ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ VÒNG 2

Thứ bảy - 17/04/2021 23:47
Câu 1: (4.5 điểm)
Trình bày sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên bang Xô Viết ?
Từ đó, em hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2: (4.5 điểm)
Về tổ chức ASEAN.
a. Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
b. Hãy chọn và phân tích ba sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển tổ chức ASEAN: từ “ASEAN 5 đến ASEAN 10”?
c. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: (4 điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước châu Á đã đạt được những thắng lợi gì nổi bật và phải đối diện với những khó khó khăn, thử thách nào?
Câu 4: (7 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Nhật Bản đã xây dựng kinh tế trong hoàn cảnh khác nhau như thế nào?
 Em hãy chứng minh nền kinh tế Mĩ đứng thứ nhất và Nhật Bản vươn lên thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa từ sau năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Trình bày nguyên nhân phát triển chung và riêng giúp cho nền kinh tế hai nước đạt được những thành tựu trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
Câu                         Nội dung                                                                            Điểm
Câu 1
(4.5 điểm)
Sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:
- Hoàn cảnh: + Tình hình thế giới có nhiều biến động ( như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cách mạng khoa học kĩ thuật,  nhất là tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973...) đòi hỏi các nước phải cải cách. 0.25
+ Ban lãnh đạo Liên Xô đã không cải cách nên nền kinh tế ngày càng khó khăn, đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện. 0.25
- Trong hoàn cảnh đó, 3/1985, Gooc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng tiến hành cải tổ với nội dung cơ bản : 0.25
+ Kinh tế: đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. 0.25
+ Chính trị - xã hội: được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị ( tức nhiều đảng cùng tham gia vào công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng ( tức xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt. 0.5
- Hậu quả:+  cải tổ thất bại, kinh tế vẫn trượt dài trên con đường khủng hoảng. 0.25
+ Xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối kích động quần chúng... 0.5
+ Chính trị: ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước tiến hành lật độ Tổng thống Gooc-ba-chôp nhưng thất bại nên Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Ngày 21/12/1991, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (nay là 11 nước). Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chôp từ chức Tổng Thống. Như vậy chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã chấm dứt sau 74 năm. 0.5
- Đánh giá: sự sụp đổ của Liên Xô là 1 tổn thất lớn của phong trào cách mạng thế giới, là sự sụp đổ của 1 mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học. 0.25
Bài học cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay  
- Cần phải xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa khoa học, nhân văn, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của đất nước . 0.5
- Luôn luôn mở cửa, học hỏi, bắt kịp khoa học kĩ thuật  trên thế giới. 0.25
- Cải cách phải kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản, lấy dân làm gốc, đổi mới phải đồng bộ, trọng tâm là kinh tế, chính trị phải thận trọng. 0.5
- Cảnh giác với sự phá hoại của các nước đế quốc và các thế lực thù địch . 0.25
2
(4.5 điểm)








 
Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Do tác động của xu thế khu vực hóa trên thế giới: Thị trường chung Trung Mĩ, nhất là sự thành công của Liên minh châu Âu đã tác động đến các nước Đông Nam Á.

0.25
+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi Mĩ đang sa lầy trên chiến trường Đông Dương.
0.25
+ Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển. Do đó, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã được thành lập ở Băng Cốc ( Thái Lan) gồm 5 nước: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin,In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. 0.5
- Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực  hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0.5
 
- Nguyên tắc: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả... 0,5
Chọn và phân tích 3 sự kiện tiêu biểu:  
- Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. 0.5
- Tháng 2/1976, các nước ASEAN kí hiệp ước Bali, đưa ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức, từ đó, Việt Nam tin tưởng vào tổ chức và quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện. 0.5
- 1991, “chiến tranh lạnh” chấm dứt và “ vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị được cải thiện, ASEAN có điều kiện mở rộng thành viên: 1984, Brunây, 1995: Việt Nam, 1997: Lào và Mianma, 1999: Campuchia. Như vậy ASEAN đã chuyển từ “ ASEAN 5 thành ASEAN 10”. 0.5
- Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa:  
+ Đối với Việt Nam:  Việt Nam có điểm xuất phát thấp về kinh tế, do đó khi gia nhập vào tổ chức, Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, khoa học kĩ thuật, thu hút vốn, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc... 0,5
+ Đối với ASEAN: Việc mở rộng thành viên sẽ giúp ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác về kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. Việc Việt Nam gia nhập đã trở thành mốc mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á. 0,5
Câu 3
(4điểm)
 Những thắng lợi của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới                  
thứ 2 đến nay:
- Thứ nhất:  Các nước đã giành được độc lập, chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc: 0.5đ
+ Ngày 17/8/1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố giành độc lập; Ngày 19/8/1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ngày 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập. Trung Quốc tuyên bố là quốc gia độc lập vào 1/10/1949, Ấn Độ (1950). Sau đó, các nước Mĩ, Anh trao trả độc lập cho Phi - lip -pin (7/1946), Miến Điện ( 1/1948), Mã Lai (8/1957)...Do vậy, tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. 0.5đ
- Thứ hai: Các nước châu Á dã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước. 0.25
+ Nhật Bản trở thành một siêu cường, đứng thứ 2 trên thế giới. 0.25
+ Trung Quốc: thực hiện chính sách mở cửa, trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, phóng thành công vệ tinh nhân tạo... 0.25
+ Ân Độ nhờ thực hiện “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp, tự túc được lương thực, phát triển mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. 0.25
+ “Bốn con rồng” châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo. 0.25
+ Các nước Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu: Thái Lan, Malaixia, Philippin, In- đô- nê- xi- a . Việt Nam từ sau khi đổi mới vào 1986 đến nay kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. 0,25
 
- Thứ ba: Nhiều nước châu Á tham gia nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực như ASEAN, APEC.... 0.5
Những khó khăn, thử thách  
- Tình hình chính trị phức tạp và không ổn định: nửa sau thế kỉ XX, các nước đế quốc quay lại xâm lược Đông Nam Á và Tây Á,  sau chiến tranh lạnh, diễn ra xung đột tranh châp biên giới, lãnh thổ, ly khai: như giữa Ấn Độ và Pa -ki-xtan, hoặc Xri Lan-ca, Phi-lip-pin... 0.25
- Tệ nạn xã hội, tham nhũng.... 0.25
- Thiên tai hoành hành: động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão lụt... 0.25
- Ô nhiễm môi trường, bệnh dịch: dịch Covid... 0.25
Câu 4

(7 điểm)
Hoàn cảnh khác nhau:
- Mĩ xây dựng kinh tế trong hoàn cảnh thuận lợi:  0.25
Mĩ là nước thắng trận, được đóng quân ở nhiều nước để giải giáp quân đội phát xít. Đất nước không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thu được 114 tỉ USD nhờ bán vũ khí, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. 0.5
- Nhật Bản xây dựng kinh tế trong hoàn cảnh khó khăn: 0.25
Là nước bại trận, khoảng 3 triệu người chết, bị quân đội Mĩ chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phầm. 0.5
Chứng minh kinh tế Mĩ, Nhật phát triển thứ nhất, thứ hai thế giới tư bản
chủ nghĩa từ sau năm 1945 đền đầu những năm 70 thế kỉ XX
- Mĩ: Sau chiến tranh, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản, đứng vị trí số 1 thế giới: 0.25
 
+ Về kinh tế: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp của thế giới (56,47%- 1948), sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại, nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, 50% tàu bè đi lại trên mặt biển
0.5
+  Về quân sự: có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản, nhiều loại vũ khi hiện đại, nhiều căn cứ quân sự trên thế giới. 0.5
+ Về khoa học - kĩ thuật: là nước đi đầu với nhiều phát minh quan trọng. 0.25
- Nhật Bản: từ giữa những năm 70, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính thế giới. 0.25
+ Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỉ USD đứng sau Mĩ 0.25
+ Thu nhập bình quân theo đầu người: năm 1990 đạt 23796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai sau Thụy Sỹ. 0.25
+ Công nghiệp: 1961- 1970 tốc độ tăng bình quân là 13,5%. Nông nghiệp trong những năm 1967 - 1969 tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước,2/3 nhu cầu thịt, sữa, nghề đánh cá chỉ đứng sau Pê-ru. 0.5
Nguyên nhân chung và riêng:  
- Nguyên nhân chung: + Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự phát triển kinh tế tất cả các nước.  0.5
+ Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy để có hiệu quả cao, các công ty Mĩ và Nhật quản lý có hiệu quả, năng động, biết chiếm lĩnh thị trường. 0,5
+ Tận dụng những cơ hội bên ngoài để phát triển ( Mĩ: từ chiến tranh thế giới, Nhật : viện trợ và những đơn đặt hàng vũ khí của Mĩ) 0.25
- Nguyên nhân riêng: + Mĩ: Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, nhân công  có tay nghề cao, chất xám trên thế giới đổ về Mĩ,quân sự hóa nền kinh tế để sản xuất vũ khí. 0.5
+ Nhật: Truyền thống văn hóa, giáo dục của người Nhật Bản: sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữa được bản sắc văn hóa dân tộc. 0.5
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, ý chí vươn lên, cần cù, kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. 0.5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay7,368
  • Tháng hiện tại70,766
  • Tổng lượt truy cập7,128,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây