Bài tập thực hành môn vật lý

Thứ ba - 09/11/2021 06:05
Bài 6: Xác định thể tích và bán kính viên bi. Cho dụng cụ gồm: Bình chia độ, dầu hỏa, một số bi xe đạp cần xác định thể tích và bán kính. Biết thể tích V của vật hình cầu và bán kính R của nó liên hệ nhau theo công thức
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Hướng dẫn

Bài 2: Trình bày cơ sở lí thuyết và cách tiến hành thí nghiệm xác định thể tích của chiếc đục. Cho dụng cụ gồm: 1 thước gỗ thẳng, cứng loại 500mm, 1 quả cân tùy chọn trong hộp quả cân, 1 chiếc đục thép, 1 sợi dây, 1 bình đựng nước.
Hướng dẫn


+ Đặt thước gỗ nằm trên bàn sao cho nửa thước nhô ra khỏi mép bàn. Xác định vị trí trọng tâm G của thước.
+ Dùng dây buộc chiếc đục thép vào đầu thước nhô ra ngoài bàn. Đặt quả cân có trọng lượng Po lên đầu thước trên mặt bàn và dịch dần về phía trọng tâm thước đến khi thấy thước bắt đầu hơi nghiêng.

Bài 3: : Cho một lực kế, 1 bình nước, một miếng kim loại hình dạng bất kì. Hãy trình bày cach xác định khối lượng riêng của miếng kim loại nói trên. Biết khối lượng riêng của nước là Do.
Hướng dẫn giải:

+ Đầu tiên dùng lực kế đo trọng lượng P của vật ngoài không khí.
+ Sau đó để cả hệ thống đó nhúng chìm trong nước, thấy lực kế chỉ F
+ tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: FA  = P – F

Bài 4: Cho một thanh gỗ thẳng dài có thể quay quanh một trục lắp cố định ở một giá thí nghiệm, một thước chia tới milimet, một bình trụ lớn đựng nước (đã biết khối lượng riêng của nước), một bình trụ lớn đựng dầu hỏa, một lọ nhỏ rỗng, một lọ nhỏ có đựng đầy cát có nắp đậy kín, hai sợi dây. Hãy trình bày 1 phương án xác định trọng lượng riêng của dầu hỏa.


Bài 5: Xác định khối lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: thước có vạch chia, giá thí nghiệm và dây treo, 1 cốc nước đã biết khối lượng riêng Dn, 1 cốc có chất lỏng cần xác định khối lượng riêng Dx, hai vật rắn khối lượng m1, m2khác nhau có thể chìm trong chất lỏng nói trên.
Hướng dẫn

+ Treo thước vào dây nối với giá thí nghiệm. Móc 2 vật vào 2 bên của thước sao cho thước thăng bằng:

P1.l1 = P2l2                   (1)
+ Nhúng một trong hai vật vào chất lỏng, giả sử cho m1 ngập vào các chất lỏng:
  • Nhúng m1 ngập trong nước thì vật m1 chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet nên trọng lượng vật treo trên thanh sẽ giảm phải dịch m1 ra xa thêm một đoạn nữa. Gọi khoảng cách của vật m1 đến trọng tâm khi ấy là l3. Ta có:
                           P2.l2 = (P – FA).l3         (2)


Bài 6: Xác định khối lượng riêng của vật rắn với 1 số dụng cụ sau: 1 bình chia độ và ống đong, 1 miếng gỗ nhẹ không thấm nước, một lượng nước đủ cho thí nghiệm và một vật rắn nhỏ cần xác định trọng lượng riêng của nó. Trọng lượng riêng của nó coi như đã biết. (Yêu cầu: Mô tả cách thức tiến hành thí nghiệm và thiết lập công thức cần thiết để tính trọng lượng riêng của vật rắn theo các kết quả đo được từ thí nghiệm.)
Hướng dẫn
+ Đổ nước vào bình đến vạch chia V1 nào đó. Thả vật rắn vào bình. Nước dần lên đến V2. Ta biết được thể tích vật rắn là: (V1 – V2)                                                                             (1)
+ Lấy vật rắn ra. Thả miếng gỗ vào, nước dâng lên đến V3. Ta tính trọng lượng của miếng gỗ theo lực đẩy Acsimet là: PG = dN. (V3 – V1)                                                                        (2)
+ Để tiếp vật rắn lên trên miếng gỗ, mực nước bây giờ là V4. Ta tính được trọng lượng tổng cộng là:
PR + PG = dN (V4 – V1)                                                                                         (3)

+ Từ (2) và (3) trọng lượng của vật rắn là: PR  = dN (V4 – V3)                                    (4)
+ Từ (4) và (1) suy ra trọng lượng riêng của vật rắn được tính theo các phép đo của thí nghiệm là:

Bài 7: Trình bày cơ sở lý thuyết, cách tiến hành thí nghiệm, bằng số liệu 3 lần đo, kết quả trung bình với thí nghiệm xác định khói lượng riêng của chất lỏng  với dụng cụ gồm: thước, lò xo, quả nặng đã biết khối lượng, cốc nước, cốc chất lỏng khác.
Hướng dẫn



Bài 8: Trình bày cơ sở lí thuyết, cách tiến hành thí nghiệm, với thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hỗn hợp gồm 40cm3 nước và 40cm3 cồn. Cho các dụng cụ: Một ống đong chia độ, một ống nghiệm chia độ, một quả cân 5g, một cốc nước, một cốc cồn, một cốc lớn.
Hướng dẫn


Bài 9: Hãy trình bày cơ sở lí thuyết và cách tiến hành thí nghiệm đo khối lượng riêng của vật làm bằng kim loại. Cho các dụng cụ: Cốc nước, giá thí nghiệm, sợi chỉ, thước, lò xo, vật làm bằng kim loại.

Hướng dẫn

Bài 10: Trình bày cơ sở lí thuyết, cách tiến hành thí nghiệm đo khối lượng riêng của vật làm bằng kim loại. Cho các dụng cụ: Lực kế, beser đựng nước, vật bằng kim loại đã biết khối lượng hoặc chưa biết khối lượng ( quả cân chẳng hạn).
Hướng dẫn



Bài 11: Trình bày cơ sở lí thuyết, cách tiến hành thí nghiệm đo khối lượng riêng của thanh chất dẻo. Cho dụng cụ: Ống nghiệm có vạch chia, ống đong và nước.

Hướng dẫn



Bài 12: Hãy xác định khối lượng riêng của một viên sỏi. Cho các dụng cụ sau: lực kế, sợi dây (khối lượng dây không đáng kể), bình có nước. Biết viên sỏi bỏ lọt và ngập trong bình nước, trọng lượng riêng của bình nước và d0 .
Hướng dẫn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,905
  • Tổng lượt truy cập8,430,683
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây