THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ

Thứ bảy - 17/04/2021 23:40
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo em, biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2 (2,0 điểm)
Trong nửa sau thế kỉ XX, Cu Ba có hai sự kiện nổi bật làm thay đổi vận mệnh đất nước đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực và thế giới.
a) Xác định hai sự kiện lịch sử nổi bật đó.
b) Hai sự kiện lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước Cu Ba và thế giới?                              
Câu 3 (3,0 điểm)
Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Làm rõ những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển đó.
Câu 4 (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới?

-------HẾT-------
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
 
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Đông nam Á. 2,0
  Phân tích biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.  
 Biến đổi thứ nhất:
- Các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập.
0,25
- Từ 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật giành độc lập như In - đô - nê - xi - a (17-8-1945), Việt Nam (2- 9- 1945), Lào (12- 10 – 1945). Nhân dân các nước Mã Lai, Miến Điện, Phi – líp - pin đều nổi dậy đấu tranh chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước… 0,25
- Liền sau chiến khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In - đô- nê - xi- a, Việt Nam... 0,25
- Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc phải trao trả độc lập cho 3 nước Đông Dương (1954), Phi – líp - pin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957). Tới giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt dành được độc lập… 0,25
 Biến đổi  thứ hai:
- Sau khi dành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng kinh tế - xã hội, lấy kinh tế làm trọng tâm và đạt nhiều thành tựu to lớn.
- Nhiều nước Đông Nam Á đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, có nước được mệnh danh là con rồng châu Á như Xin-ga-po...
0,25
Biến đổi thứ ba:
- Hiện nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967 với mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên, trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác kinh tế…
0,25
 Biến đổi quan trọng nhất:  
- Từ thân phận là nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc, các nước Đông Nam Á trở thành những nước độc lập. 0,25
 Vì:
- Nhờ giành được độc lập, các nước Đông Nam Á mới có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội...tham gia tổ chức liên kết khu vực (ASEAN), cùng nhau hợp tác, phát triển phồn vinh...
0,25
Câu 2 Đất nước Cu Ba. 2,0
a) Hai sự kiện làm thay đổi vận mệnh của đất nước Cu ba và tác động đến thế giới:  
  - Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu Ba thành công, Cu Ba giành được độc lập.
- Tháng 4 năm 1961, nhân dân Cu Ba chiến thắng tại Hi-rôn, đập tan 1300 lính đánh thuê của Mĩ.
0,5
b) Ý nghĩa của hai sự kiện:  
   - Cách mạng Cu Ba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập cho đất nước. Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng đất nước... 0,25
  - Cu Ba xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh và phong trào cách mạng thế giới... 0,25
  - Góp phần làm sụp đổ từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân... 0,25
  - Chiến thắng Hi - rôn đã đập tan âm mưu chống phá của Mĩ, giữ vững nền độc lập... 0,25
  - Đưa Cu Ba bước vào thời kì xây dựng CNXH, làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu, châu Á sang Mĩ la tinh... 0,25
  Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ... 0,25
Câu 3 Sự phát triển của kinh tế Mĩ khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai: 3,0
  - Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới... 0,25
- Trong những năm 1945-1950, Mĩ đạt được những kì tích về kinh tế. Năm 1948, Mĩ có sản lượng công nghiệp chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%); Tổng sản phẩm quốc dân chiến 40% thế giới... 0,25
- Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại 0,25
- Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới... 0,25
- Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất giới tư bản, độc quyền về vũ khí nguyên tử, Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng KHKT... 0,25
- Hơn 50% tàu bè đi lại trên sông, biển là của Mĩ. 0,25
Nguyễn nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển:  
- Mĩ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân lực dồi dào, trình độ lao động cao, năng động, sáng tạo... 0,25
- Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất. 0,25
- Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu về 114 tỉ USD lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến... 0,25
- Áp dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa hoạc kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất. 0,25
- Các tổ hợp và công nghiệp, quân sự, các công ty tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, sức cạnh tranh lớn và làm ăn có hiệu quả trong nước cũng như ngoài nước... 0,25
- Chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước hợp lý, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển. 0,25
Câu 4 Nét chính của quá trình liên kết khu vực Tây Âu: 3,0
  - Sau chiến tranh thế giớ thứ hai, nhất là từ năm 1950 trở đi, kinh tế Tây Âu được phục hồi, xu thế phát triển ở Tây Âu là liên kết kinh tế giữa các  nước trong khu vực. 0,25
- Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than thép châu Âu” (4-1951) với sự tham gia của 6 nước Pháp, Đức, I-ta -li-a, Bỉ,  Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 0,25
Tháng 3 -1957, sáu nước Pháp, Đức, I-ta -li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử”, “Cộng đồng kinh tế châu Âu ” (EEC)... 0,25
- Tháng 7 năm 1967, ba cộng đồng: “Cộng đồng than thép” “Cộng đồng năng lượng nguyên tử”, “Cộng đồng kinh tế châu Âu ” (EEC)... sát nhập thành “Cộng đồng châu Âu “ (EC). 0,25
- Tháng 12-1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao Ma -a-xtơ-rích (Hà Lan), đã thông qua quyết định quan trọng về việc thống nhất châu Âu và sử dụng đồng tiền chung châu Âu... 0,25
- Từ năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức mang tên Liên minh châu Âu (EU). 0,25
- Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, EU đã có đồng tiền chung là đồng EURO. 0,25
Hiện nay, EU là liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất... 0,25
  Nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới vì:  
  - Số thành viên đông nhất so với các tổ chức liên kết khác: Từ khi mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995, EU đã có 15 nước thành viên, năm 2004, EU có 25 nước tham gia; đến năm 2007 có số thành viên là 27 quốc gia... 0,25
- EU ra đời không chỉ hợp tác giữa các nước thành viên về kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị như xác định luật công dân châu Âu, chính sách ngoại giao và an ninh chung, hiến pháp chung… 0,25
EU có Hội đồng và Nghị viện riêng... 0,25
Là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới... 0,25

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay7,252
  • Tháng hiện tại153,392
  • Tổng lượt truy cập7,009,696
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây