THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN ĐỊA LÝ

Thứ bảy - 17/04/2021 23:58
Câu 1. (4,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b) Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như miền khí hậu phía Bắc?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2. (4,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều?
b) Tại sao vùng đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Câu 3. (6,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Nêu vai trò của ngành Ngoại thương? Phân tích những chuyển biến tích cực của ngành Ngoại thương nước ta trong thời kì đổi mới.
Câu 4. (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010-2019
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2012 5820,7 2705,4 3115,3
2014 6333,2 2920,4 3412,8
2018 7769,1 3606,3 4162,8
2019 8268,2 3777,7 4490,5
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu thủy sản khai thác và nuôi trồng nước ta giai đoạn 2010-2019.
b) Nhận xét và giải thích tình hình sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn trên.
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN CHẤM
 
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1
a) Đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: 3,0 điểm
* Chế độ nhiệt: 1,5 điểm
  Từ dãy Bạch Mã (160 vĩ Bắc) trở vào Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao, vượt 250 C ở đồng bằng và trên 210C ở vùng núi.
0,75
+ Biên độ nhiệt năm thấp, dao động khoảng từ 30 C đến 70 C. 0,75
  * Chế độ mưa: Chế độ mưa ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất: 1,5 điểm
    + Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung vào thời gian ngắn (các tháng 10,11). 0,75
    + Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng , từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 % lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng. 0,75
  b) Giải thích: Khí hậu Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như miền khí hậu phía bắc là do: 1,0 điểm
    - Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm sút mạnh mẽ. 0,5
    - Gió Tín phong Đông Bắc khô nóng và gió mùa Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu. 0,5
Câu 2 a) Chứng minh phân bố dân cư nước ta không đều: 3,0 điểm
* Phân bố nước ta không đồng đều giữa đồng bằng với trung du miền núi. 1,0 đ
  - Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao
+ ĐBSH phần lớn có mật độ dân số cao từ 1001 - 2000 người/km2
+ Dãi đất phù sa ngọt của ĐBSCL và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1000 người/km2
0,5
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50 người/Km2 và từ 50 - 100người/km2 0,5
* Phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam 0,5 đ
  - Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1001 - 200 người/km2 0,25
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1000 người/km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2 0,25
* Phân bố dân cư không đều ngay trong nội bộ vùng dân cư: 1,0 đ
  - Đồng bằng Sông Hồng và trung tâm, ven biển phía đông và phía Nam có mật độ dân số cao từ 1001 - 2000 người/km2. Ở rìa phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn. 0,5
- Đồng bằng sông Cửu Long và ven sông Tiền và Sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2. 0,5
* Phân bố dân cư không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn:
+ Thành thị: chiếm 34, 2% dân số cả nước (Năm 2018)
+ Nông thôn: Chiếm 65,8 % dân số cả nước
Lưu ý : HS có thể sử dụng số liệu khác nhưng phải chính xác và số liệu từ năm 2007 đến nay.
0,5đ
b) Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước do: 1,0 điểm
- Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và có lịch sử định cư lâu đời nhất nước ta. 0,25
- Đây là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình, khí hâu, sông ngòi, đất đai…) 0,25
- Mạng lưới các trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị dày đặc. 0,25
- Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và một số nghề thủ công truyền thống nên cần nhiều lao động…. 0,25
Câu 3 a) Vai trò của ngành ngoại thương: 2 điểm
    - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế. 0,5
- Có tác dụng giải quyết đầu ra cho sản phẩm 0,5
- Tạo điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao. 0,5
- Cải thiện đời sống của nhân dân. 0,5
  b) Những chuyển biến tích cực của hoạt động ngoại thương là 4,0 điểm
  * Toàn ngành: 1,0 điểm
Thị trường buôn bán càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)và hiện nay có buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ. 0,5
- Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất vẫn khác xa thời kì trước đổi mới. 0,5
    * Xuất khẩu: 1,5 điểm
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng 0,5
- Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng chế biến nông - lâm - thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 0,5
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc 0,5
* Nhập khẩu: 1,5 điểm
- Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh. 0,5
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. 0,5
- Thị trường nhập khẩu nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc… Thị trường châu Âu và Bắc Mĩ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hóa của Việt Nam. 0,5
Câu 4 a) Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: sự thay đổi cơ cấu thủy sản khai thác và nuôi trồng nước ta giai đoạn 2010-2019 (Đơn vị: %)
Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2010 100 46,9 53,1
2012 100 46,8 53,2
2014 100 46,1 53,9
2018 100 46,4 53,6
2019 100 45,7 54,3
Vẽ biểu đồ miền đúng, đầy đủ các yêu cầu của một biểu đồ (thiếu một yêu cầu trừ 0,25 điểm)
2,0 điểm
0,5










1,5
 
b) Nhận xét:        2,0 điểm
- Từ năm 2010-2019 sản lượng thủy sản đều tăng nhanh nhưng tăng không đều:
+ Tổng sản lượng thủy sản tăng (dẫn chứng)
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng)
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng)
0,5
- Từ năm 2010-2019 sản lượng nuôi trồng cao hơn khai thác (dẫn chứng...) 0,5
- Sản lượng nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác và tổng sản lượng thủy sản cả nước (dẫn chứng...) 0,5
- Tỉ trọng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng...) 0,25
- Tỉ trọng khai thác có xu hướng giảm (dẫn chứng...) 0,25
  c) Giải thích: 2,0 điểm
  * Ngành thủy sản nước ta phát triển do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với việc phát triển thủy sản 1,5 đ
  - Điều kiện tự nhiên:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.
+ Dọc bờ biển có nhiều baic triều đầm phá , cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông suối kênh rạch ao hồ thuận lợi cho nuôi tôm các nước ngọt
0,75
  - Điều kiện kinh tế -xã hội:
+ Nguồn lao động đông, nhân dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Các phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.
+ Những đổi mới trong chính sách của nhà nước.
+ Thị trường thủy sản không ngừng được mở rộng cả ở trong nước và thế giới.
0,75
  * Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao hơn so với khai thác trong thời gian vừa qua là do: Nuôi trồng thủy sản chủ động được sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường; Ngành nuôi trồng đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội và thị trường đối sản phẩm nuôi trồng (trong và ngoài nước) ngày càng lớn….. 0,5 đ
---Hết---
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay10,497
  • Tháng hiện tại146,712
  • Tổng lượt truy cập8,249,917
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây