KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG TỈNH MÔN ĐỊA LÝ

Chủ nhật - 18/04/2021 00:11
Câu 1 (3.5 điểm):
a.Chứng minh và giải thích địa hình nước ta luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và của con người?
b.Việc xây dựng các công trình thủy điện trên các sông ở miền núi có tác động như thế nào với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2. (4.5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a.Hãy cho biết những biểu hiện nào phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao nhưng trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp?
b.Giải thích vì sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?
c.Muốn quá trình đô thị hóa nước ta phát triển bền vững, theo em cần giải quyết những vấn đề gì?
Câu 3: (4,5 điểm)
a.Phân tích những thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta? Làm rõ các giải pháp để phát triển ngành du lịch bền vững?
b.Nêu ảnh hưởng của dịch Covit 19 đến sự phát triển của ngành thương mại nước ta?
Câu 4: (3,5 điểm)
a.Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
b.Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức trung bình cả nước?
Câu 5: (4.0điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2012
Năm 2005 2007 2010 2012
Diện tích ( Nghìn ha )        7329,2 7207,4 7489,4 7761,2
 
Trong đó:
Diện tích lúa mùa
( nghìn ha )
2037,8 2015,5 1967,5 1977,8
Sản lượng
( Nghìn tấn )
35832,9 35942,7 40005,6 43737,8

                         ( Nguồn niên giám thống kê VN 2012, Nhà xuất bản thống kê 2013 )
 
  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2005-2012.
  2. Nhận xét và cho biết nguyên nhân đạt được những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 9 CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG TỈNH
Câu Nội dung chính Điểm


Câu 1
( 3.5đ )
a,  Chứng minh và giải thích địa hình nước ta luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và của con người 1,75
-Địa hình nước ta biến đổi do tác động mãnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa  







 
+Trong môi trường nóng ẩm gió mùa đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. 0,25
 +Lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng châu thổ ven biển 0,25
 + Tạo nên các dạng địa hình Cacxto nhiệt đới độc đáo 0,25
 + Lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở trên bề mặt địa hình có rừng rậm bao phủ 0,25
- Địa hình nước ta biến đổi do tác động mạnh mẽ của con người:  
  + Tác động trực tiếp: Thường xuyên tạo nên các địa hình nhân tạo: đê, kênh rạch, hồ chứa nước... 0,5
  + Tác động gián tiếp: chặt phá rừng, xây dựng các công trình… 0,25
  b, Việc xây dựng các công trình thủy điện trên các sông ở miền núi có tác động như thế nào với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường: 1,75
*Tích cực:  
-Sản xuất điện năng phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế, quá trình CNH-HĐH đất nước… 0,25
-Cung cấp điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người… 0,25
-Điều tiết dòng chảy của các dòng sông, góp phần chống lũ lụt, hạn hán.. 0,25
-Phát triển các hoạt động kinh tế đánh bắt nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịc 0,25
*Tiêu cực:  





 
-Việc phát triển đập thủy điện phá vỡ các HST tự nhiên, làm cảnh quan môi trường bị biến đổi 0,25
-Việc di dời ra khỏi lòng hồ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế phương thức sản xuất, phong tục tập quán… 0,25
-Nguy cơ vỡ đập do ảnh hưởng của động đất, mưa lớn…để lại hậu quả rất lớn… 0,25
Câu 2
( 4.5đ )
a.Những biểu hiện phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao nhưng trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp: 2.5
*Tốc độ đô thị hóa cao:  
-Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: Năm 1960 là 15,7% đến năm 2007 là 27,4%. 0,5
-Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thành phố 0,5
  *Trình độ đô thị hóa thấp:  
  -Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực. 0,5
  -Quy mô các đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng các đô thị trên 1 triệu dân không nhiều. 0,5
  -Cơ sở hạ tầng các đô thị ( hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội…) vẫn còn mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. 0,5
  b.Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì: 1.0
  -Đô thị hóa là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp: (CN,DV ) 0,25
  -Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 0,25
  -Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị. 0,25
  -Có cơ sở VCKT, cơ sở hạ tầng hiện đại, có sức hút đối với nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. 0,25
  c.Muốn quá trình đô thị hóa nước ta phát triển bền vững, theo em cần giải quyết những vấn đề sau: 1.0
  -Đô thị hóa phải xuất phát từ công nghiệp hóa, không tự phát… 0,5
  -Đô thị hóa phát triển phải gắn liền với quy hoạch đồng bộ ở tầm vĩ mô… 0,5
Câu 3
( 4.5đ )
a.Những thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta. Giải pháp để phát triển ngành du lịch bền vững: 2.5
  *Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia, Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch 0,25
  *Có nguồn tài nguyên phong phú  
  -Tài nguyên du lịch tự nhiên:  
  +Địa hình:có nhiều dạng địa hình( đồi núi, đồng bằng, hải đảo ) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có hơn 200 hang động, 2 di sản thien nhiên thế giới ( Vịnh Hạ Long, Động phong Nha ), 125 bãi biển lớn nhỏ ( Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Vũng Tàu…), các đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú ( Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo…) 0,25
  +Khí hậu: Phân hóa đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, miền Nam có khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm… 0,25
  +Tài nguyên nước:Sông hồ, nước nóng, nước kháng…tạo nhiều thế mạnh để phát triển du lịch.. 0,25
  +Sinh vật: Hơn 30 quốc gia có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu : Cúc Phương ( Ninh Bình ), Cát Bà ( Hải Phòng ), Pù Mát ( Nghệ An ), Bạch Mã ( Thừa Thiên Huế ), U Minh ( ĐBSCL )… 0,25
  -Tài nguyên du lịch nhân văn:  
  +Di tích văn hóa-lịch sử: cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới ( Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Di Tích Mỹ Sơn ). 0,25
+Lễ hội: các lễ hội diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hóa-lịch sử. Phân lớn các lễ hội tập trung vào mùa Xuân: Đền Hùng ( Phú Thọ ), Chùa Hương ( Hà Nội ), Yên Tử ( Quảng Ninh ), Bà Chúa Xứ ( An Giang )… 0,25






















Câu 4
( 3.5đ )




































Câu 5
( 4,0đ )
*Các lợi thế khác về dân cư, kinh tế - xã hội.  
-Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn; con người Việt Nam thân thiện, mến khách, đội ngũ lao động am hiểu về thiên nhiên, văn hóa-lịch sử đất nước… 0,25
-Nước ta có hệ thống giao thông khá phát triển , cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt ( Nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị…) 0,25
-Mức sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng lớn.. 0,25
*Giải pháp để phát triển ngành du lịch bền vững: 1.0
-Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch… 0,25
-Chú trọng các sản phẩm du lịch vùng miền, địa phương. 0,25
-Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch… 0,25
-Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, bảo vệ môi trường… 0,25
b. Ảnh hưởng của dịch Covit 19 đến sự phát triển của ngành thương mại nước ta: 1.0
-Dịch Covit 19 diễn biến phức tạp, hiện nay vẫn chưa chấm dứt, nhất là thời điểm dãn cách xã hội…đã ảnh hưởng đến thương mại nước ta. 0,25
+Ảnh hưởng đến việc trao đổi, buôn bán, sức mua giữa các vùng miền trong nước giảm, hàng hóa trong nước ứ đọng, trượt giá… 0,25
+Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu(DC ). Doanh thu từ ngành thương mại giảm sút. 0,25
+Lao động trong ngành thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống… 0,25
a.Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực:  
*Thuận lợi:  
-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 0,5
+Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 cả nước  
+Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất cơ giới hóa.  
+Đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực ( Lúa, Ngô )…  
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ.  
+Tài nguyên nước rất phong phú nhờ có hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
                    ( Nêu được 3 ý trở lên cho điểm tối đa )
 
-Điều kiện kinh tế - xã hội:  
+Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất lương thực phong phú, đặc biệt là trồng lúa nước. 0,25
+Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. 0,25
+Cơ sở VCKT phục vụ sản xuất lương thực đã hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vẹ cây trồng, dịch vụ kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu…đã hình thành mạng lưới các cơ sở chế biến sản phẩm cây lương thực. 0,25
+Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. 0,25
+Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0,25
+Đường lối chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. 0,25
*Khó khăn: 0,5
-Địa hình có nhiều ô trũng, nhiều nơi đất đã bị bạc màu.  
-Vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…  
-Vùng chịu sức ép nặng nề của dân số.  
-Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư.  
                               ( Được 2 ý trở lên cho điểm tối đa )
b.Giải thích sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức trung bình cả nước là vì:

1.0
-Số dân quá đông: 18,2 triệu người ( Chiếm 21,6% số dân cả nước, năm 2006 ) 0,25
-Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức trung bình cả nước, trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn. 0,25
-Khả năng mở rộng diện tích hầu như không còn. 0,25
-Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm. 0,25
  1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2005-2012.
2.0
Yêu cầu:  
-Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột chồng và đường. Các dạng khác không cho điểm.  
-Vẽ chính xác theo số liệu đã cho.  
-Đúng khoảng cách: có chú giải và tên biểu đồ
( Mỗi sai sót trừ 0,25đ )
 
  b.Nhận xét và cho biết nguyên nhân đạt được những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn trên. 2.0
  *Nhận xét:  
  -Diện tích lúa có biến động theo từng giai đoạn ( dẫn chứng ) 0,25
  -Diện tích lúa mùa có xu hướng giảm (dẫn chứng ) 0,25
  -Sản lượng lúa của nước ta tăng liên tục qua các năm ( dẫn chứng ) 0,25
  *Nguyên nhân:  
  -Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp ( coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Sản xuất lương thực, thực phẩm là ba chương trình trọng điểm. Chính sách khuyến nông…) 0,5
  -Đầu tư cơ sở vật chất, khai hoang, cải tạo đất, mở rộng diện tích trồng lúa. Tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm là ĐBSH và ĐBSCL… 0,5
  -Nhu cầu về lúa gạo ở trong nước và xuất khẩu lớn… 0,25
Ghi chú: Nếu ý có điểm 0,5 mà thiếu dẫn chứng thì chỉ tính 0,25 điểm.
     Nếu nhóm ý có điểm 0,25 mà thiếu dẫn chứng thì cho ½ tổng điểm của nhóm ý.
     Học sinh diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu vẫn cho điểm tối đa.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,848
  • Tháng hiện tại96,396
  • Tổng lượt truy cập7,822,274
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây