinh họat khi còn ở VB.
- Nỗi nhớ của người CM với VB giống như nỗi nhớ của những người yêu nhau. Cảnh sắc thân thuộc ở VB được miêu tả rất sinh động :
Nhớ gì như nhớ người yêu
…………..suối Lê vơi đầy
- Nhớ như nhớ người yêu là nỗi nhớ thường trực, không bào giờ dứt trong tâm trí của người đi. Nỗi nhớ này không khác gì cách nói của nữ sĩ Xuân Quỳnh «  Lòng em nhớ đến anh- Cả trong mơ còn thức ».
-  Tiếp theo là những câu thơ cụ thể hóa nỗi nhớ. Đó có thể là kí ức của một buổi hẹn hò (trăng lên đầu núi) ; là khỏanh khắc cuối ngày (nắng chiều lưng nương) ; là hình ảnh sum họp bên nhau quanh « bếp lửa » ; là bản làng chìm trong khói sương. Các từ «  trăng lên, nắng chiều, sớm khuya » diễn tả nỗi nhớ bao trùm cả thời gian ở VB.
- Cụm từ « nhớ từng » nhấn mạnh việc người đi không quên một sự vật, hiện tượng, địa điểm nào của không gian VBN : rừng nứa, bờ tre,ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.
- Người đi không quên 1 thời gian khổ :
Ta đi ta nhớ những ngày
………..bẻ từng bắp ngô
+ VB chia sẻ với những người k/c từ bát cơm củ sắn của đời sống v/c, đến những « ngọt bùi đắng cay » của đ/s tinh thần. Các từ « đây, đó,chỉ vị trí gần nhau, còn thành ngữ « đắng cay ngọt bùi » chỉ cả gia khó lẫn niềm vui mà người ở, người đi từng cùng chịu đựng hoặc tận hưởng.
+ Họ yêu thương thật lòng, đồng cam cộng khổ với CM bằng những t/c chân thành.
+ Các động từ « chia », « sẻ », « đắp cùng » càng tô thắm cho tấm lòng đáng quý của họ.
- Tinh thần lạc quan của những  người VB và người CM.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
……………….đều đều suối xa
+ Vượt qua cái nắng cháy lưng, người mẹ VB vẫn « địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô » về nuôi CM.
+ Tg còn nhớ cả tiếng học bài ; nhớ lời ca tiếng hát của quân dân trong « những giờ liên hoan » dưới ánh đuốc bập bùng ; nhớ cả những âm thanh riêng của núi rừng VB : tiếng mõ, tiếng chày, tiếng suối.
+Các từ « liên hoan », « ca vang » thể hiện niềm vui, niềm tin tưởng của VB vào CM, vào Đảng,BH.
+ Từ « nhớ sao » lặp lại tạo ra âm điệu chơi vơi, mêng mang. Tất cả bộc lộ t/c sự nhớ thương sâu sắc của người CM với VB nói riêng và nhân dân nói chung.
=> Điệp từ «  nhớ » tạo điểm nhấn cho nỗi nhớ sâu nặng của người đi. Thơ lục bát với âm điệu sâu lắng càng có tác dụng diễn tả tâm trạng, nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ đối với thiên nhiên, con người VB trước giờ chia tay.
c/ Nhớ cảnh đẹp ở VB.
- Đây là đoạn thơ tả cảnh, tả người đặc sắc của tp.Nó được xem như bức tranh tứ bình 4  mùa ở VB bằng thơ :
Ta về, mình có nhớ ta
………….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
- Hai câu đầu giới thiệu bức tranh bằng một câu hỏi và một câu trả lời. Câu hỏi « mình có nhớ ta » thể hiện sự bịn rịn, quyến luyến cuả người đi với người ở lại.Trong nỗi nhớ nhung trìu mến của người đi, « hoa cùng người » sẽ là trung tâm của bức tranh thủy mạc này.Vẻ đẹp của VB là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
- Trong tám dòng thơ tiếp theo, TH đã tạo nên một bức tranh tứ bình độc đáo về VB theo chủ đề : X,H,TH,Đ.
Bức tranh được tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng : có màu sắc tươi tắn, có ánh sáng rực rỡ, có âm thanh vui tươi.Tám dòng này cũng đồng nhất : các câu lục thì tả cảnh, các câu bát thì nói về người. Cảnh nào, người nào cũng có cái riêng để nhớ. Tất cả là nhờ vào bút pháp chấm phá của t.g.
_  Bức tranh mùa đông :
Rừng xanh……….
……………….thắt lưng.
+ Mùa đông mà rừng vẫn xanh. Trên cái nền xanh tải dài ấy, bỗng bất ngờ hiện ra bông hoa chuối đỏ tươi làm ấm lòng vui mắt. Nó như một ngọn đuốc xua tan cái lạnh lẽo vốn có của mùa đông. Đó là mùa đông chiến thắng , nên nó không u ám, lạnh lẽo như thông thường.
+ Trong cảnh ấy, ánh nắng buổi sáng chiếu rọi làm lóe lên ánh sáng trên lưỡi dao mà người đi rừng dắt ở lưng. Ý thơ vừa khỏe, vừa đẹp. Trong núi rừng VB, con người như một vệt sáng di chuyển nhưng ko bị vùi lấp, mà TN đang tôn lên vẻ đẹp của con người.
- Bức tranh mùa xuân :
Ngày xuân……………..
…………..chuốt  từng sợi giang.
+ Mơ là lòai hoa đặc trưng của VB. Nó nở một màu trắng miên man, tinh khiết đẹp đến nao lòng. T.H còn nói về màu trắng này trong một bài thơ khác :
Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
                                           (Theo chân Bác)
+ Trong cảnh xuân ấy là dáng vẻ cần mẫn của người l.đ. Bao nhiêu ân cần, nhẫn nại, chịu thương chịu khó dồn trong một chữ « chuốt ». « Chuốt » là chẻ, vót một cách cẩn trọng kĩ càng, trơn láng, gọn gàng. Con người là chủ nhân của mùa xuân, đang tô điểm cho sắc xuân thêm lộng lẫy.
- Bức tranh mùa hạ :
Ve kêu ……………
…………hái măng một mình.
+ Không chỉ màu sắc, âm thanh cũng xuất hiện trong bức tranh này. Tiếng ve ngân lên như thúc giục cho rừng phách chuyển màu đồng loạt. Chữ « đổ » thật sống động. Nguyễn Bính từng dùng từ « nhuộm » trong câu « Lá xanh đã rụng thành cây lá vàng » để nói quá trình chuyển đổi màu sắc đã diễn ra trong một thời gian dài. Chữ « đổ » trong câu thơ của T.H biểu thị sự chuyển màu nhanh chóng, cùng lúc.
+ Hình ảnh cô gái hái măng dường như k0 có cảm giác cô lẻ phải chăng là nhờ màu vàng và tiếng ve kia ?
=> Bức tranh mùa hạ vừa hòanh tráng với những nét bút mạnh mẽ, vừa mảnh mai, tinh tế, nhẹ nhàng.
- Bức tranh mùa thu.
Rừng thu trăng rọi hòa bình.
…………ân tình thủy chung.
+ Ánh trăng xanh mát trải lên cảnh vật một không khí thanh bình, yên ả. Từ « hòa bình » thể hiện khung ảnh êm đềm ở an tòan khu, vừa nói đến sự thanh tĩnh, mát mẻ của khung cảnh rừng khuya.
+ Vang lên trong không gian ấy là « tiếng hát ân tình thủy chung » của ai đó cất lên khiến người nghe ấm lòng. Nó như nói thay cho nỗi lòng của người đi.
=> Mỗi bức tranh có nét riêng của từng mùa, nhưng nó không phá đi sự hài hòa của bộ tranh tứ bình này. Nếu cảnh mùa đông và mùa hè có sắc màu rực rỡ, làm thức dậy nhiều giác quan của con người, thì cảnh mùa xuân và mùa thu tạo sự cân bằng trở lại nhờ màu sắc tinh khôi, êm dịu, nhẹ nhàng.
Linh hồn trong tòa bộ bức tranh là con người : cần cù, chăm chỉ, và thủy chung với CM, kháng chiến.
d/ Nhớ VB trong những ngày đầu KC.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
…………nhớ sang Nhị Hà
- Đó là khi quân ta còn non trẻ, giặc đến lùng sục chiến khu. Trong hòan cảnh đó, VB và những ngưởi kháng chiến đã đòan kết thành một khối để « ta cùng đánh Tây. Thiên nhiên, núi rừng VB trở thành « lũy sắt dày » để chống giặc, để « che bộ đội, vây quân thù ».
-  Mênh mông » là từ chỉ sự rộng lớn, bao la. Còn « bốn mặt sương mù » lại chỉ đặc trưng của thiên nhiên VB. Cụm từ này tương phản với bốn từ «  chiến khu một lòng ».   Cả chiến khu một lòng hợp sức đánh giặc. Nhờ đó ta đã làm nên những chiến công vang dội ở Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình, Tây Bắc…
=>  Đọan thơ có âm hưởng hào hùng,vang dội. Điệp từ « nhớ », đại từ « ai » như khẳng định thêm ân tình của người kháng chiến đối với VB.
e/  Nhớ VB trong chiến đấu và chiến thắng.
 Đọan thơ này là một bản anh hùng ca với khí thế mạnh mẽ của cả dân tộc ra trận.
Những đường VB của ta.
……………
Vui lên VB đèo De núi Hồng.
* Đầu tiên là VB trong mùa chiến dịch :
Những đường…………….
………………như là đất rung.
+ Cụm từ « của ta » thể hiện ý thức làm chủ của người KC đối với ĐN nói chung và với căn cứ địa không thể xâm phạm_ VB_ nói riêng.Hai câu này vừa nói được sự rộng lớn của không gian VB, vừa nói được độ dài của cuộc KC trường kì của dt ta.
+ Từ láy « rầm rập » không những diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp ta hình dung ra nhịp độ khẩn trương, nhanh chóng của cuộc KC ở giai đọan quyết định.
- Hai câu tiếp theo cụ thể hóa tiếng bước chân ở trên :
Quân đi …………..
…………bạn cùng mũ nan  
+ Hai từ láy « điệp điệp trùng trùng » một mặt miêu tả độ dài vô tận của đòan quân nhấp nhô uốn lượn theo sườn núi, mặt khác nó còn diễn tả khí thế tự tin vào sức mạnh của quân ta.
+ Hình ảnh « ánh sao » vừa có nghĩa thực, chỉ sao trời trong những đêm dài hành quân, vừa có nghĩa tượng trưng, chỉ ánh sáng của lí tưởng CM đang dẫn đường cho những người lính ra trận đán đuổi kẻ thù.
+ Ba hình ảnh « ánh sao », « đầu súng « , « mũ nan » hợp thành một hình tượng đẹp, khỏe khuấn, vững vàng. Nó cho thấy mục đích cao cả của cuộc KC và tinh thần lãng mạn CM của quân ta.
- Cuộc KC của ta là cuộc KC tòan dân tòan diện, cho nên ngòai lực lượng quân đội chính quy, còn có cả những người dân công giúp sức :
Dân công ……
…………muôn tàn lửa bay.
+ Các cụm từ « đỏ đuốc từng đòan », muôn tàn lửa bay » đả tái hiện lại hình ảnh một đòan người mang vác gồng gánh quân trang quân dụng phục vụ cho tiền tuyến. Họ đang hừng hực khí thế  vì họ hiểu được nhiệm vụ tất cả cho tiền tuyến của mình.
+ Cách nói «  bước chân nát đá » của T.H phải chăng là sự hiện thực hóa của câu « Mong cho chân cứng đá mềm » trong bài ca dao xưa. Họ đang đạp bằng mọi gian khổ để ra trận.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn………………ngày mai lên.
+ « Nghìn đêm » là cách nói tượng trưng cho một thời gian dài VB chìm trong bóng tối của màn sương dày đặc.(thực tế + tượng trưng).
+ Màn đêm ấy bị xua tan bởn « đèn pha bật sáng ». Đó vừa là áng sáng của ánh đèn ô tô, vừa là a.sáng của niềm tin CM, của lòng người khi cuộc KC đã bước vào giai đọan cuối.
=> Đọan thơ nói về VB  ban đêm nhưng lại có nhiều ánh sáng : của các vì sao, của lửa, của đèn, của niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, B.H.
* Niềm vui chiến thắng :
« Tin vui………………..
…….đèo De núi Hồng. »
- Từ « vui » lặp đi lặp lại bốn lần, kết hợp với các từ : về, từ, lên đã nói được không khí phấn khởi, vừa thể hiện được ý : tin thắbg trận ở mọi miền được báo về VB, sáu đó từ VB tỏa đi khắp nơi.
- Nhiều địa danh gắn với những chiến thắng vang dội của ND ta được nhắc tới như một niềm tự hào lớn : HB,VB, ĐT…..
VB là đầu não của cuộc KC, nơi hội tụ của niềm tin, t.c hi vọng của những người VN yêu nước.
VB là cội nguồn sức mạnh, nơi có cụ Hồ sáng soi, có TW, CP « luận bàn việc công » để đem về chiến thắng.
III/ KẾT LUẬN
1/ Nội dung :
VB là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ là lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của CM, của con người Việt Nam.
2/ Nghệ thuật :
- Mang đậm tính dân tộc.
- Cấu tứ bài thơ là cấu tứ ca dao với 2 nhân vật trữ tình « ta », « mình », người đi, người ở hát đối đáp với nhau.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng sinh động, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Tác giả dùng tiểu đối, phép điệp, ẩn dụ, so sánh, để nhấn mạnh ý và tạo nhịp điệu uyển chuyển, hài hòa, dễ nhớ.
- Giọng điệu trữ tình, thiết tha, ngọt ngào như lời ru đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thủy chung.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,830
  • Tổng lượt truy cập8,430,608
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây