KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN LỊCH SỬ

Thứ bảy - 17/04/2021 23:42
Câu 1 (5,0 điểm)
Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là tổ chức nào? Trình bày sự ra đời, hoạt động và vai trò của tổ chức đó.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2 (5,0 điểm)
Đảng cộng sản Việt Nam:
a. Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng.
b. Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là sáng tạo? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.
c. Hiện nay, nước ta đang diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào của Đảng? Ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này.
Câu 3 (5,0 điểm)
           Bằng kiến thức lịch sử đã học và liên hệ thực tiễn. Em hãy chứng minh:
           Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước Châu Á đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn. Nhưng hiện nay vẫn đang đứng trước khó khăn và thử thách.  
Câu 4 (5,0 điểm)
Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên thứ hai trong thế giới tư bản. Em hãy cho biết:
a. Tại sao sự phát triển kinh tế của Nhật Bản được coi là “thần kì”?
b. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất nội tại của sự phát triển đó. Vì sao?
c. Các nước đang phát triển học tập được kinh nghiệm gì từ sự thành công của Nhật Bản.
------ Hết ------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở VN. 5,0
  Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là: tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925). 0,5
 Sự ra đời: - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người tiếp xúc với tổ chức Tâm Tâm xã của các nhà cách mạng Việt Nam có mặt ở đây, cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang. 0,5
- Tháng 6/1925. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, đưa về nước hoạt động, xuất bản báo chí, giáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết,... chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 0,5
Hoạt động: - Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Từ năm 1925 đến năm 1927 đã đào tạo được 75 người. Một số người được chọn đi học trường Đại học phương Đông ở Liên Xô, một số được cử đi học quân sự ở Liên Xô hay Trung Quốc, phần lớn về nước hoạt động. 0,5
- Năm 1925, xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận và tuyên truyền của Hội. 0,25
- Năm 1927, những bài giảng của Người được tập hợp in thành tác phẩm Đường Cách mệnh vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. 0,25
-  Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh được bí mật chuyển về trong nước, đúng vào lúc phong trào yêu nước và dân chủ đang sôi nổi, giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh nên càng có điều kiện đi sâu vào quần chúng. 0,5
- Từ cuối năm 1928, sau khi có chủ trương vô sản hóa, nhiều cán bộ của Hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để vận động cách mạng, phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ. 0,5
- Đến trước Đại Hội đại biểu lần thứ nhất (5/1929), Hội đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra, một số đoàn thể quần chúng như Công hội, Nông hội, Hội học sinh,... cũng được tổ chức. - Sự phát triển này đã dẫn đến Hội phân hóa thành các tổ chức cộng sản trong năm 1929, tạo điều kiện chín muồi để Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.   0,5
Vai trò: - Chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân. Góp phần đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vô sản. 0,5
- Đóng góp vai trò tích cực, góp phần chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.   0,5
 
Câu 2 Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930:    5,0
  a. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng.   
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng trong phong trào cách mạng Việt Nam.  0,25
- Ba tổ chức cộng sản ra đời vào cuối năm 1929, đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng, tác động không tốt đến phong trào cách mạng. 0,5
- Yêu cầu bức thiết là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng VN. 0,25
- Quốc tế cộng sản ra chỉ thị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất. 0,25
- Từ ngày 6/1/1930, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. 0,5
b. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sáng tạo.  
  Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. 0,25
- Cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. 0,25
- Về lực lượng cách mạng: đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Trong đó lực lượng nòng cốt là công - nông, đồng thời phải lôi kéo được các lực lượng khác cùng tham gia cách mạng. 0,25
- Về phương pháp cách mạng: phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để đánh đổ đế quốc, phong kiến (kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang). 0,25
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng  
- Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. 0,5
- Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên. 0,25
- Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 0,25
- Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 0,25
- Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 0,25
c. Sự kiện lịch sử trọng đại hiện nay của Đảng: Từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.   0,25
- Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng, của dân tộc ta. Có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn chiến lược cho thời kì tiếp theo.    0,5
 
Câu 3 Thắng lợi và khó khăn thách, thức của Châu Á. 5,0
  Thắng lợi của Châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.  
 Thứ nhất: Các nước đều giành độc lập dân tộc. 0,25
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước Châu Á đều giành được độc lập dân tộc như: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945). Nhân dân các nước Mã Lai (ma-lai-xi-a), Miến Điện (Mi-an-ma), Phi- líp-pin đều nổi dậy đấu tranh và giải phóng được nhiều vùng đất rộng lớn… 0,5
- Ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc phải trao trả độc lập cho 3 nước Đông Dương (1954), Phi-líp-pin (7/1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (8/1957),… 0,5
- Tại Trung Quốc: cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. 0,25
- Ấn Độ: Trước sức ép của phong trào đấu tranh nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ. Đến năm 1950, Ấn Độ tuyên bố giành độc lập và thành lập nước cộng hòa. 0,25
Thứ hai: Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển. 0,5
- Những năm 60 thế kỉ XX: Nhật Bản trở thành cường quốc công nghiệp trên thế giới, đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa,… 0,25
- Trung Quốc: Từ năm 1978 đến nay: Kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng bình quân hằng năm: 9,6%, đời sống nhân dân được nâng cao… 0,25
- Ấn Độ: “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông phát triển mạnh mẽ,... 0,25
  - Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xin-ga-po trở thành “bốn con rồng của Châu Á”,…Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin cũng đạt nhiều thành tự to lớn,…
- Việt Nam nền kinh tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, an ninh, chính trị ổn định, đời sống nhân dân cải thiện.
0,5
  - Các tổ chức ở Châu Á được thành lập trên cơ sở hợp tác cùng phát triển: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),… 0,5
  Khó khăn, thử thách của các nước Châu Á hiện nay:
- Tình hình chính trị phức tạp, không ổn định: sự can thiệp của các nước đế quốc, ly khai, khủng bố, xung đột, bạo lực,.. ở Irắc, Áp-ga-ni-xtan, In-đô-nê-xi-a,…
- Vấn đề điểm nóng: Biển Đông, bán đảo Triều Tiên,...
0,5
  - Thiên tai hoàn hành: động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, (DC)…
- Tệ nạn xã hội, tham nhũng, dịch bệnh (gần đây đại dịch COVID phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc), ô nhiễm môi trường,…
0,5
Câu 4 Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai 5,0
  a. Bước sang những năm 60 kinh tế Nhật Bản được coi là  phát triển “thần kì” vì: Từ một nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá nặng nề,…nhưng chỉ một vài thập niên, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường quốc tế về kinh tế. 0,5
b. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế đó.  
- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc các mạng KH-KT hiện đại. 0,5
- Lợi dụng được vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển tập trung vào các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,… 0,5
- Ít phải chi phí quân sự, biên chế Nhà nước gọn nhẹ. 0,25
- Tiến hành các cải cách dân chủ có hiệu quả. 0,25
- Biết tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, hạ giá thành sản phẩm… 0,25
- Vai trò quan trọng của Nhà nước. Hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản. Biết cách xâm nhập vào thị trường các nước khác, không ngừng mở rộng thị trường trên toàn thế giới,... 0,5
- Truyền thống văn hóa - giáo dục lâu đời của người Nhật Bản sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. 0,25
- Con nguời Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, coi trọng tiết kiệm, đề cao kĩ thuật, kĩ luật,… 0,5
Nguyên nhân nội tại quan trọng nhất: Yếu tố con người Nhật Bản.
Vì: con nguời Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân,…
0,5
Các nước đang phát triển học tập được kinh nghiệm:
- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, đặc biệt là những tiến bộ cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
- Nắm bắt thời cơ, vai trò quan trọng của Nhà nước trong đề ra các chiến lược phát triển đất nước.
- Phải biết hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Coi trọng yếu tố con người: đào tạo những con người có ý chí vươn lên, hăng say lao động, tôn trọng kĩ luật, tiết kiệm…
1,0
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại120,385
  • Tổng lượt truy cập8,039,813
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây