ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG TỈNH MÔN LỊCH SỬ 9

Thứ bảy - 17/04/2021 23:45
Câu 1.(2,5 điểm)
Nêu bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2.(4,0 điểm)
Trình bày những nét chính về phong trào Đông du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để giành độc lập? Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì?
Câu 3. (8,5 điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới th II đến nay, nhân loại đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia châu Á trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước.
a. Bằng thực tế lịch sử em hãy làm rõ những nội dung trên ?
b. Cơ sở nào để nhiều người dự đoán đã cho rằng:“Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”.
Câu 4 (5,0 điểm)
Trình bày quá trình liên kết khu vực Châu Âu? Những thành công và khó khăn của liên minh châu Âu ngày nay?
-------------------------------Hết-------------------------------
ĐÁP ÁN THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2020 -2021
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
 
Câu Nội dung Điểm
1
(2,5)
a. Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ?
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại hoàn toàn, yêu cầu một xu hướng đấu tranh mới. 0,5
- Sự tác động của tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam qua con đường Trung Quốc, Nhật Bản... đã ảnh hưởng tới tư tưởng các nho sĩ yêu nước. 0,5
- Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa giai cấp, tầng lớp mới… 0,5
b. Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
- Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt ngọn cờ đấu tranh của giai cấp phong kiến. 0,5
- Phong trào đấu tranh hết sức phong phú: vũ trang bạo động (Đông Du), cải cách (Duy Tân), mở trường dạy học (Đông Kinh Nghĩa Thục…) 0.5
2
(4.0)
a.Trình bày những nét chính về phong trào Đông du ?
- Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập. 0,5
- Đầu năm 1905, Phan Phội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. 0,5
- Nhật Bản nhận đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Phong trào Đông du hoạt động rất thuận lợi, số học sinh sang Nhật Bản có lúc lên tới 200 người. 0,5
- Đến đầu tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật. Nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. 0,5
- Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phảo rời Nhật Bản. Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động. 0.5
 b.Vì sao  Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp ?
Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và trở thành cường quốc nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện. 0,5
c. Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì ?  
- Chủ trương bạo động là đúng, nhưng, không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được. 0,5
- Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính. 0,5







3
(8.5)
a. Tính tiên phong của châu Á trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Trước CTTG II: các nước Á hầu hết là thuộc địa, nửa thuộc địa, thị trường riêng, chịu sự bóc lột và nô dịch của các đế quốc thực dân phương Tây.
- Sau CTTG II, PT ĐTGPDT bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng toàn châu Á (châu Á là châu lục đi tiên phong trong PTGPDT).
0,25


0,25
- Đông Nam Á: Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân các nước đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
+ In-đô-nê-xi-a: dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Xu các nô ngày, 17- 8 - 1945 tuyên bố độc lập.
+ Việt Nam: sau khi phát xít Nhật đầu hàng, CM tháng 8 bùng nổ, ngày 2- 9- 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh nước VNDCCH.
  + Ngày 12- 10- 1945 nước CHDCND Lào ra đời.


0,5


0,5

0,5
-  Khu vực Đông Bắc Á: Cuộc nội chiến 1946 – 1949 thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời (01/10/1949). 0,5
 - Nam Á: Năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh,  năm 1950 thắng lợi, thành lập nước CH Ấn Độ. 0,5
- Cuối những năm 50 của TK XX, các nước châu Á đã hoàn thành quá trình đấu tranh giành độc lập.
- Sau khi giành độc lập dân tộc, nhiều nước châu Á đã kiên cường đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của các đế quốc.
0,25

0,25
b. Thành công trong công cuộc xây dựng đất nước.
 Từ nửa sau thế kỉ XX các nước châu Á đã nỗ lực vươn lên, đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước:
- Nhật Bản: Sang những năm 70 của TK XX, NB đã vươn lên trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. 0,5
- Ấn Độ: Sau khi giành độc lập dân tộc đã thực hiện nhiều chiến lược phát triển kinh tế, thu được những thành tựu quan trọng: tự túc được lương thực cho hơn 1 tỉ dân, trong nhóm đầu thế giới lĩnh vực công nghệ thông tin, đang vươn lên trở thành cường quốc khoa học vũ trụ và công nghệ hạt nhân. 0,5
- Trung Quốc: từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở cửa (tháng 12/1978) đến nay nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong một thời gian dài (hơn 30 năm tăng bình quân 9,6%/năm). 0,5
- Ngoài ra, châu Á còn xuất hiện nhiều nước có nền kinh tế phát triển mạnh, được mệnh danh là “con rồng” như: Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông. 0,5
- Một số nước ĐNÁ, Trung Á cũng đạt được thành tựu quan trọng như: Thái Lan, Ma lai xia, In-đô-nê-si-a, Việt nam.... 0,5
c. Cơ sở để nhiều người dự đoán đã cho rằng: “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á’.
- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới. Châu Á chiếm 29.9% diện tích mặt đất và có 4 tỉ người (chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới). 0,5
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú (đặc biệt là dầu mỏ), vị trí địa lí quan trọng. Là thị trường hết sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (châu Á luôn là nơi thu hút đầu tư lớn nhất thế giới). 0,5
- Về tốc độ tăng trưởng: Nhiều nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Mailai xi a, Thái lan... 0,5
- Nhiều quốc gia sẽ  giữ vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế “ đa cực, nhiều trung tâm” như NB, Trung Quốc, Ấn Độ. 0,5
- Trong những năm đầu thế kỉ XX, trong lúc thế giới đang lâm vào nhiều khủng hoảng, châu Á vẫn tăng trưởng dương, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định : “ châu Á là cứu cánh của thế giới”. 0.5
4
(5,0)
* Nguyên nhân dẫn đến liên kết
- Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. 0,5
- Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết. 0,5
- Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. 0.5
* Quá trình liên kết:
- Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951) bao gồm sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 0,5
- Tháng 3/1957sáu nước trên lại thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành  "một thị trường chung". 0,5
- Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC) 0,5
- Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU.Hội nghị đã thông qua hai quyết đinh quan trọng: 0,5
+ Xây dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đông tiến chung duy nhất. (ngày 1/1/1999 đã phat hành đông EURO) 0,25
+ Xây dựng một liên minh chính trị tiên tới thành lập một nhà nước chung. 0,25
* Những thành công và khó khăn của EU
+ Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị - thương mai lớn nhất thế giới, một tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. 0,25
+ Số thành viên gia nhập vào EU ngày càng tăng năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước. 0,25
+ EU đang gặp những khó khăn trong việc thực hiện một số chính sách: Sự lưu hành đồng tiền chung EURO đối với tất cả các thành viên, Quá trình hợp nhất thành một nhà nước chung đang gặp nhiều rào cản, vướng mắc... 0,25
+ Phong trào Brexit dâng cao và hành động rời khỏi EU của Anh cho thấy những rạt nứt trong quan hệ và cũng là khó khăn lớn nhất hiện nay của Liên Minh châu Âu. 0,25

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,761
  • Tổng lượt truy cập8,430,539
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây