BÀI 4 : SÓNG (XUÂN QUỲNH)

Thứ sáu - 25/06/2021 21:04
/ GIỚI THIỆU
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh là 1 trong số nhà thơi tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ vừa hồn nhiên tươi tắn chân thành, vừa đằm thắm da diết trong khát vọng về tình yêu, hạnh phúc đời thường.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  1. Tác phẩm:
- “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi ở vùng biển Diêm Điềm (Thái Bình), là bài thơ đặc sắc về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc tâm trạng và những sắc thái tình cảm phức tạp, nồng nàn, tha thiết trong trái tim người phụ nữ đang yêu.
    1. ĐỌC HIỂU
  1. Âm điệu của bài thơ.
- Đây là âm điệu của những con sóng trên biển cả, và sâu xa hơn đó là nhịp của những cơn “sóng lòng” nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim người phụ nữ.
- Âm điệu đó được tạo nên bởi 2 yếu tố: thể thơ 5 chữ; cách tổ chức ngôn ngữ, cách ngắt nhịp. Các yếu tố này được dùng linh hoạt phóng túng đã gơị lên nhịp sóng biển (và cả sóng lòng) khi dịu êm nhẹ nhàng, khi dồn dập dữ dội.
  1. Ý nghĩa hình tượng sóng.
- Ý nghĩa hình tượng sóng bao trùm cả tác phẩm, ở lớp nghĩa thực nó được miêu tả cụ thể sinh động, với nhiều trạng thái mâu thuẫn, thậm chí là trái ngược nhau. Ở lớp nghĩa biểu tượng sóng như có hồn, có tính cách, có tâm trạng, biết giải bày bộc bạch, diễn tả sự phong phú và phức tạp nhiều khi đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: lúc bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc.
- Hình tượng “sóng” và “em” đang cài, tồn tại song song soi sáng cho nhau, thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả.
  1. Phân tích các khổ thơ.
a/ Nghĩ về sóng và tình yêu .(khổ 1,2)
Đây là trạng thái đặc biệt trong tâm hồn người con gái đang yêu.
“Dữ dội và dịu êm
….
Sóng tìm ra tận bể”
- Từ những đặc tính đối lập của sóng (dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ), t/g đã diễn tả trạng thái khác thường phong phú, phức tạp, đối lập trong trái tim đang yêu: có lúc khao khát cháy bỗng, có lúc tha thiết nồng nàn.
- Mặt khác, trong suy niệm của Xuân Quỳnh, thì muốn hiểu bản chất của tình yêu của người thiếu nữ (phụ nữ), người thanh niên (đàn ông) phải biết vượt qua những gì nông nổi ồn ào bên ngoài để khám phá bản chất dịu êm, khiêm nhường bên trong tâm hồn người phụ nữ.
- Vượt qua quan niệm về tình yêu bình thường quanh quẩn, sóng theo sông xuôi dòng ra biển lớn, hòa nhập cùng đại dương dể hiểu hết chính bản thân mình. Đó là quan niệm sâu sắc, nghiêm túc về tình yêu của nhân vật trữ tình.
- Cũng từ “sóng” nhà thơ phát hiện ra một quy luật: sóng muôn đời không thay đổi thì khát vọng tình yêu của con người cũng là vĩnh hằng, nhất là ở người trẻ tuổi.
b/ Nghĩ về sóng và nguồn gốc của tình yêu.(khổ 3,4)
 Người con gái muốn phân tích lí giải tình cảm của mình nên:
“Trước muôn trùng sóng bể

Khi nào ta yêu nhau”
Câu hỏi « tình yêu có từ đâu, vì sao ta yêu nhau ? »  làm cho người con gái băn khoăn muốn lí giải nhưng bất lực. Xuân Diệu - ông hoàng của thơ tình - cũng từng ngỡ ngàng, băn khoăn :“làm sao cắt nghĩa được tình yêu ?”. Xuân Quỳnh củng như vậy, nhưng tình yêu như sóng biển, như mây trời làm sao hiểu hết đuợc.
Những câu phủ định, những câu móc xích,  nhịp thơ nhanh bộc lộ sự dễ thương và khẳng định sự huyền bí của tình yêu: « Sóng bắt đầu từ gió…khi nào ta yêu nhau. »
c/ Nghĩ về sóng và nổi nhớ của em, tình yêu của em.( khổ 5,6,7)
Suy tư về sóng, về tình yêu, người con gái tìm được những điều tương đồng :
« Con sóng dưới lòng sâu
………
Dù muôn vời cách trở. »
-Tình yêu gắn với nổi nhớ khi xa cách. Con sóng dù ở dưới sâu hay trên mặt nước cũng muốn được trở về với bờ. Em cũng vậy, nổi nhớ thường trực ngập tràng cỏi lòng có khi thức lẫn khi ngủ, cả trong tiềm thức lẫn trong ý thức.
- Nhà thơ cố ý nói ngược cách nói thông thường – xuôi vào Nam ngược ra Bắc - mà chẳng hề bận lòng. Tình yêu tạo ra một phương mới mà chẳng ai thấy lạ - « phương anh. »  Vì sao? Vì những nghịch lý ở trên là vẻ bề ngoài, là cách nói che giấu bên trong một hạt nhân rất phù hợp với tâm lý của người đang yêu, đang xa, đang nhớ và đang muốn đốt trái tim mình trong ngọn lửa tình yêu. Xuôi hay ngược, Bắc hay Nam không quan trọng. Kim la bàn trong trái tim em luôn quay về hướng có anh.
- Tin vào tình yêu, nhà thơ biết dù khó khăn, nghiệt ngã, thử thách, nhưng tình yêu đích thực rồi sẽ cập bến bờ hạnh phúc:
“Trăm ngàn con sóng nhỏ

Dù muôn vời cách trở”
Xuân Quỳnh quan sát rất tinh tế, nên phát hiện ra « sóng » ở nhiều tầng. Nhà thơ còn dùng dùng biện pháp đối (xuôi ngược Nam Bắc) và hình ảnh mới mẻ (trong mơ còn thức), để thể hiện được nổi nhớ mãnh liệt, sôi nổi và chân thành.
d/ Nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu của em. (khổ 8,9)
Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi đã có một lần đổ vỡ trong tình yêu. Cho nên, dù tình cảm sôi nổi, mãnh liệt, nhà thơ vẫn không thể không có những nỗi lo âu:
“Cuộc đời tuy dài thế
…Mây vẫn bay về xa”
-  Ngẫm về các quy luật của tự nhiên -biển dù rộng nhưng vẫn có bờ, cuộc đời tình yêu không thể vĩnh hằng, mây không thể ngừng trôi- Xuân Quỳnh nhận ra rằng : hạnh phúc cũng thế, nhiều khi mong manh dễ vỡ, cho nên lời thơ như một nỗi suy tư, trăn trở.
- Cũng như bao người khác, Xụân Quỳnh cũng khao khát sự vô cùng, sự tồn tại mãi mãi của hạnh phúc với cuộc đời:
Làm sao được tan ra
…Để ngàn năm còn vỗ”
- Đời người có giới hạn, nhưng tình yêu thì có thể vô cùng. Vậy nên, Xuân Quỳnh khao khát gởi mình vào hình tượng sóng  để hoá thân vào tình yêu, vào biển lớn. Vì con người có thể mất đi, nhưng tình yêu là vĩnh hằng, sóng kia “ngàn năm còn vỗ”.  Câu thơ thể hiện một khát vọng đầy nữ tính: muốn hoà nhập cái riêng nhỏ bé vào cái chung bao la rộng lớn để tình yêu bất diệt. Đó cũng là khát vọng sống hết mình với tình yêu của tác giả khi ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời.
    1. KẾT LUẬN
- “Sóng” tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh.
- Trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữ sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ nồng nàn, tha thiết, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian, giới hạn của đời người để có tình yêu cao đẹp, hạnh phúc lớn lao.
Thể thơ 5 chữ ngắt nhịp linh hoạt, gieo vần khá tự do thể hiện được nôi dung trên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,771
  • Tổng lượt truy cập8,430,549
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây