ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 MÔN ĐỊA LÝ

Chủ nhật - 18/04/2021 00:09
Câu 1 (4,0 điểm): Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2 (3,0 điểm): Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Là một quốc gia đa dân tộc Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?.
b. Trình bày số dân và sự gia tăng dân số nước ta.
          Câu 3 (5,0 điểm): Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
         a. Trình bày vai trò của sản xuất lương thực. Trình bày và giải thích những thành tựu của ngành sản xuất lương thực.
          b. Trình bày cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Ý nghĩa của tài nguyên rừng. Phân tích những hậu quả đối với môi trường và đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta do tài nguyên rừng bị suy thoái.
          Câu 4 (4,0 điểm): Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
        Câu 5 (4,0 điểm): Da vào bng số liệu dưới đây:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010
ơn vị: t đồng, giá thc tế)
Năm           Thành phần
2000

2010
Kinh tế Nhà nước 170 141 668 300
Kinh tế ngoài Nhà nưc 212 879 941 814
Kinh tế có vn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800
                   (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)
a. Vbiu đồ thích hợp nht thhin cơ cu tng sn phẩm trong nước phân theo thành phn kinh tế ca nước ta năm 2000 và 2010.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cu tng sn phẩm trong nước phân theo thành phn kinh tế ca nước ta thời gian trên.
---------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung chính Điểm
Câu 1 (4,0 đ) Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam.  
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta:
- Nước ta có nguồn nhiệt lớn, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong một năm.

Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 - 2000mm. Một số nơi có địa hình đón gió, mưa nhiều: Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm; Hòn Ba (Quảng Nam) 3752 mm…Độ ẩm không khí cao trên 80%.

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, lạnh khô với gió mùa Đông Bắc.
+ Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

0,5

0,5
0,5


0,5
Giải thích:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, có nhiệt độ cao, càng vào nam càng gần xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần.

- Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.

- Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí đại dương nóng, ẩm từ phương Nam thổi lên.

- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, khúc khuỷu, dải đồng bằng thấp phân bố ở phía Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong đất liền, tạo điều kiện gây mưa lớn và độ ẩm không khí cao.

0,5

0,5

0,5

0,5
Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Là một quốc gia đa dân tộc Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?.
b. Trình bày số dân và sự gia tăng dân số nước ta.
 
a. Chứng minh VN là một quốc gia đa dân tộc
* Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc: có 54 thành phần dân tộc. Trong đó:
- Người Kinh:
+ Chiếm 86,2% dân số cả nước.
+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề tiểu thủ công nghiệp đạt đến mức độ tinh xảo.
+ Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế, KHKT, chính trị.
- Các dân tộc khác:
+ Chiếm 13,8% dân số cả nước. Một số dân tộc có số dân đông trên 1 triệu người: Tày, Nùng, Thái, Khơme...
+ Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, canh tác trên đất dốc, làm nghề thủ công...
- Kiều bào: Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài, tập trung ở: Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc...đa số người Việt ở nước ngoài đều hướng về tổ quốc, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
 


0,25



0,25



0,25
Là một quốc gia đa dân tộc VN có thuận lợi và khó khăn cho phát triển KT:
Thuận lợi:
- Nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm cho bản sắc văn hóa dân tộc VN đa dạng, phong phú, thu hút khách du lịch, các nhà khoa học đến tham quan, tìm hiểu. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống F sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài nước.
- Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người chủ yếu là miền núi và trung du còn dân tộc Việt (Kinh) sống khắp cả nước F tạo sự đoàn kết trong sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng cho đất nước. Kiều bào yêu nước ở nước ngoài cũng đóng góp trí tuệ, vật chất góp phần xây dựng nước nhà.
Khó khăn:
- Trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Ngôn ngữ bất đồng gây khó khăn cho việc giao tiếp, trao đổi sản xuất.
- Khó khăn trong giải quyết việc làm vì đa phần các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, trình độ hạn chế. Khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, vấn đề về giáo dục- y tế, bảo vệ tài nguyên môi trường (lối sống du canh du cư của một số bộ phận dân tộc vẫn còn);
- Mức sống và dân trí của một bộ phận dân tộc thiểu số còn thấp dễ bị kẻ xấu xúi giục, lợi dụng, trong khi họ lại sống tập trung ở những vùng biên giới của Tổ quốc.



0,25



0,25



0,25

0,25


0,25
b. Trình bày đặc điểm dân số VN:
* Số dân: VN là một quốc gia đông dân
Hiện nay, số dân hơn 97 triệu người, đứng thứ 58 về diện tích nhưng đứng thứ 3 Đ.N.Á, thứ 8 châu Á, thứ 14 trên TG -> dân số nước ta đông.

* Gia tăng dân số tự nhiên:
- Dân số nước ta tăng nhanh:
          + Tỉ lệ GTDS tự nhiên: 1,3%
          + Cứ 1 năm dân số tăng khoảng gần 1 triệu người.
          + Vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.

- Tỉ lệ GTTN của nước ta hiện nay có xu hướng giảm và đi đến ổn định (tỷ lệ sinh tương đối thấp). Đạt được kết quả đó là nhờ thành tựu to lớn của công tác dân số và KHHGĐ của nước ta.

- Tỉ lệ GTDS tự nhiên của nước ta có sự khác nhau giữa các vùng.
          + Ở thành thị và các khu CN, các vùng đồng bằng tỷ lệ GTDS thấp (dẫn chứng)
          + Ở miền núi và khu vực nông thôn tỉ lệ GTTN cao (dẫn chứng).

0,25


0,25


0,25


0,25
Câu 3 (5,0 điểm) a. Trình bày vai trò của sản xuất lương thực. Trình bày và giải thích những thành tựu của ngành sản xuất lương thực.
b. Trình bày cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Ý nghĩa của tài nguyên rừng. Phân tích những hậu quả đối với môi trường và đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta do tài nguyên rừng bị suy thoái.
 
a. Trình bày vai trò của sản xuất lương thực. Trình bày và giải thích những thành tựu của ngành sản xuất lương thực.  
* Vai trò của sản xuất lương thực:
- Nhằm giải quyết vấn đề lương thực cho người dân (trên 94 triệu dân). Đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- Tạo điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành SX chính, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho CN chế biến, tạo nguồn hàng XK có giá trị như lúa, gạo…

0.25

0,25

0,25
* Trình bày và giải thích những thành tựu của ngành sản xuất lương thực:
- Cơ cấu:
+ Cây lương thực bao gồm lúa và các hoa màu khác như: ngô, khoai, sắn.
+ Lúa là cây lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để XK.
- Tỉ trọng: cây lương thực cao, xu hướng giảm nhẹ (At lat tr.19).
- Giá trị sản xuất: tăng mạnh (At lat tr.19).
- Thành tựu:
+ Diện tích: trồng lúa đã tăng (dẫn chứng). Nhờ mở rộng khai hoang phục hóa, cải tạo đất ở ĐBSCL, quai đê, lấn biển, tăng vụ (ĐBSH).

+ Cơ cấu mùa vụ: thay đổi phù hợp với từng địa phương (vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa).

+ Sản lượng lúa tăng mạnh (dẫn chứng).

+ Năng suất tăng (dẫn chứng). Do áp dung các tiến bộ KHKT, do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ đông xuân.

+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng (dẫn chứng) (nhờ sản lượng lúa cả năm tăng).

+ Từ chỗ SX lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm. Các loại hoa màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.

+ Phân bố: hai vùng trọng điểm lúa: ĐB sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, BQLTĐN trên 1000 kg/người/năm), vùng lớn thứ 2 là ĐBSH (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).


0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25


0,25


0,25
* Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
- Rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông, hạn chế lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; cánh rừng chắn cát ven biển miền Trung và rừng ngập mặn (ĐBSH, ĐBSCL) có tác dụng hạn chế các tác động của biển vào đất liền, chắn cát.
- Rừng đặc dụng (các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển): có vai trò bảo tồn các giống, loài động thực vật quý hiếm, bảo tồn nguồn gen (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên…).


0,25


0,25

0,25
* Ý nghĩa của tài nguyên rừng:
- Giá trị môi trường sinh thái:
 Điều hòa khí hậu, tăng lượng oxy, làm sạch không khí. Giảm các loại ô nhiễm cho môi trường.
 Chống xói mòn đất, ổn định độ phì đất, cố định đất.
 Lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm.
 Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn, nâng cao mực nước ngầm. Giữ nước cho các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Giá trị về kinh tế - xã hội:
 Cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng; lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho một số ngành CN…
 Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
 Phục vụ tham quan, du lịch, sinh vật cảnh, an dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.

0,5






0,5

 
- Hậu quả của việc suy thoái TN rừng:

+ Đối với MT:
Tăng diện tích đất trống, đồi trọc.
Tăng quá trình xói mòn đất.
Mất cân bằng TN nước, nguy cơ tai biến thiên nhiên.
Biến đổi Mt sinh thái, ĐV, TV rừng bị tiêu diệt.

+ Đối với việc PT kinh tế xã hội:
Gây ra tác động tiêu cực đến nhiều ngành KT: trực tiếp (KTCB lâm sản, thủy điện), gián tiếp (nông nghiệp: giảm độ phì do đất xói mòn), CN CB nguyên liệu từ nông, lâm sản và một số ngành khác. Làm mất nguồn sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Đe dọa cuộc sống bình thường của nhân dân nói chung do MT ngày càng bị suy thoái.


0,5



0,5
Câu 4 (4,0 điểm) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.  
  * Thuận lợi:
- Các nhân tố tự nhiên:
+ Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn (1 triệu km2), giàu hải sản. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá (có 100 loài có giá trị kinh tế cao), 1650 loài giáp xác (trong đó có hơn 100 loài tôm), 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong biển, một số loài đặc sản như: hải sâm, bào ngư, sò điệp… 
+ Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: Cà Mau-Kiên Giang, Nthuận-B.Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, HP-QN, Hoàng Sa-Trường Sa;
-> khai thác thuỷ sản nước mặn.
+ Dọc bờ biển có nhiều đảo và vũng, vịnh, đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn -> khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ.
+ Có 1,2 triệu ha mặt nước sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ dày đặc -> khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.


- Các nhân tố kinh tế-xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện (phương tiện tàu thuyền, ngư cụ, khu neo đậu, cảng cá, CN chế biến...);
+ Nhà nước có nhiều chính sách phát triển ngành thuỷ sản: chính sách vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, khai thác đi đôi với bảo vệ chủ quyền biển-đảo…
+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước (châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ…)



0,5






0,25

0,25



0,5

0,5

0,5

0,5
 
  * Khó khăn:
- Nước ta chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thuỷ sản: bão (9-10 cơn bão trên biển Đông), áp thấp nhiệt đới (30-35 đợt) gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
- Môi trường suy thoái, nhiều vùng nguồn lợi thủy sản suy giảm. Nhiều dịch bệnh phát triển ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng.
- Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn, phương tiện đánh bắt thô sơ, lạc hậu...công nghiệp chế biến chưa phát huy hết hiệu quả chất lượng sản phẩm.
- Thị trường xuất khẩu chưa ổn định, cạnh tranh lớn với các nước khu vực Bắc Mỹ, châu Âu.


0,25

0,25

0,25


0,25
Câu 5 (4,0 điểm) a. Xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ: biểu đồ thích hợp nht là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ.
0,5
2,0
  b. Nhận xét và giải thích:
- Ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nưc trong tng sản phẩm trong nưc đều lớn nhất và chiếm gần 50%; tiếp đến là của thành phần kinh tế Nhà nưc; thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nưc ngoài. Do tực hiện chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế của nước ta.
- Từ năm 2000 đến 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nưc phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nưc gim tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài Nhà nưc giảm nhẹ,  thành phần kinh tế có vốn đầu tư nưc ngoài tăng nhanh. Do thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta đạt kết quả.
 


0,75



0,75

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay5,032
  • Tháng hiện tại121,037
  • Tổng lượt truy cập8,040,465
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây