ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2 MÔN LỊCH SỬ

Thứ bảy - 17/04/2021 23:29
Câu 1. (5.5 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ khắp các châu lục Á, Phi và Mĩ latinh, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
Bằng kiến thức đã học về phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu  2. (6.5 điểm)
Về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)
a. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,  “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
b.Việt Nam đã có những đóng góp gì trong hợp tác chung của ASEAN từ khi gia nhập đến nay?
Câu 3. (3.5 điểm)
Phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam 1919-1925 phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
Bằng thực tiễn về phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hãy chứng minh.
Câu 4. (4.5 điểm)
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925? Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?



     --------------------------------------------Hết---------------------------------------------------
ĐÁP  ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ CHỌN HSG TỈNH VÒNG II
NĂM HỌC 2020-2021
( Đáp án gồm 4 trang)
 
Câu/ý Nội dung Điểm

1
 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ giữ dội khắp các châu lục Á, Phi và Mĩ latinh, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
5.5







 
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ la tinh là thuộc địa, nửa thuộc địa, thị trường riêng của CNTD Phương Tây. 0.25
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ giữ dội khắp các châu lục Á, Phi và Mĩ latinh ... 0.25
* Châu Á:
Châu Á đi tiên phong trong phong phong trào giải phóng dân tộc, khởi đầu từ Đông Nam Á:

0.25
Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng (15.8.1945), nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng. Tiêu biểu là In đô nê xia (17.8.1945), Việt Nam (2.9.1945), Lào (12.10.1945).
0.5
Tới giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập. 0.25
Phong trào lan nhanh sang các nước Châu Á khác, các nước lần lượt giành được độc lập. Tiêu biểu là Ấn Độ (1946-1950), Trung Quốc (1.10.1949)...
0.25
Cuối những năm 50 của thế kỉ XX, phần lớn các dân tộc châu Á giành được độc lập.
Thắng lợi của các nước Châu Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã đưa các nước châu Á bước sang một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của độc lập, xây dựng và phát triển đất nước.


0.5
* Châu Phi.
- Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, các nước liên tiếp nổi dậy giành độc lập: mở đầu là Ai Cập (1952), An giê ri (1954-1962)...

0.25
  + Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập – Năm châu Phi, từ  những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, châu Phi trở thành “lục địa mới trỗi dậy”.   0.25
  + Từ đầu những năm 60 tới 1975, nhân dân Ăng gô la, Mô-dăm-bích và Ghi nê bít xao, kiên cường đấu tranh vũ trang chống thực dân Bồ Đào Nha và lần lượt giành độc lập.
0.25
   + Từ cuối những năm 70->1993, nhân dân Rô- đê -di-a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi kiên cường đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ( A pác thai) - hình thức tồn  tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân...
0.25
Chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị da trắng buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã sụp đổ hoàn toàn ở Châu Phi. Đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của PTGPDT trên thế giới. 0.5
* Mĩ latinh
Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, mở đầu là thắng lợi của cách mạng CuBa (1.1.1959).

0.25
Từ đầu những năm 60-> những năm 80 của thế kỉ XX: Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước (Chi Lê, Ni ca ra goa....), Mĩ latinh được ví như  “lục địa bùng cháy” 0.5
Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ. Các chính phủ
dân tộc, dân chủ được thiết lập và tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, ra sức củng cố độc lập, chủ quyền...

0.25
Như vậy, sau gần nửa thế kỉ đấu tranh ngoan cường, cao trào giải phóng dân tộc đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời.
0.5
Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ latinh lật sang trang mới với nhiệm vụ to lớn là: Củng cố nền độc lập dân tộc, tập trung xây dựng đất nước về mọi mặt, đưa đất nước tới phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Lưu ý: Học sinh trình bày đầy đủ, lập luận chặt chẽ mới cho điểm tối đa

0.25

2


 
 Về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)
a. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,  “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
b. Những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức ASEAN từ khi là thành viên chính thức cho đến nay?

6.5




















 
a. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?  
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt và vấn đề Cam phu chia đã được giải quyết bằng việc ký kết Hiệp định lập lại hòa bình, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
0.5
ASEAN liên tục mở rộng, kết nạp các nước thành viên ( 1984, kết nạp Bru nây). Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp vào ASEAN 0.5
Tháng 9/1997, đến lượt Lào và Mi an ma tiếp tục gia nhập vào ASEAN. 0.5
Tháng 4/1999, Cam phu chia, thành viên cuối cùng của Đông Nam Á (vào thời điểm đó) đã gia nhập ASEAN. 0.5
Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các quốc gia Đông Nam Á đều đã gia nhập tổ chức ASEAN. Trên cơ  sở đó,  ASEAN  đã chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế,  đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định … 0.5

Song song với việc mở rộng các nước thành viên, ASEAN còn đẩy mạnh mở rộng phạm vi hợp tác.

Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do với lộ trình 10 - 15 năm (AFTA); 1994, thành lập diễn đàn khu vực (ARF), với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài  khu vực.

0.5
 31.12.2015, cộng đồng A SEAN chính thức thành lập với 3 trụ cột chính: cộng đồng an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa-xã hội. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử trong tiến trình liên kết khu vực, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược của A SEAN và khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao hơn ... 0.5
b. Những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức ASEAN từ khi gia nhập đến nay
 
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đánh dấu kết thúc sự đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự ở Đông Nam Á, nâng cao vị thế của tổ chức trong khu vực và trên trường quốc tế.
Có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông…


0.5
Từ năm 1995 đến năm 1999, Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi – an - ma  và Cam  - pu – chia vào ASEAN, đưa ASEAN từ sáu nước phát triển thành mười nước thành viên. Tháng 12. 1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN  lần thứ 6 tại Hà Nội.
0.5
Trong các năm 2000 và 2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch uỷ ban thường trực ASEAN ; tổ chức thành công Hội nghị ngoại trưởng ASEAN  lần thứ 34 và các Hội nghị liên quan …
0.5
Năm 2010, Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, đẩy mạnh lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN… Ngoài ra, Việt Nam còn có những sáng kiến, đề xuất nhằm tăng cường và và làm phong phú thêm những hoạt động của ASEAN.

0.5
Năm 2020, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã nhanh chóng, kịp thời chuyển chương trình lẫn trọng tâm của ASEAN trong năm 2020 sang chống dịch COVID-19 và được sự hưởng ứng của các nước… 0.5
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng và có ý nghĩa lớn giúp ASEAN tiếp tục đi đúng hướng, đồng thời  đề xuất những giải pháp khả thi nhằm tăng cường đoàn kết khu vực.
0.5

    3
 
Phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam 1919-1925 phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
3.5


 
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi do tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiểu tư sản lãnh đạo.
0.25
Với mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế, muốn vươn lên vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá năm 1919, chống độc quyền xuất cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923), sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình.

0.5
Trong phong trào, một số tư sản và địa chủ lớn ở miền Nam đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ nhằm lôi kéo quần chúng gây áp lực với Pháp.
0.5
Các cuộc đấu tranh do tư sản dân tộc phát động đã thu hút các tầng lớp nhân dân ở thành thị tham gia.
0.25
Tầng lớp trí thức tiểu tư sản cũng tiến hành đấu tranh mạnh mẽ bằng nhiều hình thức phong phú: lập ra các tổ chức chính trị như Tâm Tâm xã, Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ... để tập  hợp lực lượng, lãnh đạo đấu tranh...
0.5
Họ còn sử dụng sách báo để tuyên truyền vận động yêu nước như xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè,  An Nam trẻ, Người nhà quê; lập ra các nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, gây tiếng vang để cổ vũ thúc đẩy phong trào yêu nước như Tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (6/1924)
  0.5
Hai cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đó là cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và phong trào đám tang Phan Châu Trinh (1926) diễn ra trong cả nước.
   0.5
Mặc dù còn một số hạn chế, song phong trào dân tộc dân chủ công khai đã thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức dân chủ cho nhân dân Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để truyền bá những tư tưởng cách mạng như chủ nghĩa Mác  - Lê nin, tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản vào các tầng lớp nhân dân yêu nước.


0.5

4
 
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925? Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?
4.5









 
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925  
    Năm1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc xai bản yêu sách của
  nhân dân An Nam đòi Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ
của dân tộc Việt Nam.
0.25
  Tháng 7 –1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
   dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người hoàn toàn tin theo Lênin và
  đứng về quốc tế thứ ba.
0.25
  Tháng 12- 1920, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và tán thành
  gia nhập Quốc tế thứ ba trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt
  Nam.
0.25
  Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc
  địa thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa ri. Năm 1922, viết báo“Người
  cùng khổ”, viết bài cho “Báo nhân đạo”, “Bản án chế độ thực dân
  Pháp” …

0.5
  Tháng 6 năm 1923, Người rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế
  nông dânvà được bầu vào ban chấp hành

0.25
  Năm 1924, tham dự Đại hội lần thứ V của quốc tế Cộng sản và phát
  biểu tham luận …
0.25
  Cuối năm 1924, Người sang Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với
  các nhà cách mạng Việt Nam.
0.25
   Tháng 6 – 1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nòng
  cốt là Cộng sản đoàn.
0.25
  Người mở lớp chính trị đào tạo cán bộ cách mạng cho thanh niên, xuất
  bản báo Thanh niên năm 1925.
0.25
  Tác dụng những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
  Việt Nam trong thời kì này
 
  + Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc việt Nam... 0.5
+ Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về Việt Nam … 0.5
  + Đặt nền móng xây dựng tình đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam và thế
   giới
0.5
  + Chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức  cho việc thành lập ĐCSVN. 0.5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,974
  • Tổng lượt truy cập8,430,752
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây