ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 1 MÔN ĐỊA LÝ 9

Thứ bảy - 17/04/2021 23:52
Câu I(4,0 điểm): Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng và diễn biến thất thường.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu II(3,0 điểm):Chương trình dân số nước ta hiện nay là: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước”.
Em hãy cho biết, duy trì mức sinh thay thế có ý nghĩa như thế nào đến dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay.
Gợi ý:“Mức sinh thay thế là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống.
Nếu mỗi người mẹ sinh được 2 con là đạt mức sinh thay thế, vì theo quy luật tự nhiên và tính trên phạm vi rộng thì trong 2 con sẽ có 1 con gái để thay thế mẹ mình thực hiện chức năng sinh đẻ (tái sản xuất dân số). 
Câu III(4,5 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây lúa nước ta. Nhân tố quyết định những thành tựu về sản xuất lương thực của nước ta.
2. Phân tích các thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp sản xuât điện nước ta.
Câu IV(4,5 điểm):
1. Phân tích vai trò của Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long trong sự phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
2. So sánh tiềm năng để phát triển kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu V(4,0 điểm): Cho bảng số liệu
Giá trị và cán cân xuất nhập khẩu
(Đơn vị: Triệu USD)
 Năm
Tiêu chí
2005 2008 2010 2013 2015 2019
Tổng số 69208 143399 157075 264066 327793 517545,2
Cán cân xuất nhập khẩu -4314 -18029 -12602 0,3 -3759,2 10833,6
1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta thời gian trên.
2. Nhận xét giải thích về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta thời kỳ 2005-2019.
---------------HẾT---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 1, NĂM HỌC 2020-2021
 
Câu Ý Nội dung Điểm
I   Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng và diễn biến thất thường:  
* Khí hu nước ta mang tính cht nhit đới gió mùa m:  
- Biểu hiện: 1,0
+ Tính chất nhiệt đới: Số giờ nắng cao, tỏng bức xạ trong năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.  
+ Mỗi năm có hai mùa gió: gió mùa mùa Đông thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 10.  
+ Độ ẩm trung bình luôn trên 80%, lượng mưa trung bình năm trên 1000mm.  
- Nguyên nhân: 0,5
+ Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.  
+ Do nước ta nằm trong khu vực hoạt động của các khối khí theo mùa.  
+ Do nước ta giáp biển Đông, đón nhiều khối khí qua biển trước khi vào đất liền nên nhận được lượng ẩm lớn.  
* Khí hu nước ta phân hóa đa dạng:  
- Biểu hiện: 0,75
+ Khí hậu nước ta phân hóa theo không gian (khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa ven biển phía đông và vùng núi phía tây, giữa các đai cao từ chân núi lên đỉnh núi).  
+ Khí hậu nước ta phân hóa theo thời gian (miền Bắc có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng; miền Nam có một mùa khô, một mùa mưa rõ rệt)  
- Nguyên nhân: 0,5
+ Lãnh thổ kéo dài bắc-nam trên 15 vĩ độ.  
+ Địa hình đa dạng, nhiều núi cao.  
+ Nằm trung khu vực hoạt động của các khối khí theo mùa.  
* Thời tiết nước ta diễn biến thất thường:  
- Biểu hiện: 0,75
+ Có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm mưa nhiều, có năm mưa ít…  
+ Nhiều thiên tai: Bão, sương muối, mưa đá…  
- Nguyên nhân: 0,5
+ Tính chất thất thường của gió mùa.  
+ Nằm ở khu vực có sự hình thành và hoạt động của bão nhiều nhất trên thế giới.  
+ Chịu tác động của biến đổi khí hậu.  
II   Ý nghĩa của duy trì mức sinh thay thế đối với dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay  
- Nước ta có quy mô dân số đông, mật độ dân số cao và đang ở thời kỳ dân số “vàng”. Vì vậy, việc duy trì mức sinh thay thế có ý nghĩa rất lớn đến dân số và kinh tế-xã hội. 0,5
- Duy trì mức sinh thay thế góp phần ổn định dân số, duy trì nòi giống, đảm bảo trong tương laiViệt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp. 0,5
- Duy trì mức sinh thay thế đảm bảo cơ cấu dân số có sự cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong tuổi lao động. 0,5
- Duy trì mức sinh thay thế góp phần làm chậm lại thời gian chuyển đổi từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già". 0,5
- Duy trì mức sinh thay thế góp phần khống chế sự mất cân bằng giới tính khi sinh. 0,5
- Duy trì mức sinh thay thế đảm bảo kéo dài thời kỳ “dân số vàng”, là thời kỳ có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ phụ thuộc thấp, có cơ hội tích lũy xã hội, phát triển các dịch vụ an sinh xã hội và phát huy, chăm sóc người cao tuổi tốt hơn. 0,5
III 1 Tình hình sản xuất lúa nước ta:  
- Lúa là cây trồng chính trong cơ cấu cây lương thực nước ta. 0,25
- Cơ cấu sản xuất lúa đa dạng về mùa vụ, gồm đông xuân, hè thu và vụ mùa. Trong đó, vụ đông xuân là vụ sản xuất chính. 0,25
- Các chỉ tiêu về sản xuất lúa đều thể hiện tính tích cực  
+ Diện tích trồng lúa cả năm giữ khá ổn định mức trên 7 triệu ha, đảm bảo an ninh lương thực. 0,25
+ Năng suất lúa liên tục tăng, nhờ vậy mà tuy diện tích không tăng nhưng tổng sản lượng lúa cả năm đều liên tục tăng. 0,25
+ Sản lượng lương thực đầu người tăng nhanh và hiện giữ ổn định ở mức khoảng 500kg/người/năm. 0,25
- Giá trị sản xuất lúa chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 0,25
- Cây lúa được trồng rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, nhưng tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. 0,25
- Nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới suốt gần 30 năm, từ những năm 1990 đến nay. 0,25
Nhân tố quyết định những thành tựu về sản xuất lương thực của nước ta là nhân tố chính sách của Đảng và Nhà nước:  
- Chính sách khoán 10, khoán 100, giao đất lâu dài đến hộ gia đình đã khơi dậy tình yêu đất đai, tính cần cù, sáng tạo của người nông dân, thúc đẩy sản xuất nói chung, sản xuất lương thực nói riêng phát triển. 0,25
- Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lương thực. 0,25
- Chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của lương thực Việt Nam. 0,25
- Ngoài ra, các chính sách cho vay, hỗ trợ vốn, vật tư, giống, kho bãi…cũng góp phần thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển. 0,25
2 Các thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện nước ta  
- Nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát trin sn xuất điện. 0,25
+ Nước ta có nguồn than dồi dào để khai thác và sử dụng làm nhiệt điện than…(dẫn chứng) 0,25
+ Nước ta có nguồn dầu, khí dồi dào để khai thác và sử dụng để phát triển nhiệt điện dầu, khí…(dẫn chứng) 0,25
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, dốc, nguồn nước dồi dào, có trữ năng thủy điện lớn để phát triển thủy điện…
(dẫn chứng)
0,25
+ Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, số giờ nắng cao, bức xạ nhiệt lớn thuận lợi cho phát triển điện mặt trời. 0,25
+ Nước ta có bờ biển dài, nhiều nơi có gió mạnh và khá ổn định thuận lợi cho phát triển điện gió. 0,25
IV 1 Vai trò của Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long trong sự phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận  
-Tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là một trong hai vùng tam giác kinh tế lớn nhất Việt Nam. Ba thành phố này được xác định là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho ĐBSH và phụ cận.. 0,25
- Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực và thế mạnh riêng của từng địa phương: 0,75
+ Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm Đồng bằng sông Hồng, đầu tàu trong phát triển của vùng ĐBSH và phụ cận.
 Có thế mạnh về vốn, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thị trường tại chỗ rộng lớn.
 
+ Hải Phòng: Cửa ngõ xuất nhập khẩu chính của toàn miền Bắc, có lợi thế về hạ tầng cảng biển, kho bãi…Lực lượng lao động dồi dào, CSVCKT khá hoàn thiện, thu hút đầu tư mạnh…  
+ Quảng Ninh: Với vai trò là một cực tăng trưởng phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước. Có lợi thế về nguồn năng lượng, cửa ngõ giao thương với Trung Quốc, có trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia.  
- Tạo sự kết nối đồng bộ về hạ tầng, giao thông, bưu chính viễn thông… nhằm thúc đẩy các hành lang kết nối giữa các đỉnh của tam giác (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên…) 0,25
- Tăng cường sự hợp tác, liên kết nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 0,25
2 So sánh tiềm năng kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ:  
- Giống nhau: Cả Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đều có bờ biển dài, vùng biển rộng, tất cả các tỉnh đều giáp biển thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. 0,25
+ Cả hai vùng đều có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản (dẫn chứng). 0,25
+ Cả hai vùng đều có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển (dẫn chứng). 0,25
+ Cả hai vùng đều có nhiều tiềm năng để phát triển giao thông vận tải biển (dẫn chứng). 0,25
+ Cả hai vùng đều có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển (dẫn chứng). 0,25
+ Cả hai vùng đều có nhiều thuận lợi để phát triển khai thác khoáng sản biển (dẫn chứng). 0,25
- Khác nhau:  
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có ngư trường rộng  hơn, giàu tiềm năng khai thác hải sản hơn (dẫn chứng) còn Bắc Trung Bộ có thế mạnh lớn hơn về nuôi trồng hải sản (dẫn chứng). 0,25
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh kín gió hơn, giàu tiềm năng phát triển giao thông vận tải hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). 0,25
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm hơn, có nhiều đảo ven bờ hơn nên giàu tiềm năng phát triển du lịch biển hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). 0,25
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều khoáng sản biển hơn, nên giàu tiềm năng phát triển khai thác khoáng sản biển hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). 0,25
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nền nhiệt cao hơn, độ bốc hơi lớn hơn, ít cửa sông đổ ra biển hơn nên thuận lợi để phát triển nghề làm muối hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). 0,25
- Kết luận: Duyên hải Nam Trung Bộ giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển hơn Bắc Trung Bộ. 0,25
IV 1 Vẽ biểu đồ  
- Xử lý số liệu
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta (%)
Năm
Tiêu chí
2005 2008 2010 2013 2015 2019
Xuất khẩu 46,9 43,7 46,0 50,0 49,4 51,0
Nhập khẩu 53,1 56,3 54,0 50,0 50,6 49,0
1,0
- Vẽ biểu đồ miền, đảm bảo các yêu cầu 1,5
2 Nhận xét giải thích về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta thời kỳ 2005-2019  
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh (dẫn chứng) do kinh tế phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng. 0,5
- Cán cân xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực (dẫn chứng) do sản xuất trong nước phát triển, nguồn cung hàng hóa xuất khẩu dồi dào, hàng xuất khẩu Việt Nam có giá trị ngày càng cao. 0,5
- Cơ cấu hàng giá trị xuất nhập khẩu thay đổi tích cực (dẫn chứng) do giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. 0,5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay10,908
  • Tháng hiện tại147,123
  • Tổng lượt truy cập8,250,328
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây